Chuẩn đầu ra trường CĐ KTKT Vĩnh Phúc

A. GIỚI THIỆU CHUNG

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG

1. Tên trường: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc

Tiếng Việt: Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc

          Tiếng Anh: (Vinh Phuc Technology - Economic College)

2. Tên viết tắt của Trường:

Tiếng Việt: CĐKTKTVP

          Tiếng Anh: VTEC

3. Tên trước đây: Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc

4. Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Vĩnh Phúc

5. Địa chỉ trường: Phường Hội Hợp - TP. Vĩnh Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc

              Điện thoại   : 02113.861.938

              Số fax                   : 02113.848.231

              Email           : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

                              Website     :Vtec.edu.vn

6. Các cơ sở đào tạo:

Cơ sở 1: Hội hợp - Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc

Cơ sở 2: Đồng Tâm-Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc

Trại trường: Xã An Hòa – Tam Dương – Vĩnh Phúc

7. Năm thành lập trường: Ngày 28 tháng 12 năm 2007.

(Quyết định số: 8254/2007/QĐ- BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký)

II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG

1. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của Trường.

a. Khái quát về lịch sử phát triển

Trong quá trình phát triển, trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc đã trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau:

Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc được thành lập tại Quyết định số: 8254/QĐ - BGDĐT ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiền thân là trường Trung học kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc được thành lập ngày 08/6/1998 trên cơ sở Trường Dạy nghề Nông nghiệp Vĩnh Phú thành lập năm 1987 (Hợp nhất hai trường: Trường Cơ khí nông nghiệp và Trường Quản lý Nông nghiệp được thành lập từ những năm 1960).

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành nhà trường đã có bước phát triển nhanh về quy mô, đa dạng hoá ngành nghề, loại hình và trình độ đào tạo. Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo được hàng vạn cán bộ trung cấp, công nhân kỹ thuật cho tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận. Với thành tích đã đạt được nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc, UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba...Đảng bộ liên tục được công nhận trong sạch vững mạnh (năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011) đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu) và nhiều hình thức khen thưởng khác.

b. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

- Vị trí:

+ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc là cơ sở đào tạo công lập, chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động TB & Xã hội các Bộ, Ngành liên quan.

+ Trường hoạt động theo Điều lệ Trường Cao đẳng công lập ban hành theo Quyết định số: 56/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Nghị định số: 43/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ;

+ Trường là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, hoạt dộng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách Nhà nước và một số hoạt động khác theo quy định của Nhà nước; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhµ n­íc và Ngân hàng; có con dấu riêng hoạt động giao dịch theo quy định của pháp luật.

- Chức năng:

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn (kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ) đa ngành, có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn theo cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ theo quy định của Luật giáo dục, LuËt D¹y nghÒ. Liên kết đào tạo phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước. Tổ chức nghiên cứu và thực nghiệm khoa học, kỹ thuật công nghệ phục vụ đào tạo và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Nhiệm vụ:

+ Căn cứ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, tiến hành xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo các ngành học bậc Cao đẳng và dưới bậc Cao đẳng.

          + Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các ngành học, bậc học đảm bảo chất lượng toàn diện. Bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật theo tiêu chuẩn quy định và nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính theo quy định của nhà nước. Tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên theo quy chế; biên soạn giáo trình theo quy định.

+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và dịch vụ. Liên kết với cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học - công nghệ. 

+  Xây dựng nhà trường vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thể chất của cán bộ, giáo viên, công nhân viênvà học sinh, sinh viên. Giữ vững an ninh chính trị nhà trường, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

2. Về công tác đào tạo

           - Loại hình đào: Trường thực hiện đa dạng loại hình đào tạo: Chính quy, liên thông, hoàn chỉnh kiến thức, vừa làm vừa học (Tại chức). Trường kiên trì thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa cấp, đa ngành và liên thông trong đào tạo.

           - Các Khoa đào tạo hiện nay gồm: Khoa Kinh tế, Điện- Điện tử, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật nông nghiệp, Cơ bản, Giáo dục thường xuyên.

           - Trong quá trình tổ chức đào tạo, Trường luôn xác định việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhiệm vụ trước mắt, hàng đầu. Việc phát triển quy mô được chú trọng đến tính hợp lý, ổn định, tính cân đối giữa các trình độ và loại hình đào tạo để phù hợp với các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ cũng như các yếu tố đảm bảo chất lượng khác nhằm phát huy tối đa hiệu quả, năng lực của Trường.

           - Chương trình đào tạo được định kì rà soát, điều chỉnh bổ sung, thiết kế mới tuân thủ theo quy định của Bộ GD&ĐT, các Bộ, Ngành liên quan; quy trình của Trường. Chương trình đào tạo được thông qua việc lấy ý kiến tham gia đóng góp của chuyên gia các doanh nghiệp có liên quan, ý kiến phản hồi của người học. Trường tiếp tục cấu trúc lại chương trình đào tạo để xây dựng thêm một số học phần tự chọn cho phép sinh viên định hướng chuyên ngành, mở rộng sự hiểu biết, tạo điều kiện cho việc học liên thông ngang, liên thông dọc nhằm tạo cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

 Danh mục các chương trình đào tạo bậc cao đẳng

  

STT Tên chương trình đào tạo
1 Công nghệ kỹ thuật điện 
Công nghệ tự động
Mạng máy tính và truyền thông
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Dịch vụ thú y
Kế toán

Quản trị kinh doanh gồm:

   - Kinh doanh Ngân hàng

   - Quản trị Doanh nghiệp

 

        3. Sứ mạng của trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc

           - Xây dựng trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc là Trường trọng điểm của tỉnh Vĩnh  Phúc. Đào tạo( Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo định hướng, ứng dụng nghề nghiệp) nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các chuyên ngành trong các lĩnh vực: Kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, theo đúng tinh thần Nghị Quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị, Quyết định 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 06-NQ-TU ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. - Trường là nơi cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ cán bộ,kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có trình độ khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ năng chuyên môn vững; phẩm chất,đạo đức nghề nghiệp tốt góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực phía Bắc.

4. Mục tiêu của trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc

   4.1 Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc trở thành cơ sở đào tạo cán bộ kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ có trình độ cao, thực hiện đào tạo toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kiến thức, kỹ năng tay nghề, thích ứng nhanh với thị trường lao động; thực hiện đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh và nhu cầu sử dụng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận; đồng thời là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ mới thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ vào sản xuất kinh doanh. Phấn đấu năm 2015 - 2020 nâng cấp trường thành trường Đại học kinh tế - kỹ thuật của tỉnh. Góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

         4.2 Mục tiêu cụ thể

           - Xây dựng Trường trở thànhtrung tâm đào tạo,bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực miền Bắc Việt Nam;

- Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh Vĩnh Phúc và đất nước (năm 2010: 4.750,  dự kiến năm 2015: 6.500 và đến năm 2020: 9.000 HSSV chính quy; đào tạo, bồi dướng ngắn hạn 1.500 người/năm).Trường thực hiện đào tạo đa ngành, đa cấp học, bậc học. Củng cố các ngành, nghề hiện có. Bám sát định hướng của Tỉnh, dự báo nhu cầu thị trường lao động chuẩn bị các điều kiện đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất mở ngành, nghề mới

-  Chương trình đào tạo đảm bảo những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Bộ, Ngành có liên quan ở bậc cao đẳng, dưới bậc cao đẳng. Từng ngành đảm bảo kết cấu,  khối lượng kiến thức theo tỷ lệ và khối lượng bắt buộc, tự chọn theo quy định. Chương trình đào tạo sát với thực tiễn; cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ mới và theo hướng phát triển năng lực thực hành. Đảm bảo cho người học có đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và đạo đức tác phong công nghiệp của người lao động mới. Sau khi tốt nghiệp ra trường vừa có khả năng thích ứng cao với thực tiễn sản xuất kinh doanh, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội vừa có khả năng chuyển đổi hoặc được đào tạo lên trình độ cao hơn.

-Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên  đảm bảo đủ số lượng đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng lực quản lý, tay nghề và năng lực sư phạm vững đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác NCKH, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên. Phấn đấu đến năm 2010 trên 50% GV có trình độ trên đại học; năm 2015 có trên 70% GV trình độ trên đại học (trong đó NCS,  tiến sĩ đạt tỷ lệ 13%. Ưu tiên tuyển dụng giảng viên là sinh viên tốt nghiệp khá giỏi; kỹ sư, chuyên gia có kiến thức thực tế tại các doanh nghiệp.

  -Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng Trường Cao đẳng khang trang, hiện đại đáp ứng về cở vật chất cho quy mô đào. Bằng mọi nguồn kinh phí ưu tiên đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thí nghiệm, thực hành, thực tập đáp ứng quy mô đào tạo và theo hướng hiện đại. Tăng cường đầu sách cho thư viện, xây dựng thư viện điện tử.

           - Xây dựng trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học để cung cấp những dịch vụ ngoại ngữ, tin học có chất lượng cao cho HS-SV và những người có nhu cầu.

           - Thực hiện nâng cao tần suất thực tập của sinh viên, tăng cường năng lực nhận thức công nghệ cho HS-SV; Liên kết xây dựng “Trung tâm hỗ trợ sinh viên và liên kết với doanh nghiệp” để thực hiện tiếp nhận công nghệ mới, nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các công ty công - nông nghiệp đặc biệt là các công ty liên doanh nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh, các tổ chức kinh tế xã hội khác trên cơ sở đó tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường;

           - Hợp tác, phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học với các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước thực hiện công tác đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, triển khai tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên, triển khai các đề tài khoa học, công nghệ ứng dụng vào thực tiễn tại các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

           - Liên kết với các trường Đại học nước ngoài và các trường Đại học có uy tín trong nước chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành đào tạo các chương trình tiên tiến ở các bậc học Cao đẳng,  Đại học.

           - Đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, và các thành phần kinh tế khác.

          III. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA TRƯỜNG

           Chuẩn đầu ra của một trường Cao đẳng là một trong các hệ thống thông số thể hiện sự gắn kết trường Cao đẳng với nhu cầu đào tạo của xã hội. Chuẩn đầu ra của trường Cao đẳng kinh tế  - kỹ thuật Vĩnh Phúc thể hiện rõ năng lực sống và làm việc của một sinh viên đã được Nhà trường giáo dục và đào tạo. Với sứ mạng của một trường Cao đẳng đào tạo đa ngành đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và công nghệ. Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc đảm bảo sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp phải đạt được các tiêu chí sau:

           - Nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực: Chính trị, Giáo dục, Môi trường, Kinh tế, An ninh,  Quốc phòng.

           - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện của con người mới Xã hội chủ nghĩa.

           - Có kiến thức giáo dục đại cương, chuyên môn, chuyên ngành, đáp ứng tốt cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

           - Có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thuần thục.

           - Có khả năng phát triển nhận thức, khả năng tự định hướng, phân tích quá trình hình thành và phát triển một số vấn đề kinh tế, công nghệ.

           - Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với Khoa học - Kỹ thuật, công nghệ và quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

           - Có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

           - Có khả năng lập kế hoạch, xây dựng giải pháp và triển khai một dự án kinh tế.

           - Có kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị ngoại vi thông dụng; Khai thác tốt những phần mềm ứng dụng phục vụ các hoạt động nghề nghiệp.

           - Có năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và khai thác tài liệu chuyên ngành.

              Hành trang của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thật Vĩnh Phúc sau khi tốt nghiệp sẽ được yêu cầu bao gồm các văn bằng, chứng chỉ do trừơng chứng nhận cấp như sau:

           - Về chuyên môn: có chứng nhận đã hoàn thành các học phần (tín chỉ) bắt buộc trong chương trình đào tạo, có các chứng chỉ chuyên môn, chuyên ngành; được cấp Bằng tốt nghiệp.

           - Về ngoại ngữ: Đạt trình độ tương đương trình độ B.

           - Về tin học: Đạt trình độ tương đương trình độ B.

           - Về Giáo dục thể chất - Quốc phòng: có chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

              - Về chính trị, tư tưởng: có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật; có chứng nhận đã hoàn thành các tín chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

B. Ý NGHĨA VÀ GIẢI PHÁP ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA

I. Ý NGHĨA CỦA CHUẨN ĐẦU RA

           1. Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra là điều cần thiết, công khai với xã hội năng lực đào tạọ và chất lượng đào tạo của Nhà trường, để người học hình dung được sau khi tốt nghiệp có thể làm được việc gì và nhà tuyển dụng biết được năng lực về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và khả năng nhận thức công nghệ của người học.

           2. Chuẩn đầu ra tác động đến mọi thành viên trong trường, từ cán bộ lãnh đạo đến giảng viên, viên chức, cũng như toàn thể học sinh, sinh viên cần phải biết và nhận thức được trách nhiệm của mình. Đặc biệt là các thầy, cô giáo, lãnh đạo các Khoa, Bộ môn là những người trực tiếp xây dựng chuẩn đầu ra cho chuyên ngành của mình, những người trực tiếp truyền tải kiến thức cho học sinh, sinh viên và giúp các em lĩnh hội, phát triển khối kiến thức đó.

           3. Chuẩn đầu ra định lượng những kiến thức, kỹ năng cần phải có của người học sau khi tốt nghiệp. Do vậy người Thầy và người học luôn phải nhìn vào đó để nỗ lực phấn đấu, có trách nhiệm trong giảng dạy và học tập. Mỗi Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy sẽ định hướng rõ công việc cần phải thực hiện khi giảng day. Bên cạnh đó, cán bộ cấp Khoa, Bộ môn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện công việc tại Khoa, Bộ môn, cũng như tiếp nhận phản hồi từ người học.

           4. Ngoài các kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và khả năng nhận thức công nghệ, chuẩn đầu ra còn bao gồm cả các yêu cầu người học phải đạt các chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ tiếng Anh, cùng các yêu cầu về kỹ năng sống và làm việc.

           5. Chuẩn đầu ra không phải là bất biến, mà được định kỳ điều chỉnh theo sự phát triển của Nhà trường, theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội, đảm bảo định hướng phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo xu thế hội nhập trong nước, khu vực và thế giới của Nhà trường.

Với các vấn đề đã nêu trên, nhằm xây dựng trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc thành một trường Cao đẳng trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, đào tạo theo định hướng thực hành theo đúng tinh thần Nghị Quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị và Quyết định sè: 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số: 06- NQ/TU ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Nhà trường đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có ý thức trách nhiệm, có ý thức kỷ luật, có chuyên môn, có kỹ năng cho xã hội.

II. NHÀ TRƯỜNG ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP

        1. Đảm bảo tính đồng bộ của chương trình, nội dung đào tạo bám sát yêu cầu phát triển công nghệ, kỹ thuật và phát triển kinh tế của đất nước; bám sát nhu cầu học tập nâng cao, nhu cầu tích hợp kiến thức của người học; phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá. Tiếp tục duy trì tính độc lập giữa công tác giảng dạy với thi và tổ chức thi.

        2. Đảm bảo nâng cao chất lượng thực tập, thực hành trong và ngoài trường. Chất lượng thực tập ngoài trường có sự tham gia đánh giá của doanh nghiệp. Xác định rõ sinh viên tham gia thực tập trước hết là để rèn luyện ý thức chấp hành tổ chức, chấp hành kỷ luật lao động trong môi trường công nghiệp, rèn luyện tác phong trong môi trường lao động tập thể, lao động theo dây chuyền.

        3. Ngoài kiến thức chuyên môn, năng lực phân tích một sự kiện, một vấn đề kinh tế hay một quy trình công nghệ nhận được trong các buổi học chính khóa, trường còn tạo điều kiện cho người học được nâng cao trình độ, phát triển toàn diện thông qua những khoá học ngắn hạn; những buổi hội thảo, hội thi của sinh viên; những buổi giao lưu gặp gỡ với những nhà doanh nghiệp.

         4. Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp xây dựng, triển khai và đánh giá kế hoạch cho giáo viên. Yêu cầu mỗi giáo viên hiểu rõ quá trình tự đào tạo, nâng cao trình độ cho bản thân là một quá trình liên tục, lâu dài, trước khi có thể tham gia đào tạo cho người khác.

         5. Tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác giáo viên chủ nhiệm; nâng cao vai trò, trách nhiệm tư vấn cho học sinh, sinh viên của các lãnh đạo Phòng, Ban, Khoa, Bộ môn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.

        6. Tiếp tục cải cách công tác quản lý, tăng cường hiệu quả sử dụng tài chính để nâng cao đời sống cho toàn thể cán bộ viên chức; tăng cường cơ sở vật chất phòng học, lớp học, tăng cường hệ thống thông tin tiếp cận các chương trình học liệu điện tử, các tạp chí trong và ngoài nước.

        7. Mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia giảng dạy, hội thảo, bồi dưỡng giáo viên trẻ; mời các nhà khoa học nổi tiếng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến giao lưu với cán bộ, sinh viên trong trường.

         8. Định hướng các công tác của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên bám sát các hoạt động đào tạo, giảng dạy của Nhà trường; tích cực hỗ trợ sinh viên trong học tập rèn luyện về mọi mặt, cùng Nhà trường đảm bảo công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.

        9. Gắn đào tạo với cơ sở sản xuất để cho học sinh thực hành, thực tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tác phong công nghiệp.

C. CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

         TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

I. KHOA ĐIỆN- ĐIỆN TỬ

1. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN

1. Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.2. Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN

1.3. Mã ngành:

1.4. Đối tượng người học:Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 thỏng 02 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5.Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

+ Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản các môn khoa học tự nhiên, về kỹ thuật chế tạo. Có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu. Thiết kế và phát triển sản phẩm công nghiệp và dịch vụ và thể hiện chức năng của mình trong môi trường công nghiệp.

+ Vị trí việc làm: Kỹ thuật viên tại các Phòng, Ban, Tổ kỹ thuật cơ điện, Quản đốc phân xưởng sản xuất ở các công ty, nhà máy trong và ngoài nước;

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học;

2. Những nhiệm vụ chính (của người tốt nghiệp)

2.1. Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc kiểm tra thông số kỹ thật và bản vẽ;

2.2. Chuẩn bị thiết bị, thử nghiệm, ghi dữ liệu, tính toán, báo cáo, giải thích dữ liệu;

2.3. Lập kế hoạch các phương pháp lắp đặt, kiểm tra an toàn, chạy thử thiết bị hoặc hệ thống điện;

2.4.Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng và thực hiện bảo dưỡng bảo trỡ để duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống và trang bị;

2.5. Tư vấn khách hàng sử dụng hệ thống điện và trang bị điện.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

Sau khi học xong chương trình này người học có khả năng:

3.1. Kiến thức

+ Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức lý thuyết về toán học, khoa học ứng dụng để thực hiện tính toán kỹ thuật, giải quyết các bài toán kỹ thuật thường gặp trong kỹ thuật điện.

+ Sinh viên chứng minh khả năng xác định vấn đề và giải quyết một cách sáng tạo các bài toán kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện

3.2. Kỹ năng

+ Sinh viên có khả năng làm các bài thực hành ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật, kiểm tra kết quả thí nghiệm và làm báo cáo kết quả thí nghiệm, đưa ra nhận xét để cải thiện kết quả

+ Sinh viên có khả năng sử dụng các công cụ hiện đại để giải quyết các bài toán kỹ thuật như sử dụng máy tính khoa học, máy tính và các phần mềm thích hợp.

+ Sinh viên thể hiện khả năng khai thác phần mềm máy tính dùng cho ngành công nghệ kỹ thuật điện như , bảng tính, soạn thảo văn bản, CAD, OCAD, lập trình PLC....

3.3. Thái độ

+ Sinh viên có ý thức về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội.

+ Sinh viên nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm.

+ Sinh viên thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau trong nhóm.

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B

3.5. C«ng nghÖ th«ng tin:Tương đương trình độ B; Sö dông ®­îc c¸c phÇn mÒm: Tin häc v¨n phßng, CAD, OCAD, PROTEL, §iÒu khiÓn lËp tr×nh PLC

2. NGÀNH CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG

1. Giíi thiÖu

1.1. Tr×nh ®é ®µo t¹o: Cao ®¼ng

1.2. Ngµnh ®µo t¹o: C«ng nghÖ tù ®éng

1.3. M· ngµnh:

1.4. §èi t­îng ng­êi häc:Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/02/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thời gian đào tạo:3 năm

1.6. Giíi thiÖu tãm t¾t vÒ ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o:

+ Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản các môn khoa học tự nhiên, về kỹ thuật tự động điều khiển điện. Có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu. Thiết kế và phát triển sản phẩm công nghiệp, dịch vụ và thể hiện chức năng của mình trong môi trường công nghiệp.

+ Vị trí việc làm: Kỹ thuật viên tại các dây truyền sản xuất tự động, tại các Phòng, Ban, Tổ kỹ thuật cơ điện, Quản đốc phân xưởng sản xuất ở các công ty, nhà máy trong và ngoài nước;

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với Khoa học - Kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học;

2. Những nhiệm vụ chính

2.1. Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc kiểm tra thông số kỹ thật và bản vẽ;

2.2. Chuẩn bị thiết bị, thử nghiệm, ghi dữ liệu, tính toán, báo cáo, giải thích dữ liệu;

2.3.Lập kế hoạch các phương pháp lắp đặt, kiểm tra an toàn, chạy thử thiết bị điện trong nhà máy;

2.4. Điều khiển cho máy cụng cụ, thiết bị điện công nghiệp làm việc theo chức năng, yêu cầu đặt ra;

2.5. Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng và thực hiện bảo dưỡng, bảo trỡ để duy trì hoạt động hiệu quả của thiết bị điện;

2.6. Tư vấn khách hàng sử dụng hệ thống điện và trang bị điện.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

Sau khi học xong chương trình này người học có khả năng:

3.1. Về kiến thức:

+ Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức lý thuyết về toán học, khoa học ứng dụng để thực hiện tớnh toán kỹ thuật, giải quyết các bài toán kỹ thuật thường gặp trong công nghệ tự động điện.

+ Sinh viên chứng minh khả năng xác định vấn đề và giải quyết một cách sáng tạo các bài toán kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ tự động điện.

3.2. Về kỹ năng:

+ Sinh viên có khả năng làm các bài thực hành ở phòng thí nghiệm, cảm biến đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật, kiểm tra kết quả thí nghiệm và làm báo cáo kết quả thí nghiệm, đưa ra nhận xét để cải thiện kết quả;

+ Sinh viên có khả năng sử dụng các công cụ hiện đại để giải quyết các bài toán kỹ thuật như sử dụng máy tính khoa học, máy tính và các phần mềm thích hợp.

+ Sinh viên có khả năng sử dụng các công cụ hiện đại để cỏi tiến cỏc mỏy cụng cụ đơn giản thành máy bán tự động.

+ Sinh viên thể hiện khả năng khai thác phần mềm máy tính dùng cho ngành công nghệ tự động điện như soạn thảo văn bản, CAD, OCAD, PROTEL, Điều khiển lập trình PLC, bảng tính, lập trình cơ bản

3.3. Về thái độ:

+ Sinh viên có ý thức về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội.

+ Sinh viên nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm.

+ Sinh viên thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau trong nhóm

3.4. Tiếng Anh: Đạt tương đương trình độ B

3.5. Công nghệ thông tin: Tương đương trình độ B; Sử dụng được các phần mềm: Tin học văn phòng, CAD, OCAD, PROTEL, Điều khiển lập trình PLC

II. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG

1. Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.2. Ngành đào tạo:MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG

1.3. Mã ngành:

1.4. §èi t­îng ng­êi häc:Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/02/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thêi gian ®µo t¹o: 3 năm

1.6. Giíi thiÖu tãm t¾t vÒ ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o:

+ Người học sau khi ra trường có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề và kỹ năng thực hành; có thái độ nghề nghiệp đúng đắn để có thể làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin. Đảm nhận các công việc về quản trị hệ thống mạng, chia sẻ tài nguyên và truyền thông ở  các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Có khả năng học liên thông lên bậc đại học.

+ Vị trí việc làm: Kỹ thuật viên tại các trạm truyền dẫn, thu phát thông tin, các trung tâm viễn thông, các Phòng, Ban, Tổ kỹ thuật của các phân xưởng bảo hành máy tính, Quản trị mạng của các công ty, công sở trường học…

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với Khoa học - Kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học.

2. Nh÷ng nhiÖm vô chÝnh (cña ng­êi tèt nghiÖp)

2.1. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng của chuyên ngành đào tạo.

2.2. Lập kế hoạch xây dựng hệ thống mạng cục bộ trong cơ quan, trường học.

2.3. Sửa chữa, cài đặt và bảo trì hệ thống phần cứng của máy tính.

2.4. Tham gia  thiết kế và phát triển các ứng dụng trên nền Web.

2.5. Khai thác dữ liệu đa phương tiện trên mạng; kiểm soát và sửa lỗi tín hiệu trên đường truyền dẫn.

2.6. Tư vấn khách hàng sử dụng hệ thống máy tính và thiết bị viễn thông.

3. ChuÈn n¨ng lùc cña ng­êi tèt nghiÖp

Sau khi häc xong ch­¬ng tr×nh nµy ng­êi häc cã kh¶ n¨ng:

3.1. VÒ kiÕn thøc

+ Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Vận dụng các kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

+ Sử dụng những kiến thức về chuyên ngành công nghệ thông tin như: hệ điều hành; cấu trúc máy tính; sử dụng và khai thác phần mềm ứng dụng; khai thác và quản trị mạng Windows; thiết kế và xây dựng mạng Lan, thiết kế và quản trị Website; mạng truyền thông và di động.

3.2. Về kỹ năng

+  Áp dụng kiến thức để sửa chữa, lắp đặt bảo trì và thay thế các thành phần của hệ thống máy tính.

+ Có khả năng khai thác dữ liệu đa phương tiện trên mạng ; kiểm soát và sửa lỗi tín hiệu trên đường truyền dẫn.

+ Phân tích chuẩn đoán lỗi phần cứng.

+ Khảo sát thiết kế, bảo trì và lắp đặt hệ thống mạng máy tính

+ Đề xuất những giải pháp đối với những vấn đề liên quan đến mạng máy tính và truyền thông .

3.3. Về thái độ

+ Luôn học tập, cập nhật kiến thức, công nghệ mới, tìm tòi và thử nghiệm các công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

+ Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm.

+ Thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau trong nhóm

3.4. TiÕng Anh: Tương đương trình độ B.

III. KHOA CƠ KHÍ

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

1. Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo:  CAO ĐẲNG

1.2. Ngành đào tạo :CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

1.3. Mã ngành :

1.4. Đối tượng học và thời gian đào tạo: Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5.Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, về kỹ thuật chế tạo. Có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu. Thiết kế và phát triển sản phẩm công nghiệp và dịch vụ và thể hiện chức năng của mình trong môi trường công nghiệp.

+ Vị trí việc làm: Kỹ thuật viên tại các Phòng, Ban, Tổ kỹ thuật cơ điện, Quản đốc phân xưởng sản xuất ở các công ty, nhà máy trong và ngoài nước;

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với Khoa học - Kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học.

2. Những nhiệm vụ chính (của người tốt nghiệp)

2.1. Sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức về toán học, khoa học ứng dụng để tính toán kỹ thuật và giải quyết các bài toán kỹ thuật thường gặp trong công việc.

2.2. Sinh viên có khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm cũng như khả năng phân tích và giải thích dữ liệu từ các thí nghiệm liên quan đến lĩnh công nghệ kỹ thuật cơ khí.

2.3. Sinh viên có khả năng làm các bài thực hành, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật, kiểm tra kết quả và làm báo cáo thông qua các đồ án môn học.

2.4. Khả năng xây dựng và điều hành các hệ thống sản xuất công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật và bảo trì kỹ thuật

2.5. Khả năng phối hợp tối ưu khi đồng thời làm việc trong cùng nhóm.

2.6. Có sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề và trách nhiệm đạo đức trong nghề nghiệp.

2.7. Có sự hiểu biết về những vấn đề đương đại.

2.8. Có sự thừa nhận vị trí trong xã hội và khả năng tiếp tục học tập suốt đời.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

3.1. Kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

- Có các kiến thức cơ bản về các quá trình vật lý của kỹ thuật chế tạo, về hệ thống sản xuất, về thiết kế và phát triển sản phẩm, về Kinh tế, kinh doanh và khởi nghiệp.

3.2. Kỹ năng

- Thiết kế, lập quy trình công nghệ, và xử lý được các tình huống công nghệ khi gia công chi tiết máy bằng các phương pháp: Gia công áp lực, đúc, gia công cắt gọt bằng máy cắt gọt vạn năng.

- Có kiến thức về một số loại máy thuỷ lực để có thể tham gia sửa chữa, thiết kế và tính toán hệ thống thuỷ lực theo yêu cầu.

-  Lập trình và gia công được chi tiết trên máy tiện CNC và trung tâm gia công CNC.

- Có năng lực tổ chức , quản lý nơi làm việc khoa học , đảm bảo vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong các phân xưởng sản xuất, kinh doanh và cơ sở đào tạo.

- Có khả năng nghiên cứu, cải tiến, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Sinh viên học Cao đẳng, sau khi ra trường có cơ hội học Liên thông lên Đại học tại trường Đại học có cùng chuyên ngành.

3.3. Thái độ

- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nhiệp; khả năng làm việc nhóm;

- Có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo.

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B

3.5. Công nghệ thông tin: Tương đương trình độ B; Sử dụng thành thạo các phần mềm về CAD/CAM/CNC, Solidworks,Master CAM.

IV. KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

ngµnh dÞch vô thó y

1. Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.2. Ngành đào tạo: DỊCH VỤ THÚ Y

1.3. Mã ngành:

1.4. Đối tượng người học: Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thời gian đào tạo:3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo

+ Sinh viên có những hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Có những kiến thức cơ bản của các môn khoa học tự nhiên, về kỹ thuật chăn nuôi, thú y. Có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành bậc cao đẳng trong chẩn đoán, phòng trị và kiểm soát dịch bệnh để phát triển chăn nuôi một cách bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.

+ Vị trí việc làm: Kỹ thuật viên tại các Phòng, Ban, Tổ kỹ thuật dịch vụ thú y, chi cục thú y, trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, xưởng sản xuất, các công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y…

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với Khoa học - Kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học.

2. Những nhiệm vụ chính (của người tốt nghiệp)

2.1. Sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức về toán học, sinh học, hóa học ứng dụng để quản lý kỹ thuật và phòng trị bệnh cho vật nuôi.

2.2. Sinh viên có khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm cũng như khả năng phân tích và giải thích dữ liệu từ các thí nghiệm liên quan đến lĩnh công nghệ trong chăn nuôi, thú y.

2.3. Sinh viên có khả năng chẩn đoán phân tích cơ chế gây bệnh, các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi.

2.4. Khả năng xây dựng và điều hành các hệ thống chăn nuôi, hệ thống sản xuất thuốc thú y, thức ăn gia súc và các dịch vụ kỹ thuật thú y.

2.5. Khả năng phối hợp tối ưu khi đồng thời làm việc trong cùng nhóm.

2.6. Có sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề và trách nhiệm đạo đức trong nghề nghiệp.

2.7. Có sự hiểu biết về những vấn đề đương đại.

2.8. Có sự thừa nhận vị trí trong xã hội và khả năng tiếp tục học tập suốt đời.

3. ChuÈn n¨ng lùc cña ng­êi tèt nghiÖp

Sau khi häc xong ch­¬ng tr×nh nµy ng­êi häc cã kh¶ n¨ng:

3.1. Về kiến thức

+ Sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức hóa học, sinh học, kiến thức  về dược lý học, miễn dịch học, Luật Thú y, kỹ thuật chăn nuôi trong quản lý, phòng, trị bệnh cho vật nuôi;

+ Sinh viên chứng minh khả năng chẩn đoán, phân tích cơ chế gây bệnh, các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi.

3.2. Kỹ năng

+ Sinh viên có khả năng thực hiện thành thạo các công việc của nghề Thú y;  Tư vấn hoặc tổ chức được các thí nghiệm có qui mô nhỏ trong các trang trại

+ Sinh viên có khả năng thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong việc xây dựng và thực hiện quy trình phòng dịch bệnh;  Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có trình độ chuyên môn thấp hơn, hoặc người chăn nuôi; Kinh doanh và tư vấn kinh doanh thuốc thú y đảm bảo hiệu quả, an toàn, vệ sinh môi trường và đúng Pháp luật.

3.3. Về thái độ

+ Sinh viên có ý thức về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và sụ hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sủ dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội;

+ Sinh viên nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm

+ Sinh viên thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác thuộc nhóm.

+ Sinh viên có kiến thức thực tế nghề nghiệp cộng thêm trách nhiệm xã hội và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B.

3.5. Công nghệ thông tin: Tương đương trình độ B.

V. KHOA KINH TẾ

1. NGÀNH KẾ TOÁN

1. Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.2. Ngành đào tạo: KẾ TOÁN

1.3. Mã ngành:

1.4. Đối t­ượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thời gian đào tạo:3 năm

1.6. Giíi thiÖu tãm t¾t vÒ ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o:

Đào tạo cử nhân kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức sức khoẻ tốt; hiểu biết những kiến thức cơ bản về kinh tế - kinh doanh ; có kiến thức toàn diện về tài chính - kế toán; thành thạo các kỹ năng về kế toán, đảm bảo năng lực cơ bản thực hiện chức năng kế toán, đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội.

Sinh viên sẽ được học những môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của Bộ GD & ĐT, Kiến thức cơ sở của khối ngành để hình thành những kiến thức lý luận cơ bản về kinh tế, kinh doanh. Kiến thức ngành, chuyên ngành để hình thành các kỹ năng về kế toán.

Có thể học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học các ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Kế toán.

Vị trí việc làm: Phòng Kế toán, Tài chính - Kế toán, Kế hoạch tiền lương… trong các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp… Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân

2. Những nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp

2.1. Thực hiện các chức năng quản lý tổ chức kế toán tài chính của đơn vị .

2.2. Thống kê, tập hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm toán.

2.3. Lập và triển khai lập dự trù, lên kế hoạch chi tiêu của đơn vị theo kỳ kế toán.

2.4. Tư vấn cho Ban lãnh đạo các phương án kinh doanh, sử dụng ngân sách đúng quy định của cơ quan tài chính.

2.5. Lập các báo cáo tài chính  kế toán cuối kỳ.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

3.1.  Về kiến thức

+ Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các kiến thức khác về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, có sức khỏe tốt để hoàn thành công việc được giao cũng như góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Hiểu biết toàn diện về nguyên lý kế toán, marketing, tài chính tiền tệ, kinh tế vi mô, quản trị học…làm nền tảng để tiếp cận, nghiên cứu các môn học nghiệp vụ kế toán.

+ Có hiểu biết chuyên sâu về kế toán như: kế toán tài chính, kế toán hành chính sự nghiệp, phân tích hành chính sự nghiệp, kiểm toán…Nắm vững các chính sách, chế độ tài chính - kế toán, thuế và quản lý tài chính của các đơn vị trong mỗi thời kỳ khác nhau.

3.2.  Về kỹ năng

+ Có kỹ năng làm việc theo nhóm và khả năng tư duy độc lập.

+ Thực hiện thành thạo quy trình các công việc kế toán thủ công của đơn vị.

+ Thực hiện thành thạo việc ghi sổ kế toán trên máy và các kỹ năng nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp

+ Lập được các Báo cáo kế toán báo cáo tài chính.

+ Làm việc tập thể theo nhóm

3.3. Về thái độ

+ Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật lao động

+ Ý thức vượt khó vươn lên trong học tập

+ Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

+  Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng

+ Ý thức và kết quả tham gia công tác tập thể (trong lớp học; chi đoàn; chi hội và tổ chức khác trong trường)

3.4. Tiếng anh: Tương đương trình độ B.

3.5.  Công nghệ thông tin:

+ Tin học văn phòng thành thạo.

+ Ứng dụng tốt phần mềm Excel trong tính toán  

+ Sử dụng tốt các phần mềm về kế toán, thông tin quản lý.

           2. NGÀNH  KINH DOANH NGÂN HÀNG

1.Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.2. Ngành đào tạo:KINH DOANH NGÂN HÀNG

1.3. Mã ngành:

1.4. Đối tượng người học: Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5.Thời gian đào tạo:3 năm

1.6. Giíi thiÖu tãm t¾t vÒ ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o:

+ Đào tạo các cử nhân kinh doanh ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức sức khoẻ tốt; hiểu biết những kiến thức cơ bản về quản lý - kinh tế - kinh doanh; có kiến thức toàn diện về quản trị kinh doanh; thành thạo các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, đảm bảo năng lực cơ bản thực hiện chức năng quản trị, đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội.

Sinh viên sẽ được học những môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của Bộ GD & ĐT, Kiến thức cơ sở của khối ngành để hình thành những kiến thức lý luận cơ bản về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh. Kiến thức ngành, chuyên ngành để hình thành các kỹ năng về kinh doanh ngân hàng.

+ Vị trí việc làm: Bộ phận quản trị, tín dụng trong các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các bộ phận quản lý công nghiệp và quản lý kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với Khoa học - Kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học.

2. Những nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp

2.1. Thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá trong thực tiễn kinh doanh ngân hàng

2.2. Tư vấn cho các nhà quản lý sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả.

2.3. Thống kê và phân tích các số liệu thống kê

2.4. Lập và triển khai kế hoạch tín dụng và quản lý tín dụng, kế hoạch chi phí và kiểm soát dự toán.

2.5. Hoạch định và triển khai hệ thống huy động vốn và kiểm soát nghiệp vụ cho vay

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

Sau khi häc xong ch­¬ng tr×nh nµy ng­êi häc cã kh¶ n¨ng

3.1. Về kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

- Có kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, tin học và ngoại ngữ để phát triển kiến thức chuyên ngành Kinh doanh ngân hàng.

- Có kiến thức chuyên sâu về Kinh doanh ngân hàng  để có khả năng vận dụng những kiến thức này vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức tài chính khác trong và ngoài nước; Có khả năng nghiên cứu và học tập ở cấp bậc cao hơn.

3.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng sử dụng các công cụ thống kê trong nhận diện và phân tích các vấn đề Tài chính ngân hàng.

+ Có khả năng vận dụng các kỹ thuật phân tích định lượng của lý thuyết tài chính tiền tệ, lý thuyết tài chính công, lý thuyết quản trị kinh doanh và ngân hàng vào hoạt động thực  tế.

+ Thiết lập, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư tài chính ở quy mô vừa và nhỏ;

+  Soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp;

+ Phân tích thị trường tài chính; thị trường vốn, khảo sát, nghiên cứu thị trường để hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra;

+  Làm việc theo nhóm;

+  Xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng;

3.3. Về thái độ

+ Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

+ Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

+ Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

+ Có thái độ nghiêm túc đối với công việc được giao

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B.

3.5. Công nghệ thông tin:

+ Tin học văn phòng thành thạo.

+ Ứng dụng tốt phần mềm Excel trong tính toán và phần mềm SPSS phân tích dữ liệu.

+ Sử dụng tốt các phần mềm về thông tin quản lý.

           3. NGÀNH  QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1. Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.2. Ngành đào tạo:QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1.3. Mã ngành:

1.4. Đối t­ượng người học: Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thời gian đào tạo:3 năm

1.6. Giíi thiÖu tãm t¾t vÒ ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o:

+ Đào tạo các cử nhân quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức sức khoẻ tốt; hiểu biết những kiến thức cơ bản về quản lý - kinh tế - kinh doanh; có kiến thức toàn diện về quản trị kinh doanh; thành thạo các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, đảm bảo năng lực cơ bản thực hiện chức năng quản trị, đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội.

Sinh viên sẽ được học những môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của Bộ GD & ĐT, Kiến thức cơ sở của khối ngành để hình thành những kiến thức lý luận cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh. Kiến thức ngành, chuyên ngành để hình thành các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp.

+ Vị trí việc làm: Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các bộ phận kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.

+ Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Quản trị doanh nghiệp có thể học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý - Kinh doanh.

2. Những nhiệm vụ chính của cử nhân cao đẳng quản trị doanh nghiệp

2.1. Thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá trong thực tiễn quản lý kinh doanh nói chung cũng như quản trị các lĩnh vực hoạt động khác nhau của một tổ chức kinh doanh.

2.2. Hoạch định và triển khai tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp

2.3. Tư vấn cho các nhà quản lý sử dụng kỹ năng của người lao động có hiệu quả.

2.4. Thống kê và phân tích các số liệu thống kê

2.5. Lập và triển khai kế hoạch sản xuất và quản lý sản xuất, kế hoạch chi phí và kiểm soát dự toán.

2.6. Hoạch định và triển khai hệ thống bán hàng và kiểm soát tiêu thụ sản phẩm

3. Chuẩn năng lực của cử nhân cao đẳng quản trị doanh nghiệp

Sau khi häc xong ch­¬ng tr×nh nµy ng­êi häc cã kh¶ n¨ng

3.1. Kiến thức

+  Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Vận dụng các kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

+ Có kiến thức về nền kinh tế, quản lý và kinh doanh bao gồm:

Kinh tế học vi mô; Marketing căn bản; Nguyên lý quản trị học; Nguyên lý kế toán; Nguyên lý tài chính - tiền tệ; Nguyên lý thống kê kinh doanh; Kinh tế quốc tế…

+ Đảm bảo kiến thức căn bản; cập nhật và phát triển về quản trị kinh doanh gồm:

Quản trị nhân lực doanh nghiệp; Quản trị tài chính doanh nghiệp; Hệ thống thông tin kinh tế và quản lý; Quản trị chất lượng …

+  Có kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị doanh nghiệp bao gồm:

Quản trị doanh nghiệp: Quản trị doanh nghiệp thương mại; Quản trị doanh nghiệp sản xuất; Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại; Quản trị rủi ro;  Quản trị dự án; Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quản trị văn phòng; Quản trị bán; Quản trị thương hiệu; Tìm kiếm việc làm và tuyển dụng; Quản trị thời gian nhà quản trị;…

+ Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý - Kinh doanh.

3.2. Kỹ năng

+ Hoạch định chiến lược, chính sách kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Lập và triển khai kế hoạch giải quyết các vấn đề quản trị doanh nghiệp.

+ Lập và triển khai các kế hoạch tác nghiệp cơ bản của doanh nghiệp

+ Hoạch định và triển khai tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp

+  Lập và thẩm định được các dự án kinh doanh

+  Hoạch định và triển khai các hệ thống và tác nghiệp bán hàng của doanh nghiệp.

+ Thống kê và phân tích được các số liệu thống kê nhằm tăng cường hiệu quả bộ máy tổ chức và chất lượng sản phẩm

+ Lập được kế hoạch sản xuất và quản lý sản xuất, kế hoạch chi phí và kiểm soát dự toán, kiểm soát tiêu thụ sản phẩm.

+  Làm việc theo nhóm

+ Làm báo cáo; trình diễn và truyền thông quản trị doanh nghiệp

3.3. Thái độ

+ Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật lao động

+ Ý thức vượt khó vươn lên trong học tập

+ Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

+ Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng tèt

+ Ý thức và kết quả tham gia công tác tập thể (trong lớp học; chi đoàn; chi hội và tổ chức khác trong trường)

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B.

3.5. Công nghệ thông tin: Tương đương trình độ B. Sử dụng tốt các phần mềm về Quản trị doanh nghiệp, thông tin quản lý

C. CAM KẾT THỰC HIỆN

Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đối với Bộ GD&ĐT và các trường Đại học, Cao đẳng về việc công bố chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo;

Căn cứ vào sứ mạng, chức năng và nhiệm vụ của trường;

Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội;

Sau một thời gian xây dựng, nay Hệ thống chuẩn đầu ra của Trường đã hoàn thành. Trường Cao đẳng  kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc trịnh trọng tuyên bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng của nhà trường trước cộng đồng, xã hội.

  Đảng ủy, Ban giám hiệu, toàn thể cán bộ, giáo viên, giảng viên, viên chức, HSSV trường Cao đẳng kinh tế- kỹ thuật Vĩnh Phúc cam kết trước Bộ GD&ĐT và cộng đồng, xã hội trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp nhằm đạt chuẩn đầu ra; đảm bảo đào tạo có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của người học cũng như của thị trường lao động và nhu cầu xã hội.

Ngày 15 tháng 12 năm 2009

HIỆU TRƯỞNG

                                      

Tạ Quang Thảo

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440685

      Trang web hiện có: 89 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715