SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC ĐỐI VỚI MÔN PHÁP LUẬT HỆ TRUNG CẤP

Vào hồi 8h00 ngày 19 tháng 10 năm 2017 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lường Thị Pó – Trưởng khoa Lý Luận Chính Trị. Khoa Lý luận Chính trị tiến hành sinh hoạt chuyên môn về việc đổi mới hình thức kiểm tra kết thúc môn học pháp luật dùng cho hệ trung cấp áp dụng cho năm học 2017- 2018. Bám sát nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá môn học theo sự thống nhất của Hội đồng KH&GD nhà trường, đồng chí Lường Thị Pó yêu cầu hình thức kiểm tra mới phải đạt được các yêu cầu sau:

-         Người học không được sử dụng hình thức tự luận, học thuộc máy móc;

-         Người học phải phát huy được khả năng tư duy sáng tạo;

-         Người học biết vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài tập, nêu tình huống có vấn đề mà giáo viên đưa ra;

-         Qua bài kiểm tra kết thúc môn học, giáo viên có thể nhận xét một cách chính xác về kiến thức mà người học đạt được khi học xong môn học đó

Đồng chí Đào Thị Hương Nga và đồng chí Tạ Việt Anh được giao chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt. Toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Lý luận Chính trị cùng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến.

Căn cứ vào tình hình thực tế về khả năng nhận thức của các em học sinh khối trung cấp: đối tượng học là các em vừa tốt nghiệp trung học cơ sở, môn pháp luật được dạy vào kỳ đầu tiên của năm học lớp 10, nên khả năng nhận thức còn hạn chế. Vì vậy, đề thi phải phù hợp với đối tượng này không quá khó nhưng phải đáp ứng được khả năng tư duy sáng tạo và vận dụng kiến thức đã học.

Đề thi là cấc câu hỏi tình huống. Mỗi một câu hỏi tình huống cho học sinh suy nghĩ là 6 phút, 1 đề sẽ có 10 câu hỏi, 10 câu này phải là toàn bộ nội dung của 5 chương học: Chương 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật; Chương 2: Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam; Chương 3: Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa; Chương 4: Pháp luật về lao động; Chương 5: Luật phòng chống tham nhũng.

Ví dụ: Khẳng định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao:

“Nhà nước là một thực thể tồn tại vĩnh viễn và bất biến”

Vậy muốn trả lời được câu hỏi này học sinh phải hiểu được toàn bộ kiến thức Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. Hiểu được nguồn gốc ra đời nhà nước, bản chất về nhà nước, chức năng của nhà nước thì mới trả lời được nhà nước có tồn tại vĩnh viễn và bất biến được hay không. Qua các dạng câu hỏi như vậy giáo viên sẽ đánh giá được thực chất học sinh có hiểu bài hay chỉ là học thuộc lòng mà không hiểu bản chất vấn đề.

Khoa Lý luận chính trị trong buổi sinh hoạt

Tất cả các đồng chí trong khoa đều đưa ra ý kiến của mình về việc sử dụng câu hỏi tình huống cho kiểm tra kết thúc môn học pháp luật hệ trung cấp và đi đến thống nhất đưa hình thức thi này vào năm học 2017- 2018.

Qua buổi sinh hoạt, động chí Lường Thị Pó - Trưởng khoa Lý luận chính trị kết luận đối với hình thức kiểm tra kết thúc môn học pháp luật của hệ trung cấp.

Một đề thi có 10 câu hỏi tình huống, 10 câu này phải có nội dung ở tất cả chương trình học, phải đảm bảo mỗi Chương có tối thiểu 1 câu hỏi tình huống. thời gian để giải quyết mỗi câu hỏi tình huống là 6 phút.

Yêu cầu các đồng chí giảng dạy môn pháp luật đối với hệ trung cấp nghiêm chỉnh thực hiện hình thức kiểm tra này cho năm học 2017-2018.

Đào Thị Hương Nga, Tạ Việt Anh

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 100 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715