VAI TRÒ CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Luật tổ chức của HĐNH và UBND số 11/2013/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2013 và hiện nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND, theo Luật “ Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước”; “ Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với HĐND và các cơ quan nhà nước ở địa phương

Nhiệm kỳ 2011-2016 đại biểu HĐND tỉnh Vĩnh Phúc được cử tri tín nhiệm bầu 50 đại biểu, chia làm 9 tổ, sinh hoạt tại các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh. Mỗi Tổ đại biểu trung bình từ 4 đến 7 thành viên trong đó có 1 Tổ trưởng, 1 Tổ phó và các thành viên. Về cơ bản đại biểu và các tổ đại biểu đảm bảo về số lượng và cơ cấu. Chất lượng đại biểu HĐND tỉnh đã được nâng lên, đa số các đại biểu HĐND đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, được cử tri tin cậy. Nhiều đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện của nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu., đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Đã tham gia vào việc cụ thể hóa chủ trương của cấp ủy, ra Nghị quyết đúng đắn về quy hoạch và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đại biểu HĐND cũng đã phát huy vai trò tích cực của mình trong hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, nhiều đại biểu đã phát hiện những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương, từ đó có ý kiến chất vấn với các cơ quan liên quan hoặc kiến nghị với các Thường trực HĐND, các ban HĐND để tổ chức các đoàn giám sát, nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục. Nhiều đại biểu đã kiên trì theo biểu các vấn đề nổi cộm, bức xúc và dư luận quan tâm đẻ chất vấn, điều đó thể hiện bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được vẫn còn một số bất cập, hạn chế nhất định: Số lượng đại biểu HĐND chuyên trách chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; phần lớn đại biểu hoạt động kiêm nhiệm; một số đại biểu còn giữ cương vị lãnh đạo trong cơ quan quản lý nhà nước, do vậy khi thực hiện nhiệm vụ của đại biểu đôi lúc không tránh khỏi tình trạng “ Vừa đá bóng vừa thổi còi”, chất lượng của đại biểu chưa đồng đều…

Với vị trí và tầm quan trọng như vậy để nâng cao vai trò của đại biểu HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI nhiệm kỳ 2016- 2021 cần một số giải pháp như sau:

Một là: Các cấp ủy Đảng cần quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ HĐND các cấp 2016-2021 đảm bảo về số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu, tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách; từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của HĐND.

Hai là: Tiếp tục quán triệt các quan điểm, Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản của Đảng, đặc biệt là nghị quyết TW VII khóa XI; tạo điều kiện để HĐND các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và dại biểu HĐND có đủ điều kiện cần thiết đẻ thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Ba là: Tập trung vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND; các hoạt động giám sát; tiếp xúc cử tri và giám sát việc tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu HĐND hoạt động.

Bốn là: Các đại biểu HĐND phải đề cao tinh thần trách nhiệm theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh. Tích cực tham gia các hoạt động của HĐND nhất là việc tham gia vào kỳ họp của HĐND tỉnh; đại biểu HĐND phải dành thời gian nghiên cứu tài liệu kỳ họp HĐND để có những đóng góp cho việc thực hiện chức năng quyết định tại kỳ họp của HĐND, đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương; tích cực tham gia hoạt động giám sát của HĐND, hoạt động tiếp xúc cử tri.

Năm là: Ban hành quy chế đánh giá, nhận xét đại biểu hàng năm gắn với lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của Đảng. Cần quy định thời gian cụ thể HĐND phải dành cho hoạt động đan cử trong từng tháng hoặc quý.

Sáu là: Quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các cấp, các ngành và toàn xã hội nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí, quyền hạn, trcahs nhiệm của đại biểu HĐND, đồng thời mỗi đại biểu HĐND phải xác định đúng vị trí vai trò và trách nhiệm của mình để từ đó chủ động, tích cực tham gia các hoạt động, thực hiện đầy đủ quyền hạn của người đại biểu HĐND.

Lường Thị Pó & Đào Thị Hương Nga

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 279 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715