MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỐ CÁO NĂM 2018

Luật tố cáo năm 2018 được Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

So với Luật tố cáo năm 2011 Luật tố cáo năm 2018 có một số điểm mới sau:

STT Luật tố cáo năm 2011 Luật tố cáo năm 2018
1. Về phạm vi điều chỉnh (tại điều 1 Luật tố cáo 2018)  Luật Tố cáo 2011 quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo Luật Tố cáo năm 2018 chỉ nói chung là quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, bỏ cụm tử “cán bộ, công chức, viên chức”
2. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo Luật Tố cáo năm 2011 quy định các cơ quan, tổ chức cá nhân đang quản lý, lưu giữ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tố cáo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Luật Tố cáo năm 2018 không quy định thời hạn cung cấp thông tin là 07 ngày mà chỉ quy định chung cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Về quyền của người tố cáo Không quy định người tố cáo có quyền rút tố cáo, được bồi thường thiệt hại Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung quy định người tố cáo có quyền rút tố cáo, được bồi thường thiệt hạitheo quy định.
4. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo (Điều 10 Luật tố cáo 2018) Không quy định các quyền lợi như luật tố cáo 2018

- Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung người bị tố cáo có quyền được nhận các quyết định về việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; quyền được giải trình; Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo; Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.(khoản 1 điều 10 Luật tố cáo 2018)

- Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung người bị tố cáo có nghĩa vụ: Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo.(Khoản 2 điều 10 Luật tố cáo 2018)

5. Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo (Từ điều 12 đến điều 21 Luật tố cáo 2018) Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo theo Luật Tố cáo năm 2011 trong trường hợp: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Luật tố cáo 2018 bỏ nguyên tắc này.

- Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với trường hợp:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức.

- Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

- Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.

- Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

6. Thẩm quyền giải quyết tố cáo (Từ điều 15 đến điều 21) Luật tố cáo năm 2011, không quy định chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh… có quyền Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp

- Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung quy định chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh… có quyền Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

– Luật quy định chi tiết hơn thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.

7. Về sử lý ban đầu thông tin tố cáo (Điều 36 Luật tố cáo năm 2018) Luật tố cáo năm 2011 quy định thời gian xử lý thông tin ban đầu từ 10 ngày Luật mới rút ngắn thời gian xử lý thông tin ban đầu từ 10 ngày xuống còn 7 ngày, kể từ ngày nhận đơn tố cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phức tạp thì 10 ngày
8. Về giải quyết tố cáo nặc danh Luật tố cáo năm 2011 quy định không giải quyết đơn nặc danh

Luật tố cáo năm 2018 bổ sung thêm:

- Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

– Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Luật tố cáo năm 2018 ra đời đã khắc phục được, những điểm hạn chế của Luật tố cáo năm 2011, về phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan tổ chức trong việc giải quyết tố cáo, về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo, về thẩm quyền giải quyết tố cáo, về xử lý thông tin ban đầu và về giải quyết đơn thư nặc danh. Góp phần vào công cuộc phòng chống tham nhũng của nước ta hiện nay.

 

Đào Thị Hương Nga

DKTS

Cán bộ tư vấn

Mr. Hạnh 0982.790924
Mr. Bình 0989.465017
Mr. Giao 0374.815299
Mr. Bằng 0988.265268
Mr. Hải 0963.892678
Mrs. Thúy 0988.384555
Mr. Thọ 0972 141 081
Mrs. Yến 0982.628428
Mss. Dương 0977.631986
Mss. Phương 0348.671196

Lượt truy cập

1440693

      Trang web hiện có: 91 khách

Liên kết web

banner gdnn  

so lao dongthuong binh va xa hoi tinh vinh phuc 20170715