MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ BỔ SUNG VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ (Giữa Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT)

Từ 01/7/2020, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT) chính thức có hiệu lực thay thế cho QCVN 41:2016/BGTVT. Quy chuẩn này có nhiều điểm mới so với trước đây, đặc biệt những điểm sau:

Điểm mới

   Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ

Không còn quy định rõ về “vượt phải”:

Một điểm mới rất đáng chú ý khác là Quy chuẩn mới bỏ quy định vượt phải mà chỉ quy định chung về hành vi vượt xe.

Khoản 3.60 Điều 3 quy định:

Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phươngtiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.”

Khoản 3.52 Điều 3 quy định:

“Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Quy định về biển báo hiệu đáng chú ý:

Quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ 41:2019 quy định cụ thể về biển báo "bắt đầu khu đông dân cư" (R.420) và biển báo "hết khu đông dân cư" (R.421). Theo đó biển R.420 bắt đầu khu đông dân cư không cần nhắc lại sau đường giao nhau và hiệu lực của nó đến R.421 hết khu đông dân cư.

Theo Khoản 38.3 Điều 38

“Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.”

Theo Khoản 38.3 Điều 38:

“Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung), biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, trừ các biển R.420, R.421, các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng.”

Tín hiệu đèn vàng:

Quy chuẩn mới bỏ khái niệm tiến sát đến vạch dừng, thay bằng đến quá gần và quy định chi tiết hơn về trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy thì người điều khiển phải giảm tốc độ.

Theo quy định tại Điểm10.3.2 và Điểm 10.3.3 Khoản 10.3 Điều 10:

“10.3.2.Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

10.3.3. Tín hiệu vàng nhấp nháy: báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Điểm 10.3.2 Khoản 10.3 Điều 10:

“Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.”

Hình Biển số R.420

Hình Biển số R.421

  • Quy định bổ sung:

Quy chuẩn mới 41:2019 cũng bổ sung vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét) trước đây không quy định tại điểm d Khoản G1.2 Điều G1 Phụ lục G:

“Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét).

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.”

Hình G.13 - Vạch 2.4

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT đã có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020 vì vậy người tham gia giao thông cần chú ý những điểm trên khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh cũng như tránh vi phạm những lỗi tại những quy định trên.

Trần Thùy Trang - Khoa Lý luận chính trị

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 94 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715