MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐƯA NỘI DUNG QUYỀN CON NGƯỜI VÀO HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VTEC

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐƯA NỘI DUNG QUYỀN CON NGƯỜI VÀO HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Ngày 05/9/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung Quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là: đưa nội dung Quyền con người vào chương trình giáo dục nghề nghiệp, đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.

1.Mục đích

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên”.

Như vậy, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là đào tạo tay nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực con người có tay nghề cho xã hội. Là bộ phân của hệ thống giáo dục Quốc dân, nhưng GDNN khác với giáo dục, đào tạo nói chung, là gắn chặt chẽ và phải đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động và việc làm. Đây là đòi hỏi rất quan trọng, bởi nếu đào tạo mà không gắn với thị trường, không gắn với đòi hỏi khách quan của thị trường lao động, thì mục tiêu của giáo dục nghề không đạt được. Thực hiện tốt đặc điểm này, cũng chính là thực hiện được quyền con người của người Lao động – đó là Quyền việc làm.

 

Bên cạnh đó, GDNN còn gắn chặt chẽ với quá trình lao động nghề nghiệp trên thực tế và liên quan trực tiếp đến các công việc hàng ngày của Luật Lao động; liên quan trực tiếp tới tiền lương, thu nhập, thời gian làm việc, nghỉ ngơi của người lao động; liên quan tới quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vì thế người lao động cần thiết phải biết được quyền và nghĩa vụ, các lợi ích mà họ được hưởng thế nào.

Đối với đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý, giảng viên, giáo viên, mục đích là nâng cao nhận thức, hiểu biết toàn diện về nguyên tắc chuẩn mực quốc tế, quốc gia về quyền con nguời, để từ đó thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện quyền con người, góp phần tạo ra môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong hệ thống GDNN.

Đối với học viên, cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về giá trị cao quý của quyền con người. Củng cố niềm tin vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền con người. Qua đó tạo cho người học có thái độ tôn trọng, đảm bảo tích cực tham gia thúc đẩy quyền con người, bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác trong quá trình Lao động, sản xuất, kinh doanh.

2.Ý nghĩa

-Chính trị:

Theo Chỉ thị 12-CT/TƯ ngày 12/7/1992 của Ban bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: “tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân ta để mọi người hiểu rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của Công dân, nhận thức rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta nhằm phục vụ con người…”

Chỉ thị 44-CT/TƯ ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Công tác nhân quyền trong tình hình mới”, đã chỉ rõ: “nghiên cứu đưa nội dung về nhân quyền vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng về nhân quyền phù hợp với từng loại đối tượng trong xã hội.

-Pháp lý:

Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 02/12/2004 về “tăng cường công tác bảo vệ đấu tranh về nhân quyền trong tình mới… dành mối quan tâm thường xuyên trong giáo dục đối với… tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh… về nhân quyền”.

Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua dành phần lớn quy định về quyền con người, quyền công dân. Các bộ luật, luật được ban hành sau đó đều cụ thể hoá các quy định, nguyên tắc về quyền con người được quy định trong Hiến pháp.

-         - Giá trị văn hoá, đạo đức:

Quyền con người là giá trị thiêng liêng, cao quý được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và được nhắc tới trong Bản tuyên ngôn đọc lập của nước ta năm 1945. Các chuẩn mực về quyền con người đã trở thành giá trị phổ quát, được áp dụng trên toàn thế giới. Đó là tư tưởng nhân đạo, giải phóng con người. Với tư tưởng “mình muốn người ta đổi xử với mình như thế nào, mình hãy đối xử với người ta như thế đó”; với nguyên tắc mọi người sinh ra bình đẳng về các quyền, không có bất cứ sự phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, đảng phái, quan điểm chính trị, giới tính, nguồn gốc xã hội,… đều có thể sống và làm việc cùng nhau. Tư tưởng tôn trọng bảo vệ quyền con người phải trở thành sức mạnh – sức mạnh về văn hoá, văn hoá nhân quyền.

-         - Quốc tế:

Đến nay Việt Nam đã ký kết phê chuẩn, gia nhập 7 Công ước chính của Liên Hợp Quốc về quyền con người. Việc đẩy mạnh gíao dục quyền con người không chỉ thực hiện cam kết trước cộng đồng quốc tế mà có ý nghĩa quan trọng để cộng đồng quốc tế thấy rõ thành tưu trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, đồng thời chia sẻ những khó khăn, tác động đến quyền bảo vệ con người qua đó khắc phục tình trạng bị động trong hoạt động tuyên truyền đối ngoại, phản bác, chống lại các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về quyền con người ở Việt Nam

-        - Xã hội:

Giáo dục Quyền con người nhằm nâng cao hiểu biết xã hội, trang bị kỹ năng sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, trong đó có pháp luật về quyền con người, giữa người lao động và người sử dụng lao động phải kiềm cế vi phạm – vi phạm quyền của người Lao động

Vì vậy việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình GDNN ở ba trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển Công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước.

Trần Thùy Trang - Khoa LLCT

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 204 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715