SINH HOẠT CHUYÊN MÔN HOÀN THIỆN NỘI DUNG BÀI 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM THUỘC HỌC PHẦN KỸ NĂNG MỀM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Kỹ năng mềm, trình độ trung cấp năm học 2021 - 2022, ngày 08 tháng 4 năm 2022 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lường Thị Pó - Trưởng khoa, Khoa Lý luận chính trị đã tiến hành sinh hoạt chuyên môn nhằm hoàn thiện nội dung bài 3: Kỹ năng làm việc nhóm thuộc học phần Kỹ năng mềm trình độ Trung cấp.

 Đ/c Đào Thị Hương Nga trình bày đề xuất thay đổi cấu trúc và nội dung  bài 3

         Từ thực tế trong quá trình giảng dạy Bài 3: Kỹ năng làm việc nhóm, các thầy, cô gặp một số khó khăn và bất cập trong quá trình sử dụng tài liệu giảng dạy. Qua quá trình nghiên cứu đồng chí Hoàng Thị Ngọc Lan và đồng chí Đào Thị Hương Nga đề xuất thay đổi cấu trúc và nội dung Bài 3 cụ thể như sau:

1. Về cấu trúc:

          + 3.3.1. Sắp xếp bất hợp lý giữa các phần cụ thể: khái niệm kỹ năng làm việc nhóm ghép vào phần Tầm quan trọng của làm việc nhóm ;

          + Kỹ năng làm việc nhóm là nội dung cơ bản nhất của bài còn thiếu.

2. Về nội dung

           + 3.3.2. Vai trò của các thành viên: chỉ có vai trò của trưởng nhóm, thiếu vai trò các thành viên

          + 3.3.1. Các giai đoạn của hoạt động nhóm: viết chung chung, không cụ thể, người dạy và người học khó xác định được nội dung chính xác.

Căn cứ vào tình hình giảng dạy và thực tế về khả năng nhận thức của các em học sinh, khối trung cấp. Đồng chí Hoàng Lan và đồng chí Nga. Đưa ra cấu trúc và nội dung mới của “Bài 3: Kỹ năng làm việc nhóm” cụ thể như sau:

* Một số ý kiến đóng góp của các thầy cô tham gia giảng dạy môn Kỹ năng mềm trong buổi sinh hoạt chuyên môn:

- Theo đồng chí Trưởng khoa phần Khái niệm về nhóm trước khi đưa ra, cần có mục Các quan điểm về khái niệm nhóm của các nước và nước ta. Sau đó đưa ra định nghĩa về nhóm, chứ không dừng lại ở khái niệm nhóm .

          - Theo đồng chí Phương Lan ở mục 3.2.2. Lợi ích của làm việc nhóm trong môi trường học tập thay đổi thành 3.2.2. Lợi ích của làm việc nhóm trong học tập; 3.2.3. Lợi ích của làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp sửa thành 3.2.3. Lợi ích của làm việc nhóm trong môi trường lao động.

          - Theo đồng chí Diệp ở mục các giai đoạn làm việc nhóm khi viết chỉnh sửa lại yêu cầu phân tích rõ rang, lấy ví dụ cụ thể để học sinh dễ hiểu, không được viết chung chung, chỉ nêu vấn đề mà không phân tích.

          Trên cơ sở đó. Trưởng khoa yêu cầu xem xét sắp xếp lại nội dung và cấu trúc của “Bài 3: Kỹ năng làm việc nhóm”, yêu cầu khi được chỉnh sửa nội dung phải khúc triết, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, không được sử dụng các phương pháp ẩn dụ, gây nhầm lẫn cho học sinh chánh chung chung, trìu tượng; cấu trúc bài phải khoa học, logic để việc giảng dạy của các thầy cô cũng như việc học tập của học sinh đạt kết quả cao hơn. Cụ thể như sau:

BÀI 3: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

3.1. Một số khái niệm cơ bản

3.1.1. Nhóm và làm việc nhóm

a. Các quan điểm khác nhau

b. Khái niệm

- Nhóm

- Làm việc nhóm

3.1.2. Kỹ năng làm việc nhóm

a. Kỹ năng

b. Kỹ năng làm việc nhóm

3.2. Vai trò và hiệu quả của làm việc nhóm

3.2.1. Tầm quan trọng của làm việc nhóm

3.2.2. Hiệu Quả của làm việc nhóm

a. Lợi ích của làm việc nhóm trong học tập

3.2.3. Lợi ích của làm việc nhóm trong lao động

3.3. Phân loại nhóm và các giai đoạn hoạt động nhóm

3.3.1. Phân loại nhóm

a. Phân loại theo hình thức tổ chức

- Nhóm chính thức

- Nhóm không chính thức

b. Phân loại theo hình thức làm việc

- Nhóm chức năng

- Nhóm liên chức năng

- Nhóm làm việc tự chủ

- Nhóm trực tuyến (nhóm ảo)

3.3.2. Các giai đoạn hoạt động nhóm.

- Giai đoạn bão táp

- Giai đoạn chuẩn hóa

- Giai đoạn thành công

- Giai đoạn hình thành

- Giai đoạn kết thúc

3.3.3. Vai trò của các thành viên trong nhóm

- Trưởng nhóm

- Các thành viên

*Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm

- Các yếu tố tạo nên hiệu quả hoạt động nhóm ( Khách quan, chủ quan)

- Các yếu tố cản trở đến hiệu quả hoạt động nhóm (sự do dự, thỏa mãn, từ chối..)

3.4. Các kỹ năng cần thiết trong làm việc nhóm

a) Kỹ năng đối với các cá nhân

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng đặt câu hỏi(chất vấn, Thảo luận vđ)

- Kỹ năng thuyết phục

- Kỹ năng tôn trọng, trợ giúp, sẻ chia

- Kỹ năng phối hợp

b) Kỹ năng đối với tổ chức nhóm

- Thiết kế nhóm làm việc

- Giải quyết mâu thuẫn, xung đột

- Tổ chức cuộc họp nhóm

- Một số lưu ý khi làm việc nhóm

Qua buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng chí Lường Pó - Trưởng khoa Lý luận chính trị đưa ra kết luận: Đồng ý với các ý kiến đóng góp của giáo viên trong khoa; Phân công đồng chí Hoàng Thị Ngọc Lan phụ trách chỉnh sửa theo yêu cầu thống nhất các nội dung mà khoa đã đưa ra. Các đồng chí cùng dạy môn kỹ năng mềm cùng phối hợp chỉnh sửa để tài liệu Kỹ năng mềm đạt kết quả cao nhất.

Đào Thị Hương Nga - Khoa LLCT

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 89 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715