ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP

Môn: Chính trị

1.Câu hỏi

Câu 1: Trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận khoa học?

Câu 2: Trình bày nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận khoa học?

Câu 3: Trình bày nội dung nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa, phương pháp luận khoa học?

Câu 4: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật Lượng - Chất? Ý nghĩa phương pháp luận khoa học?

Câu 5: Trình bày quan điểm Mác –Lênin về bản chất của nhận thức?

Câu 6: Trình bày quan điểm Mác Lênin về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

Câu 7: Trình bày quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Vận dụng quy luật này vào đường lối đổi mới của Đảng ta hiện nay?

Câu 8: Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng?

Câu 9: Trình bày nội dung của Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu10: Phân tích nội dung đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

2.Hướng dẫn trả lời

Câu 1: Trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận khoa học?

Trả lời:

* Khái niệm:

            - Định nghĩa vật chất của Lênin:

            - Quan điểm triết học Mác – Lênin về ý thức:

*Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

            - Vật chất quyết định ý thức: Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.

            +Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức;

            + Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó;

            + Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo;

            + Vật chất là điều kiện để biến ý thức thành hiện thực

-Ý thức tác động trở lại vật chất: Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người

            + Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có ý thức con người nhận thức được quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan.

            + Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực.

            ▫ Nếu ý thức phản ánh đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí, hành động hợp quy luật khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn, cải tạo được thế giới, đạt được mục đích của mình.

            ▫ Nếu ý thức phản ánh sai hiện thực khách quan, khiến cho hành động của con người đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, kìm hãm sự phát triển xã hội.

*Ý nghĩa phương pháp luận: (Tham khảo thêm trong Sách Bài giảng Chính trị Trang 28 - 29 ).

- Từ nguyên lý vật chất quyết định ý thức: Tất yếu đòi hỏi trong hoạt động nhận thức, thực tiễn phải luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật khách quan. nghĩa là phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị xã hội nhất định mà mà đề ra đường lối chủ trương chính sách đúng dắn phù hợp, thúc đẩy lịch sử tiến lên.

- Từ nguyên lý ý thức tác động trở lại vật chất: đòi hỏi phải luôn luôn chú ý phát huy đầy đủ tính năng động chủ quan, sự sáng tạo của con người trong việc nhận thức thế giới, cải tạo thế giới.

Câu 2: Trình bày nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận khoa học?

Trả lời:

* Khái niệm:

- Liên hệ:

- Liên hệ phổ biến:

* Tính chất:

- Tính khách quan: Là các mối liên hệ vốn có của mọi sự vật hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý thức con người.

+ Là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng: Sự vật hiện tượng nào cũng có mối liên hệ, mối liên hệ là tự bản thân sự vật có không phải do một lực lượng siêu nhiên thần thánh nào chi phối cả.

+ Không phụ thuộc vào ý thức con người: vì nó là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng nên nó tồn tại khách quan. Con người không thể tạo ra mối liên hệ của sự vật nhưng có thể nhận thức và vận dụng mối liên hệ ấy.

- Tính phổ biến của mối liên hệ:

+ Bất kỳ sự vật hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian và thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật hiện tượng khác.

+ Ngay trong cùng một sự vật hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.

+ Tính phổ biến của mối liên hệ diễn ra trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên- xã hội và tư duy.

- Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ:

+ Sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, ở hoàn cảnh khác nhau, thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau.

+ Phân chia mối liên hệ: Mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, trực tiếp, gián tiếp,cơ bản – không cơ bản, chủ yếu- thứ yếu… Sự phân chia mối liên hệ này chỉ có tính chất tương đối..

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Quan điểm toàn diện:

- Quan điểm lịch sử cụ thể:

Câu 3: Trình bày nội dung nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa, phương pháp luận khoa học?

Trả lời:

* Theo quan điểm triết học Mác - Lênin:

            - Quan điểm triết học Mác - Lênin cho rằng : Các sự vật, hiện tượng không những có mối liên hệ biện chứng mà còn luôn luôn vận động, phát triển không ngừng.

            + Thứ nhất, phát triển không phải là sự tăng dần về số lượng hoặc lặp đi lặp lạị một quá trình nào đó, mà phát triển là quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, là sự nảy sinh cái mới. Phát triển không theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.

            + Thứ hai, phát triển là khuynh hướng thống trị của thế giới , nghĩa là vật thể cụ thể thì theo quy luật sinh- trụ- dị- diệt, song thế gới vật chất thì đổi mới và đi lên từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

            - Biểu hiện của sự phát triển rất phong phú đa dạng:

+ Trong thế giới tự nhiên vô sinh: từ quá trình hóa hợp và phân giải các chất vô cơ đến quá trình hình thành hành tinh trái đất.

            + Trong thế giới tự nhiên hữu sinh: sự phát triển biểu hiện từ sự sống đơn bào đến đa bào, từ động thực vật bậc thấp đến động thực vật bậc cao và đỉnh cao là sự xuất hiện con người.

            + Trong xã hội: sự phát triển biểu hiện chẳng hạn như là sự thay thế của các chế độ xã hội từ thấp đến cao.

            + Trong tư duy: sự phát triển biểu hiện trong ý thức con người từ biết ít đến biết nhiều từ biết chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

            Tóm lại: phát triển có tính chất phổ biến, được thể hiện cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên nhân của sự phát triển là do sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố trong lòng các sự vật, hiện tượng, chứ không phải do bên ngoài áp đặt, và cũng không phải do ý muốn chủ quan của con người tạo ra.

* Tính chất của sự phát triển:

- Tính khách quan:

+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm ở ngay trong chính bản thân sự vật hiện tượng.

+ Nó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật.

(Có thể lấy VD chứng minh)

- Tính phổ biến:

+ Nó diễn ra trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

+ Diễn ra trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng.

(Có thể lấy VD chứng minh)

- Tính đa dạng, phong phú:

+ Mỗi một sự vật hiện tượng khác nhau thì có quá trình phát triển không giống nhau..

+ Tồn tại ở không gian khác nhau, thời gian khác nhau sự vật sẽ phát triển khác nhau.

+ Trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu tác động của sự vật hiện tượng khác.

(Có thể lấy VD chứng minh)

* Ý nghĩa phương pháp luận:

- Phải tôn trọng quan điểm phát triển:

- Quan điểm phát triển phải kết hợp với quan điểm lịch sử cụ thể, phải xem xét sự vật trong tính lịch sử của nó.

            - Phải khắc phục những quan điểm: trì trệ, bảo thủ, định kiến cứng nhắc trong xem xét đánh giá sự vật.

Câu 4: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật Lượng - Chất? Ý nghĩa phương pháp luận khoa học?

Trả lời:

* Nội dung

            - Khái niệm chất:

            - Khái niệm lượng:

            Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối cùng một sự vật trong quan hệ này là lượng trong quan hệ khác lại là chất.

            - Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.

+ Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất, lượng nào, chất ấy, chất nào, lượng ấy. Không có chất, lượng nói chung tồn tại tách rời nhau.

            + Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là "độ". Vậy "độ" là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất. Hay "độ" là giới hạn mà ở đó đã có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự thay đổi về chất. Sự vật còn là nó, chưa là cái khác.

            + Sự vật biến đổi chính là chất lượng biến đổi, nhưng chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến đổi trong giới hạn "độ" thì sự vật chưa biến đổi, nhưng lượng biến đổi vượt "độ" thì nhất định gây nên sự biến đổi về chất.

            + Chất biến đổi thì sự vật biến đổi, chất biến đổi gọi là "nhảy vọt". Nhảy vọt là bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đã đưa đến sự thay đổi về chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.       

            + Nhảy vọt xảy ra tại "điểm nút". Điểm nút là tột đỉnh của giới hạn mà tại đó diễn ra sự nhảy vọt.

            - Chất mới ra đời đòi hỏi lượng mới, đó là chiều ngược lại của mối quan hệ giữa lượng và chất. Sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi dần dần của lượng gây ra thì chất mới quy định sự biến đổi về lượng. Sự quy định đó thể hiện ở chỗ : làm cho quy mô, tốc độ, nhịp điệu giới hạn phát triển về lượng thay đổi.

* Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

            - Vị trí:

            - Ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức phải biết tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.

- Khi đã tích luỹ đủ về lượng thì phải có quyết tâm tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành thay đổi về chất.

- Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy, tuỳ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

- Để thay đổi chất của sự vật còn phải tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật và kết cấu của sự vật đó.

Câu 5: Trình bày quan điểm Mác –Lênin về bản chất của nhận thức?

Trả lời

           * Quan điểm của Mác – Lênin về bản chất của nhận thức:

- Bản chất của nhận thức:

- Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người. Nghĩa là, có hai nhân tố chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức

+ Chủ thể nhận thức là con người:

+ Khách thể nhận thức:

+ Nhận thức là sự phản ánh của thế giới khách quan vào đầu óc của con người từ đó sinh ra nhận thức.

- Nhận thức không phải là sự phản ánh đơn giản nhất thời, thụ động mà là quá trình phức tạp mang tính tích cực sáng tạo

+ Nhận thức không phải là sự phản ánh nguyên xi mà là sự phản ánh có chọn lọc theo mục đích, theo khả năng của con người.

+ Nhận thức là sự phản ánh phức tạp: là một quá trình không ngừng giải quyết mâu thuẫn.

+ Nhận thức là sự phản ánh mang tính sáng tạo: dựa trên các kỹ năng phân tích tổng hợp những cái đã có sẵn trong hiện thực khách quan để hình dung ra những cái chưa có, chưa biết nhưng cần phải có cho con người (sự sáng tạo của nhận thức)

+ Nhận thức không phải là một quá trình nhất thời:nghĩa là tất cả tri thức có được của con người, không phải ngay một lúc mà có được mà là một quá trình lâu dài.

- Nhận thức không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới.

Kết luận: Bản chất của quá trình nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Nó là một quá trình lâu dài, phức tạp, sáng tạo. Con người hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới từ đó có hoạt động cải tạo thế giới.

Câu 6: Trình bày quan điểm Mác Lênin về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

Trả lời

* Phạm trù thực tiễn

- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

- Đặc trưng

+ Hoạt động vật chất khác hoạt động tinh thần

+ Hoạt động vật chất có tính mục đích

+ Hoạt động vật chất có tính lịch sử

     - Hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất

+ Hoạt động chính trị xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học

* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:

+ Thông qua hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới buộc thế giới bộc lộ những thuộc tính, quy luật để con người nhận thức.

+ Hoạt động thực tiễn làm cho giác quan của con người biến đổi và phát triển tư duy, trí tuệ

Nói như vậy không có nghĩa là thực tiễn là cơ sở duy nhất của nhận thức .

- Thực tiễn là động lực chủ yếu của nhận thức:

+ Thực tiễn đặt ra những vấn đề đòi hỏi con người phải giải quyết.

+ Trong quá trình hoạt động thực tiễn năng lực nhận thức của con người ngày càng phát triển do đó con người ngày càng đi sâu vào nhận thức để khám phá những bí ẩn làm phong phú thêm tri thức

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn song mục đích cuối cùng của nhận thức là quay trở lại phục vụ thực tiễn.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

Chỉ có đem tri thức thu nhận được và kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng, đồng thời cũng là sự bổ xung, điều chỉnh , sửa chữa phát triển hoàn thiện nhận thức

* Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu của nhận thức đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đầy đủ đến thực tiễn, quán triệt quan điểm thực tiễn, tổ chức nghiên cứu tổng kết thực tiễn có hệ thống

+ Chống thái độ xem thường, coi nhẹ hoặc xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, quan liêu thiếu hiệu quả trong công việc.

Câu 7: Trình bày quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Vận dụng quy luật này vào đường lối đổi mới của Đảng ta hiện nay?

Trả lời

* Khái niệm Lực lượng sản xuất (LLSX) và Quan hệ sản xuất (QHSX):

- LLSX:

- QHSX:

* Khái niệm tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

            - Tính chất của LLSX

            - Trình độ của LLSX

* Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

            - LLSX quyết định QHSX

+ Trong mỗi phương thức sản xuất thì hai mặt LLSX và quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó LLSX là nội dung vật chất, kỹ thuật và quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của phương thức sản xuất.

+ Tính chất và trình độ LLSX như thế nào thì nó đòi hỏi QHSX phải như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp. + Khi LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì QHSX cũng phải thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp.

            + Khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng phải mất đi và QHSX mới phải ra đời để đảm bảo sự phù hợp.

            - QHSX tác động trở lại LLSX

            + Nguyên tắc của sự tác động trở lại là: Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại nếu QHSX không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ LLSX .

            + Quan niệm về sự phù hợp: Một QHSX được gọi là phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX khi nó tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của LLSX (người lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) kết hợp với nhau một cách hài hòa để cho sản xuất diễn ra bình thường và đưa lại năng suất lao động cao.

            + Sự phù hợp giữa QHSX với LLSX không phải chỉ thực hiện một lần là xong xuôi mà phải là một quá trình, một "cân bằng động". nghĩa là một sự phù hợp cụ thể nào đó gữa QHSX và LLSX luôn luôn bị phá vỡ để thay bằng một sự phù hợp khác cao hơn.

* Sự vận dụng quy luật này trong đường lối đổi mới của Đảng ta

            - Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp đi lên chủ nghĩa xã hội, lại di lạc hậu quá nặng nền của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ác liệt và lâu dài, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là hoàn toàn mới, chưa hề có tiền lệ lịch sử.

            - Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.          

            - Nhìn từ góc độ quy luật về sự phù hợp QHSX với tính chất và trình độ của LLSX thì đường lối đó nghĩa là : Thực trạng nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội có nhiều loại trình độ và tính chất của LLSX. Để đảm bảo sự phù hợp với nó thì phải có nhiều kiểu QHSX, tức là nền kinh tế có nhiều thành phần.

Câu 8: Trình bày định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng?

Trả lời

* Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh:

* Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

            - Theo quan điểm Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của người cách mạng. Người cách mạng không có đạo đức cũng như cây không có gốc, suối không có nguồn.

            - Đảng phải là đạo đưc là văn minh mới vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ của nhân dân.

            - Đạo đức phải gắn liền với tài năng. Người hay nói đến đức và tài, hồng và chuyên để chỉ quan hệ khăng khít giữa rèn luyện đạo đức và tài năng.

            - Đạo đức tồn tại, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ sinh hoạt thường ngày đến những công việc lớn lao của cách mạng như chính trị, kinh tế, văn hóa..., từ quan hệ xã hội, đoàn thể đến quan hệ gia đình và thái độ đối với bản thân.

            - Đạo đức cách mạng phải qua rèn luyện, đấu tranh gian khổ với bản thân mới đạt được, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng tinh.

            - Nội dung đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh nêu thành bốn vấn đề cơ bản:

            + Trung với nước, hiếu với dân: .

            + Yêu thương con người:

            + Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư:

            + Tinh thần quốc tế trong sáng:

            - Nguyên tắc cơ bản để rèn luyện đạo đức :

            + Nói đi đôi với làm, nêu gương bằng những hành động thực tế.

            + Xây đi đôi với chống; trong đó xây là yếu tố quan trọng nhất.

            + Phải tu dưỡng suốt đời, phải bền bỉ và có quyết tâm cao.

Câu 9: Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Ý nghĩa sự ra đời của Đảng?

Trả lời

* Nội dung Hội nghị thành lập Đảng

- Cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam nhanh chóng trưởng thành về mặt lý luận và tổ chức, rộng khắp cả nước.

- Ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời, chung mục đích nhưng hoạt động riêng rẽ, nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lực lượng cách mạng

- Tháng 10/1929. Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Xiêm sang Trung Quốc để chủ trì thống nhất các tổ chức cọng sản ở Việt Nam

- Hội nghị hợp nhất các Tổ chức cộng sản diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 7/2/ 1930 tại bán đảo Cửu Long, Hương cảng (Trung Quốc)

- Hội nghị thông qua 5 nội dung (Giáo trình)

* Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Phương hướng chiến lược

- Nhiệm vụ cách mạng

+ Về kinh tế

+ Về văn hóa - xã hội

+ Về lực lượng cách mạng

+ Về lãnh đạo cách mạng

+ Về phương pháp cách mạng

+ Về quan hệ quốc tế

* Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ...(Giáo trình)

Câu 10: Câu10: Phân tích nội dung đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

Trả lời

* Sự cần thiết xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định cần cải tiến quản lý kinh tế, nước ta cần có nhiều thành phần kinh tế, coi trọng phân phối sản phẩm

- Trước đổi mới, Đảng chưa thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế quản lý kinh tế chủ yếu là kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, cơ chế này không phù hợp nũa trong điều kiện mới, dẫn đến khủng hoảng

- Trong thời kỳ mới, đổi mới kinh tế đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế nước ta

* Quá trình phát triển đường lối... (Giáo trình)

* Đường lối xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ...(Giáo trình)

- Cương lĩnh năm 2011

- Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa hiện nay:

+ Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường... (Giáo trình)

+ Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp... (Giáo trình)

+ Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa... (Giáo trình)

P. TRƯỞNG KHOA

Vĩnh Yên, ngày 6 tháng 5 năm 2016

GIÁO VIÊN XÂY DỰNG

Lường Thị Pó

Lường Thị Pó

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 113 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715