LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3

Cổng chính vào đền Hùng

  • Lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3

Dân ta có câu:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

Mỗi năm đến độ tháng 3 về, người dân cả nước lại nô nức hướng tâm mình về vùng đất tổ. Nơi đó là khu di tích thờ tự các vua Hùng có công dựng nước, nơi cội nguồn của dân tộc. Khu di tích ấy ngự tại thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ, còn gọi là Đền Hùng.

Theo tài liệu còn lưu lại thì hình thức sơ khai của ngày giỗ tổ xuất hiện từ cách đây khoảng 2000 năm. Ngày giỗ tổ thường được chọn là ngày lên ngôi của vị vua đầu tiên cũng là ngày khởi đầu của lịch sử quốc gia.

Theo ngọc phả Hùng Vương ghi chép lại từ thời Hồng Đức, Hậu Lê thì ngay từ thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý,Trần, Hậu Lê… đã công nhận ngày 10 tháng 3 là ngày quốc lễ của Việt Nam. Theo đó, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm giỗ tổ

Sang thế kỷ XX, vào năm 1917 dưới triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của Phú Thọ lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch cử hành “quốc lễ” hàng năm. Tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình cúng tế.

Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh của Chủ tịch nước số 22/SL- CTN ngày 18/2/1946 cho công chức nghỉ ngày 10/3 âm lịch. Sau 30/4/1975 đất nước thống nhất, chính quyền nhà nước vẫn xem 10/3 là ngày Lễ kỷ niệm nhưng không chính thức trở thành nghỉ lễ quốc gia. Đến ngày 02.04.2007, Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn, sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội ngày Giỗ tổ

  • Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Theo Dịch học:

- Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi

- Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.

Tháng 3 âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ, Thìn là con Rồng, Hoa ngữ đọc là “LUNG”, âm Hán Việt là “LONG”, “Lung” và “Long” là đồng âm của “LANG”, chính vì điều này con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua. Ngôn ngữ Thái và Mường hiện nay từ “Lang” cũng có nghĩa là Thủ lãnh, người cầm đầu. Tóm lại, ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.

- Số 10 là can KỶ; đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày KỶ cũng là Kỵ, ngày KỴ tức ngày Giỗ.

- Số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can - Chi theo Dịch học họ HÙNG giải mã ra là: KỴ LONG ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngày GIỖ VUA.

Bên cạnh đó ngày Giỗ tổ còn có ý nghĩa sâu sắc:

Với ý nghĩ đó, hàng năm, cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch người người trẩy hội đến với Đền Hùng - tìm về nguồn cội của mình. Trong những ngày này các nghi lễ và hội được tổ chức khá long trọng. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng - một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một kẻ thù giặc ngoại xâm nào. Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; bạn bè khắp năm châu cảm phục, kính nể dân tộc Việt Nam anh hùng.

Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là sự kiện trọng đại của mỗi người dân Việt, dù là ai, ở đâu, nơi đâu, trên cương vị nào cũng đều hướng về cội nguồn dân tộc với sự tôn kính, tri ân, biết ơn. Sự đồng lòng, đồng sức, đồng chí hướng ấy tạo ra sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc ta.

 

         Nguyễn Thị Tâm

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 105 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715