TẾT CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

“Khi gió đồng ngát thơm, rợp trời chim én liệng, cây nẩy đầy chồi xanh mây trắng bay yên lành”. Câu hát nao lòng vọng lại giữa phố xá ồn ào như nhắc nhở dòng người hối hả thời khắc giao thừa thiêng liêng sắp đến. Tiễn năm cũ sắp qua, đón năm mới đang về gần, thật gần, trong tâm thức mỗi người dân đất Việt lại rộn ràng những xúc cảm, nỗi niềm riêng...

Tết Nguyên Đán là dịp Tết quan trọng nhất của người Việt, còn được gọi là Tết Cả. Trên khắp mọi nẻo đường xa xôi, ai cũng muốn tìm về với những người thân yêu của mình, được tận hưởng những khoảnh khắc bình yên và hạnh phúc nhất. Dù giàu sang, đầy đủ hay thiếu thốn, khó khăn thì họ cũng cố gắng trở về nhà, đón Tết cùng cha mẹ, anh em, để cảm nhận Tết tình thân.

Từ xa xưa, Tết đã là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, hỏi han sức khỏe, kể lại cho nhau những điều đã diễn ra trong một năm. Tết là dịp để nhắc nhở quá khứ, trân trọng những gì đã qua và hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Điều đó đã trở thành truyền thống, là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.

Cho đến hôm nay, ý nghĩa Tết đoàn viên, Tết sum vầy vẫn còn vẹn nguyên trong tâm thức người Việt. Dù cho những chuyến tàu, chuyến xe ngày Tết có đông đúc, chen chúc và vất vả như thế nào, dù cho khoảng cách có xa xôi Nam – Bắc đến hàng ngàn cây số, thậm chí là ở một đất nước cách cả một nửa vòng Trái Đất thì những người con đất Việt vẫn luôn đau đáu ngày về.

            Tết, gác lại hết những lo toan, phiền muộn, trẻ con xúng xính trong những bộ quần áo mới cùng mẹ cha đi chúc Tết họ hàng. Người lớn thì tất bật sắm sửa đồ mới trang hoàng nhà cửa... Nhà nhà, phố phố lúc nào cũng nhộn nhịp và tấp nập, nơi nơi đều tràn ngập tiếng hát, tiếng cười.

          Dịp Tết đến, nhà nhà sửa soạn lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn rồi dưa hành, bánh mứt để đón một cái Tết đủ đầy. Bên nồi bánh chưng, cạnh bếp lửa hồng, ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe về truyền thống gia đình, với bao chuyện buồn vui thăng trầm trong cuộc sống. Trong đêm giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, cả gia đình đứng trước bàn thờ tiên tổ, cùng thành kính thắp nén nhang thơm. Cha mẹ, ông bà cũng nhân dịp này mà dạy cho con cháu phải biết ơn tổ tiên, để gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn.

 

          Dù có bận rộn đến đâu, hay mong muốn đến những địa điểm vui chơi nhiều đến thế nào, mỗi chúng ta hãy luôn nhớ trở về bên gia đình, bên những người thân yêu, ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bởi vì Tết là để đoàn viên, để sum họp, Tết là đong đầy yêu thương.

Đào Ngọc Diệu Minh - Khoa Khoa học cơ bản

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 313 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715