MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1. Một số nội dung cơ bản

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới.

           Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.

anhm

( Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc)

Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vào năm 2018 chính thức nổ ra vào ngày 22 tháng 3 khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc dựa theo mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, Để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch made in China 2025 bao gồm các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin và robot. Nó cho phép tổng thống có thẩm quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một số đối tác khác nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ.

Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018 Bộ thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, bao gồm: Phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%).

            Tiếp đó, ngày 3/4/2018, USTR công bố danh sách áp đặt thuế đối với hơn 1300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch áp đặt thuế, bao gồm chi tiết máy bay, pin, ti vi màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và vũ khí. Để ứng phó, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô tô và đậu tương – là hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc. sau hành động của Trung Quốc, ngày 5/4/2018, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo USTR xem xét áp thuế 100 tỷ USD trong các mức thuế bổ sung.

            Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngày càng căng thẳng hơn, khi Trung Quốc hủy đơn hàng mua đậu tương của Mỹ, Ngày 20/5/2018, trả lời phỏng vấn trên Fox News Sunday, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết: Chúng tôi đang đưa cuộc chiến thương mại vào tình trạng trì trệ. Nhà trắng đã công bố vào ngày 29/5/2018 sẽ áp mức thuế 25% đối với trên 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc với công nghệ quan trọng trong công nghiệp, danh sách đầy đủ các sản phẩm bị ảnh hưởng sẽ được công bố trước ngày 15/6/2018 và mức thuế sẽ được thực hiện ngay sau đó. Nhà trắng cũng cho biết, sẽ công bố và các áp đặt các hạn chế đầu tư và tăng cường kiểm soát xuất khẩu cho các cá nhân và tổ chức Trung Quốc, để ngăn chặn họ mua lại công nghệ của Mỹ. Hãng BBC đưa tin, ngày 3/6/2018, Trung Quốc để cảnh báo rằng, tất cả các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington sẽ bị vô hiệu, nếu Mỹ thiết lập các biện pháp trừng phạt thương mại.

Thực hiện công bố trên, ngày 15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, 34 tỷ USD sẽ bắt đầu vào ngày 6/7/2018, 16 tỷ USD còn lại sẽ tính từ ngày sau đó. Với hành động đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu từ ngày 6/7/2018. Ba ngày sau, ngày 9/7/2018, Nhà Trắng tuyên bố rằng, Mỹ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ "phản công cứng rắn". Theo đó, Trung Quốc đã kích hoạt mức thuế trả đũa cho cùng một số tiền. Thuế suất chiếm 0,1% tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu… Và tình hình hiện nay cho thấy, căng thẳng thương mại vẫn còn tiếp diễn, ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.

2. Những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Nghiên cứu của chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc viện kinh tế chính sách (VCES) chỉ ra một nửa hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng thô, sơ chế, trong khi nhập khẩu lại là hàng tinh chế (chiếm 85%). Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng đang sử dụng phần lớn các công nghệ, nguyên liệu của Trung Quốc để phục vụ sản xuất, lên tới 80%. Dẫn chứng cho điều này, theo số liệu của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước.

Tình trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chưa gặp nhiều ảnh hưởng cho đến khi nào Mỹ chưa tăng cường các hàng hóa bị trừng phạt từ Trung Quốc. Nhưng để duy trì và đảm bảo được tình hình xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần tăng sức cạnh tranh cho thị trường để tạo sự hấp dẫn hơn cho doanh nghiệp và đầu tư. Trong đó có cả những biện pháp phòng vệ thương mại cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa trước những nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào nội địa Việt Nam để tiêu thụ mà có thể nấp dưới xuất xứ khác.

Nếu những căng thẳng về chiến tranh thương mại tiếp tục kéo dài và leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như đối với các nước có liên quan khác sẽ khiến các hoạt động đầu tư, sản xuất bị trì hoãn, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Nếu điều này xảy ra, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng bị chậm lại, tuy nhiên không vì thế mà trong ngắn hạn các mục tiêu xuất khẩu củ Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng vì các hàng hóa đầu vào xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc nằm trong cuối chuỗi sản xuất, nhưng nếu các biện pháp trừng phạt tiếp tục mở rộng danh sách thì về dài hạn sẽ có những “cú sốc” khó đoán trước được đối với kinh tế Việt Nam.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Lê Đình Quý: Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam.

2. Trần Thị Thanh Hương: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam.

 

Hoàng Thị Ngọc Lan

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 120 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715