MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ

Ngày 03 tháng 6 năm 2019, dưới sự chủ trì của ThS. Lường Thị Pó - Trưởng khoa, Khoa Lý luận chính trị đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn với chủ đề: Một số chỉ tiêu cơ bản trong phân tích kinh tế.

Trong thực tế, để phân tích, đánh giá sức mạnh kinh tế của một quốc gia, Quỹ tiền tệ thế giới International Monetary Fund IFM, Công ty kiểm toán thế giới PricewaterhouseCoopersPwC thường sử dụng một số chỉ tiêu như: Tổng sản phẩm Quốc dân (GDP), Tổng sản lượng quốc gia (GNP), Thu nhập bình quân đầu người GDP/Người, Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index)… Buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung phân tích một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản từ đó so sánh kinh tế của Việt Nam với một số quốc gia, để xác định vị trí kinh tế của nước ta trong bảng xếp hạng kinh tế chung của thế giới.

1. So sánh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng sản lượng quốc gia (GNP)

  Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tổng sản lượng quốc gia (GNP)
Khái niệm GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng của một quốc gia/ vùng lãnh thổ được sản xuất ra trong một chu kỳ nhất định, thường được tính theo đơn vị năm GNP chính là tổng giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà tất cả công dân của một đất nước làm ra ở cả trong và ngoài nước trong đơn vị một năm tài chính.
Giống nhau  

      -  Đều là khái niệm quy chuẩn, sử dụng chung trên toàn thế giới

      -  Là chỉ số đánh giá sự phát triển kinh tế của 1 quốc gia

      -  Đều được tính dựa trên các công thức xác định

      - Đều là con số cuối cùng của một quốc gia/ năm

Khác nhau GDP chỉ tính bên trong lãnh thổ quốc gia

GNP bao hàm tổng sản lượng quốc gia, nghĩa là tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước, lãnh thổ

GNP lớn hơn GDP 1 lượng thu nhập ròng từ bên ngoài

Năm 2018, 10 quốc gia đứng đầu GDP về danh nghĩa là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Ấn Độ, Ý, Brazil và Canada.

Theo:  http://www.imf.org/external/datamapper/NGDPD@WEO/WEO/JPN/AUS/VNM/GBR/USA/DEU/FRA/CAN/IND/CHN/ITA/ARG/AUT/BGD/BEL/CHL/COL/CZE/DNK/GRC/HKG/IDN/IRN/IRQ/IRL/ISR/MEX/NLD/NZL/NGA/NOR/PHL/POL/PRT/RUS/SGP/ZAF/ESP/SWE/CHE/TWN/THA/TUR/ARE" target="_blank">dữ liệu thống kê của International Monetary Fund (IMF), trong Bảng xếp hạng nền kinh tế thế giới năm 2018,Mỹ vẫn giữ vị trí đầu tiên là nước mạnh nhất trên toàn cầu, với giá trị lên đến $20.4 nghìn tỷ.

Theo sau Hoa Kỳ là Trung Quốc, với giá trị nền kinh tế ở mức $14 nghìn tỷ, tăng thêm $2 nghìn tỷ so với năm 2017.

Giá trị nền kinh tế của Việt Nam tăng từ $220 tỷ vào năm 2017 lên $240 tỷ vào năm nay, giúp Việt Nam vào vị trí thứ 49 trong bảng xếp hạng.

Theo dự đoán của PwC, Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh là 3 quốc gia phát triển nhanh nhất tính đến năm 2050, với mức trăng trưởng GDP giữ vững trên 5% một năm. 

Nền kinh tế của Việt Nam có khả năng sẽ vượt lên đứng vị trí thứ 20 trong tương lai và thậm chí là trên thứ hạng của Úc tới 8 bậc vào năm 2050.

2. Thu nhập bình quân đầu người GDP/Người

GDP/người: Thu nhập bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người tại một thời điểm cụ thể được tính bằng GDP của quốc gia hay lãnh thổ tại thời điểm đó chia cho tổng dân số cũng tại thời điểm đó.

Việt Nam: GDP bình quân đầu người ước đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.

3. Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index)

HDI Là thước đo tổng hợp về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ trên các phương diện:

- Thu nhập (thể hiện qua GDP bình quân đầu người);

- Tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn)

- Sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh) của con người.

HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.

Trong số 189 quốc gia được xếp hạng thì Na Uy đứng thứ nhất với 0.949, Thụy Sĩ thứ hai với 0.939 điểm. Singapore đứng thứ 5 với 0.925, Thái Lan thứ 87 với 0.740 điểm.

HDI của Việt Nam năm 2018: 0,694 tăng 1% so với 2017 ở mức trung bình, xếp hạng 116 trên tổng số 189 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm trước

Buổi sinh hoạt chuyên môn đã cung cấp những thông tin, số liệu hết sức thiết thực, phục vụ trực tiếp cho bài giảng về vấn đề kinh tế của các môn Chính trị, Kinh tế chính trị. Kết thúc buổi thảo luận các thầy, cô giáo trong khoa đã trao đổi và đi đến thống nhất những nội dung cơ bản trên để giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Qua đó cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế, định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho học sinh sinh viên, tin tưởng vào con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng, nhà nước ta đã chọn.

Nguyễn Thị Phương Lan & Đào Thị Hương Nga

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440692

      Trang web hiện có: 94 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715