TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19

Tình hình kinh tế thế giới khởi sắc trong năm 2021 khi các quốc gia triển khai mạnh mẽ chiến lược tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 đã giúp giảm nhanh số ca lây nhiễm và tử vong. Tuy nhiên, tăng trưởng của các nền kinh tế có sự khác biệt do tốc độ triển khai vắc-xin và chính sách hỗ trợ khác nhau ở các quốc gia. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó có sự điều chỉnh tăng, giảm giữa các nền kinh tế. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi nhưng có xu hướng chậm dần, giá nhiều mặt hàng tăng mạnh so với năm 2020, lạm phát gia tăng nhưng nhìn chung vẫn được kiểm soát trên toàn thế giới. Ngoài ra, đại dịch đã gây tắc nghẽn trong chuỗi giá trị toàn cầu làm cho giá nguyên liệu sản xuất tăng là thách thức không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các quốc gia.

Việt Nam tiếp nối kết quả đã đạt được của năm 2020, những tháng đầu năm 2021, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định và bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên do làn sóng dịch covid 19 bùng phát từ cuối tháng tư với biến chủng mới tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm tại nhiều địa phương, đặc biệt các tỉnh thành phố kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước vào quý III/ 2021, GDP nước ta bất ngờ giảm sâu so với dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, ước tính giảm khoảng 6,17% so với cùng kỳ năm trước và được coi là mức giảm sâu nhất trong lịch sử nước ta kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý cho đến nay.

                Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.

           Biểu đồ về tốc độ tăng/giảm GDP 9 tháng so với cùng kỳ năm trước giai đoạn 2017- 2021( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ về cơ cấu GDP 9 tháng 2021( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%; đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đáng chú ý, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 9 có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Theo đó, trong tháng 9-2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; số vốn đăng ký chỉ đạt 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm 69,3%.

Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%.

Dịch bệnh COVID-19 tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Đặc biệt, tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế: Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%.

Ở chiều ngược lại, ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%.

Có thể nói, đại dịch Covid 19 còn diễn biến khó lường và phức tạp tại một số địa phương trong cả nước nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và đặc biệt là lực lượng tuyến đầu chống dịch đã kiểm soát tốt dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội. Nên bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn ở gam màu sáng, tiếp tục duy trì ổn định và đạt được một số kết quả tích cực đáng lạc quan.

Hoàng Thị Ngọc Lan - Khoa LLCT

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 219 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715