Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC CỦA NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

         Tết Nguyên Đán là một ngày lễ mang đậm màu sắc văn hóa của người Á Đông nói chung và với người Việt Nam nói riêng. Là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, là sự hài hòa trời đất và con người. Đây không chỉ là dịp để mọi người chào đón một năm mới tốt lành sắp đến, mà con là khoảnh khắc các gia đình đoàn tụ bên nhau sau một năm cũ bận rộn. 

            Tết Nguyên Đán nghĩa là gì

            Tết Nguyên Đán là dịp lễ chúc mừng năm mới theo Âm lịch của một số nước chịu ảnh hưởng của đồng văn Trung hoa bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên, Đài Loan. Sau này, Nhật Bản không còn tổ chức Tết Nguyên Đán nữa. Việt Nam vẫn còn lưu giữ truyền thống này cùng các nước Trung Quốc và Triều Tiên. Tùy theo phong tục của mỗi nơi mà các quốc gia sẽ có cách tổ chức dịp Tết Nguyên Đán khác nhau.

            Từ “Tết” trong “Tết Nguyên Đán” có nghĩa là “Tiết”. “Nguyên” có nghĩa là khởi đầu, “Đán” có nghĩa là buổi sáng. Tết Nguyên Đán là buổi sáng đầu tiên của năm âm lịch. Như vậy Tết Nguyên Đán chính là sự khởi đầu mới,là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây

            Nguồn gốc của ngày tết Nguyên Đán

            Có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán. Một số quan điểm cho rằng Tết Nguyên Đán có từ Trung Quốc sau du nhập vào Việt Nam. Nhưng có rất nhiều bằng chứng tỏ Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu tiên Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thời Hùng Vương đã hình thành nên phong tục tập quán người Việt, trong đó có tục ăn Tết những ngày đầu năm mới. Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “ Tiết”. Văn hóa Việt Nam thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong năm thành 24 tiết khác nhau. Trong đó tiết quan trọng nhất, khởi đầu mọi chu kỳ canh tác, gieo trồng- tức Tiết Nguyên Đán, sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm “Trời tròn- Đất vuông” của cư dân người Việt Nam nông nghiệp đã chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam. Như vậy người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc. Điều đó càng khẳng định, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

 

           

Tết là xum vầy, trao yêu thương

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

            1. Cảm tạ mùa màng, thần linh, sinh vật

            Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm sống: “Ơn trời mưa nắng phải thì”. Người nông dân cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh liên quan đến sự được, mất của mùa màng như là thần Đất, thần Mưa, thần Sấm Chớp, thần Nước, thần Mặt trời, … Đồng thời, người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ; Từ những hạt lúa cho đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày đặc biệt này.

            2. Gia đình sum họp bên nhau

            Tết Đoàn Viên – Tết cũng là ngày những người đã mất được đoàn tụ với gia đình. Từ bữa cơm tối đêm 30 Tết trước giao thừa. Trong dịp Tết các gia đình đã thắp hương để mời hương linh ông bà, tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, chung vui Tết với con cháu (cúng gia tiên) Sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một hành trình mới của một năm khác. Mọi người đều trở về với cuộc sống – công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình ấm áp có được trong những ngày Tết. Nhằm hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những dự định thành công mới trong tương lai.

            3. Biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ

            Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu.“Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên).Trên bàn thờ gia tiên những mâm ngũ quả, mâm cỗ với nhiều món ngon...thể hiện tấm lòng của con, cháu kính dâng lên những người đã khuất.

                Như vậy với Người Việt Nam Tết là một dịp quan trọng, những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.

Đặng Phương Diệp - Khoa LLCT

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 93 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715