KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 (tiếp theo) (Kỳ II từ điểm 7 đến điểm thứ 12 )

Được đăng ngày Thứ tư, 29 Tháng 3 2017 06:34
Viết bởi Quản trị viên

Căn cứ vào Điều 689. Hiệu lực thi hành của bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực vào ngày 1/1/2017

Vào hồi 8h ngày 24 tháng 3 năm 2017 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lường Thị Pó – P. Trưởng khoa Lý Luận Chính Trị. Khoa tiếp tục tiến hành sinh hoạt chuyên môn về một số điểm thay đổi, điểm mới, điểm tiến bộ và điểm hạn chế của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 (kỳ II từ điểm 7 đến điểm 12) nhằm áp dụng kịp thời vào giảng dạy năm học 2017 -2018 đối với môn pháp luật.

Đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết Bộ luật Dân sự (sửa đổi). (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tham dự buổi sinh hoạt có đồng chí: Lường Thị Pó - P. trưởng khoa Lý luận Chính trị chỉ đạo; đồng chí Đào Thị Hương Nga phụ trách nội dung cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Lý luận Chính trị tham gia thảo luận đóng góp ý kiến

Trong buổi sinh hoạt đồng chí Nga đưa ra 6 điểm mới (điểm 7 đến điểm 12) cần thảo luận

-Về  giám hộ (Điều 1)

- Về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết (Điều 68 và Điều 70, Điều 71, Điều 73)

- Về pháp nhân (điều 74, điều 75, điều 76)

- Về Quốc tịch của pháp nhân (Điều 80)

- Về sự tham gia của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, các cơ quan nhà nước ở trung ương và ở địa phương trong quan hệ dân sự (Từ điều 97 đến điều 100)

- Về sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự (Từ điều 101 đến điều 104)

Tất cả các đồng chí trong khoa đều đưa ra ý kiến của mình về các điểm khác và mới của bộ luật dân sự 2015 và đi đến thống nhất đưa vào giảng dạy trong học kỳ tới.

Qua buổi sinh hoạt, đồng chí Lường Pó - P. trưởng khoa Lý luận chính trị kết luận: Yêu cầu giáo viên khi giảng dạy các phần liên quan từ điểm 7 đến điểm 12 cần chú ý làm rõ được các vấn đề sau cho học sinh, sinh viên:

-Về phần giám hộ cần làm rõ người có khó khăn trong nhận thức, theo dõi sát sao văn bản hướng dẫn của UBTVQH về hướng dẫn giải thích trường hợp người có khó khăn trong nhận thức để áp dụng vào giảng dạy và giải thích cho học sinh chuẩn xác nhất theo đúng quy định của pháp luật

- Về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết  thì bổ sung thêm thủ tục sau: Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích (chết) hoặc Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích (chết) phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

- Về pháp nhân cần làm rõ 6 loại pháp nhân theo quy định của pháp luật mới, so sánh được sự khác nhau về việc phân loại pháp nhân theo luật cũ và mới.

- Về sự tham gia của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, các cơ quan nhà nước ở trung ương và ở địa phương trong quan hệ dân sự. Bộ luật quy định, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương và ở địa phương bình đẳng với chủ thể khác là cá nhân, pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2017, yêu cầu tất cả giáo viên giảng dạy môn Pháp luật áp dụng đúng luật, cập nhật những văn bản mới nhất vào trong giảng dạy để đảm bảo tính hiệu lực của bộ luật dân sự 2015 kịp thời.

Nguyễn Thị Phương Lan & Đào Thị Hương Nga