Phòng TTKT & ĐBCL http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&id=82&Itemid=477 Thu, 02 May 2024 16:01:05 +0000 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ NĂM 2023 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2385:bao-cao-t-danh-gia-nam-2023&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2385:bao-cao-t-danh-gia-nam-2023&catid=82&Itemid=477

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ NĂM 2023

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Sun, 24 Dec 2023 19:41:36 +0000
CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NĂM 2023 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2273:chu-n-d-u-ra-cac-nganh-trinh-d-cao-d-ng-trung-c-p-nam-2023&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2273:chu-n-d-u-ra-cac-nganh-trinh-d-cao-d-ng-trung-c-p-nam-2023&catid=82&Itemid=477

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NĂM 2023

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Sun, 10 Sep 2023 17:55:18 +0000
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ NĂM 2022 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2384:bao-cao-danh-gia-nam-2022&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2384:bao-cao-danh-gia-nam-2022&catid=82&Itemid=477

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ NĂM 2022

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Sat, 24 Dec 2022 19:37:00 +0000
TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: KHÂU THEN CHỐT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT VĨNH PHÚC http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1447:t-danh-gia-ch-t-lu-ng-chuong-trinh-dao-t-o-khau-then-ch-t-d-xay-d-ng-m-t-chuong-trinh-dao-t-o-co-ch-t-lu-ng-cao-t-i-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1447:t-danh-gia-ch-t-lu-ng-chuong-trinh-dao-t-o-khau-then-ch-t-d-xay-d-ng-m-t-chuong-trinh-dao-t-o-co-ch-t-lu-ng-cao-t-i-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc&catid=82&Itemid=477

Tự đánh giá chương trình đào tạo là quá trình cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để xem xét, báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác làm căn cứ tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

1. Ý nghĩa và mục đích tự đánh giá chương trình đào tạo

- Là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường. Giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của chương trình đào tạo, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn.

- Là điều kiện cần để đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứ khoa học, dịch vụ xã hội theo hướng chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với sứ mạng và mục tiêu đã được xác định

2. Căn cứ tự đánh giá

- Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 08/06/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và Quyết định số 1229/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/8/2017 của Bộ Lao động -TB&XH về việc đính chính Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH.

- Căn cứ Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Căn cứ Thông tư số 454/2019/TCGDNN-KĐCL, ngày 25/03/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đao tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

3. Yêu cầu tự đánh giá

- Đảm bảo đánh giá toàn bộ hoạt động của chương trinh đào tạo, có sự tham gia của tất cả các bộ phận và cá nhân liên quan.

- Đánh giá theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo hiện hành và hướng dẫn có liên quan.

- Đảm bảo trung thực, khách quan, đầy đủ minh chứng hợp lệ để chứng minh cho nhận định trong tự đánh giá chất lượng.

- Kết quả tự đánh giá chất lượng được cập nhập vào hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và được lưu trữ vào toàn bộ minh chứng tài liệu liên quan.

4. Tự đánh giá chương trình đào tạo

Căn cứ Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH, ngày 27/12/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

Trường Cao đẳng KT - KT Vĩnh Phúc tiến hành tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo năm 2019, các ngành nghề sau:

- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

- Công nghệ kỹ thuật cơ khí

- Điện công nghiệp

- Truyền thông và mạng máy tính

- Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

5. Phương pháp tự đánh giá

- Thu thập tài liệu, thông tin, rà soát các hoạt động của trường, đối chiếu các kết quả đạt được với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

- Xác định mức độ đạt của các tiêu chuẩn, lập kế hoạch cải thiện các tồn tại để nâng cao chất lượng của nhà trường.

- Đối với mỗi tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo được tiến hành xem xét theo trình tự sau:

+ Mô tả thực trạng;

+ Phân tích, giải thích, so sánh để đưa ra những nhận định đánh giá, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu hoặc thiếu sót;

+ Lên kế hoạch hành động nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót để cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

6. Quy trình tự đánh giá

- Bước 1: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá;

- Bước 2: Thành lập Hội đồng tự đánh giá, ban thư ký, các nhóm công tác;

- Bước 3: Lập kế hoạch tự đánh giá, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng nhóm;

- Bước 4: Thu thập thông tin và minh chứng;

- Bước 5: Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được;

- Bước 6: Viết báo cáo tự đánh giá;

- Bước 7: Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá;

- Bước 8: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thiện tự đánh giá

Một trong những lợi ích lớn nhất đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tự đánh giá chương trình đào tạo là chỉ ra được những điểm mạnh và điểm tồn tại của CTĐT, nhờ vậy đơn vị có cơ sở để lập kế hoạch hành động cụ thể nhằm cải tiến, khắc phục những tồn tại, từ đó xây dựng lộ trình phát triển CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của xã hội. Ngoài ra, nhờ hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài trong công tác kiểm định chương trình đào tạo, các nhà tuyển dụng có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ các chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng đã được các tổ chức uy tín công nhận.

Nguyễn Thị Thúy - Phòng TTKT&ĐBCL 

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Thu, 21 Nov 2019 00:38:38 +0000
Đánh giá chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ giáo viên GDNN http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1185:danh-gia-chu-n-v-chuyen-mon-nghi-p-v-giao-vien-gdnn&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1185:danh-gia-chu-n-v-chuyen-mon-nghi-p-v-giao-vien-gdnn&catid=82&Itemid=477

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

Số :   /CĐKTKT-TTr,KT&ĐBCL

(V/v Đánh giá chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ giáo viên GDNN)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       Vĩnh Phúc, ngày 03 tháng 6 năm 2019

                                                           

Kính gửi: Trưởng các khoa chuyên môn.

         Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp năm học 2018- 2019, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc triển khai công tác đánh giá chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo GDNN.

          Yêu cầu:

1. Giáo viên, giảng viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và trung thực trong việc tự đánh giá.

2. Trưởng khoa tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc, thực chất và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá của khoa (Phiếu đánh giá, bảng tổng hợp kết quả đánh giá theo mẫu 01,02,03 trên website www.vtec.edu.vn). Đối với Khoa Khoa học cơ bản, Khoa LLCT và Tổ Giáo dục thể chất đánh giá theo Thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT (Phiếu đánh giá, bảng tổng hợp kết quả đánh giá theo Phụ lục 01,02,03,04 trên website www.vtec.edu.vn)

3. Phòng Thanh tra, Khảo thí & Đảm bảo chất lượng chủ trì, phối hợp các khoa, giáo viên, giảng viên nghiêm túc thực hiện.

4. Khoa nộp kết quả đánh giá (gửi bản mềm Bảng tổng hợp kết quả vào địa chỉ email:buivanduongkt@gmail.com) cho Phòng TTr-KT&ĐBCL trước ngày 15/6/2019.

Nơi nhận:

- PHT;

- Các khoa; Tổ GDTC;

- Lưu: VT, TTr-KT&ĐBCL

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

Th.S Nguyễn Văn Đồng

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Mon, 03 Jun 2019 17:45:46 +0000
Lễ kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển trường (1968-2018) và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất của Chủ tịch nước. http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=874:l-k-ni-m-50-nam-xay-d-ng-va-phat-tri-n-tru-ng-1968-2018-va-don-nh-n-huan-chuong-lao-d-ng-h-ng-nh-t-c-a-ch-t-ch-nu-c&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=874:l-k-ni-m-50-nam-xay-d-ng-va-phat-tri-n-tru-ng-1968-2018-va-don-nh-n-huan-chuong-lao-d-ng-h-ng-nh-t-c-a-ch-t-ch-nu-c&catid=82&Itemid=477

Được sự đồng ý của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sáng ngày 20 tháng 11 năm 2018, Trường Cao đẳng kinh tê – kỹ thuật đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm xây dựng & phát triểntrường (1968-2018)và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất của Chủ tịch nước.

Đ/c Nguyễn Văn Trì-Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịnh UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm

      Nhà trường đã vinh dự chào đón Đồng chí Nguyễn Văn Trì – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc;Đồng chí Khổng Sơn Trường – Giám đốc Sở Lao động TB & XH; cùng nhiều đồng chí là Lãnh đạo các cơ quan Sở, Ban ngành cùng các Phóng viên, Báo đài đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã gửi lẵng hoa chúc mừng Nhà trường.  

.        Về phía nhà trường có NGUT.TS Tạ Quang Thảo - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; các đồng chí trong Đảng ủy; BCH Công đoàn; BCH Đoàn TN; Hội SV; Hội Cựu chiến binh; các Đồng chí là Trưởng, Phó các Phòng, Khoa, Trung tâm; các thế hệ lãnh đạo, cán bộ tiền nhiệm cùng toàn thể cán bộ viên chức, người lao động, các thế hệ sinh viên, học sinh đã về dự buổi lễ kỷ niệm.

NGUT.TS Tạ Quang Thảo - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm

       Thay mặt lãnh đạo Nhà trường, NGUT.TS Tạ Quang Thảo - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng đã trình bày diễn văn ôn lại truyền thống vẻ vang của Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc trong 50 năm xây dựng và phát triển. Vượt qua chặng đường nửa thế kỷ với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự đoàn kết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc không ngừng phát triển, trở thành địa chỉ đào tạo nhân lực uy tín, chất lượng cho tỉnh Vĩnh Phúc và đất nước và nước CHDCND Lào. Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật là trung tâm nghiên cứu khoa học, giảng dạy trong một số lĩnh vực như Công nghệ cơ khí, Điện – Điện tử, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật nông nghiệp.v.v.. . Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Trường đã chủ động, sáng tạo đổi mới toàn diện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy với đa dạng cơ cấu ngành nghề đào tạo, phục vụ kịp thời các mục tiêu chiến lược của tỉnh Vĩnh Phúc đề ra. Với những thành tựu đạt được trong 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng nhất, cùng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác.

Thay mặt các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, HSSV của Nhà trường, NGUT.TS Tạ Quang Thảo phát biểu cảm ơn Lãnh đạo Tỉnh Vĩnh Phúc; Sở Lao động TB & XH; các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Đại sứ quán CHDCND Lào cùng các tổ chức, bạn bè quốc tế đã quan tâm, hợp tác, hỗ trợ Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Đ/c Nguyễn Văn Trì- Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND  tỉnh trao Huân chương hạng nhất của Chủ tịch nước cho nhà trường

       Tại buổi lễ, Đồng chí Nguyễn Văn Trì – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thay mặt Chủ tịch nước trao Huân chương lao động hạng nhất cho Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Nhà trường cũng vinh dự được nhận Cờ thi đua của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong dịp này, nhiều tập thể và cá nhân cũng được tặng Huân chương lao động hạng nhì của Chủ tịch nước, Bằng khen, các danh hiệu cao quý của UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì đã có thành tích trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

       Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận và biểu dương những thành tích mà Trường cao đẳng kinh tế đã đạt được trong suốt chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển. Để Nhà trường tiếp tục phát triển lớn mạnh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Nhà trường tập trung xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện cơ sở vật chất, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực để nâng cấp trang thiết bị, bảo đảm hội nhập và nâng cao chất lượng đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị, các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ caothực hiện nghĩa vụ quốc tế. Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc cần thay đổi mạnh mẽ nhận thức và cách làm, thấm nhuần tinh thần tự chủ, mở rộng hợp tác với các đối tác, trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo công nghệ cao hàng đầu cho tỉnh nhà và cho đất nước.Buổi lễ cũng được chứng kiến những cảm xúc rất đỗi tự hào, những tình cảm sâu lắng trong các bài phát biểu của đại diện Lãnh đạo, cán bộ tiền nhiệm, của các Cựu HSSV và Lưu học sinh.

       Lễ kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển (1968-2018) và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất của Chủ tịch nước được tổ chức vào đúng dịp ngày nhà giáo Việt nam đã kết thúc trong không khí vui tươi, phấn khởi đầy tự hào của các thế hệ cán bộ viên chức, học viên, sinh viên Nhà trường. Sự hiện diện và chúc mừng của đông đủ các đại biểulà nguồn cổ vũ, khích lệ lớn lao để Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt sứ mạng cao cả, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tỉnh Vĩnh Phúc cũng như cho đất nước.

           Tin & ảnh: Nguyễn Quốc Hải – Phòng TTr Khảo thí & ĐBCL

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Mon, 26 Nov 2018 17:50:50 +0000
Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên năm học 2018-2019 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=794:k-ho-ch-t-ch-c-l-y-y-ki-n-giao-vien-gi-ng-vien-can-b-nhan-vien-nam-h-c-2018-2019&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=794:k-ho-ch-t-ch-c-l-y-y-ki-n-giao-vien-gi-ng-vien-can-b-nhan-vien-nam-h-c-2018-2019&catid=82&Itemid=477

      UBND TỈNH VĨNH PHÚC

           TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

Số:       /KH - CĐKTKT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 9 năm 2018

KẾ HOẠCH

Tổ chức lấy ý kiến giáo viên,

giảng viên, cán bộ, nhân viên năm học 2018-2019

Thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng năm học 2018-2019, trường Cao đẳng KT- KT Vĩnh Phúc triển khai thực hiện việc lấy ý kiến giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên về các chính sách liên quan đến dạy và học; về công tác quản lý, tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại viên chức và người lao động của nhà trường.

I. Mục đích

- Giúp Nhà trường và lãnh đạo các đơn vị trong trường nắm bắt được những tồn tại trong công tác quản lý và phục vụ người học của từng đơn vị trong trường, qua đó có những biện pháp khắc phục những điểm tồn tại nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

- Giúp các khoa không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; chất lượng chương trình đào tạo, chất lượng dạy và học, đảm bảo theo đúng chuẩn đầu đã công bố, để đào tạo nhân lực ngày càng sát hơn với nhu cầu thực tiễn của xã hội.

- Giúp mỗi cán bộ, nhân viên trong từng đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.

- Nhà trường có thêm kênh thông tin để tham khảo, nghiên cứu, ra quyết định quản lý kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người học.

- Góp phần thực hiện công tác kiểm định chất lượng GDNN của trường.

II. Kế hoạch triển khai

STT Nội dung công việc Bộ phận phối hợp Thời gian thực hiện Ghi chú
1

Triển khai kế hoạch lấy ý kiến giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên năm học 2018 - 2019

Các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc Tháng 9/2018
2 Tiến hành lấy ý kiến Các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc

Tháng 10/2018

3 Nhập dữ liệu, xử lý, phân tích, thống kê. Tháng 11/2018
4 Tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến. Tháng 12/2018

III. Tổ chức thực hiện

- Trưởng các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc quán triệt và thông báo đến toàn thể cán bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên trong đơn vị hiểu rõ mục đích, yêu cầu và kế hoạch triển khai.

- Các cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên được lấy ý kiến phải đánh giá trung thực, khách quan.

- Thông tin phản hồi từ cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên phải được tổng hợp chính xác, trung thực và bảo mật tuyệt đối.

- Phòng Thanh tra KT&ĐBCL chủ trì, phối hợp các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:                                                                                                     HIỆU TRƯỞNG

- HT, các PHT;

- Các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc;

- Lưu: VT, TTrKT& ĐBCL.                                                                             

                         

                               TS. Tạ Quang Thảo

 

 

 

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Mon, 17 Sep 2018 17:41:44 +0000
mẫu đánh giá GVGV 2018 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=767:m-u-danh-gia-gvgv-2018&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=767:m-u-danh-gia-gvgv-2018&catid=82&Itemid=477

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày10 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VP
KHOA…………………
--------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO

Năm học:……………………………

Họ và tên:............................................................................................................................

Khoa, tổ bộ môn:.................................................................................................................

Cấp trình độ giảng dạy:.......................................................................................................

Nhiệm vụ được phân công giảng dạy (Lý thuyết, thực hành, tích hợp)...............................

Các tiêu chí và tiêu chuẩn Nhà giáo tự đánh giá xếp loại Khoa, tổ bộ môn đánh giá, xếp loại
Điểm đánh giá đạt được Tỷ lệ % của điểm đánh giá đạt được so với điểm đánh giá tối đa của mỗi tiêu chuẩn (lấy đến 1 chữ số thập phân, không làm tròn) Các minh chứng Điểm đánh giá đạt được Tỷ lệ % của điểm đánh giá đạt được so với điểm đánh giá tối đa của mỗi tiêu chuẩn (lấy đến 1 chữ số thập phân, không làm tròn) Các minh chứng
Tiêu chí 1 về Năng lực chuyên môn            
- Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn            
Trong đó: Chỉsố thứ nhất            
- Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ            
- Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học            
Tiêu chí 2 về Năng lực sư phạm            
- Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy            
Trong đó: Chỉ số thứ nhất            
- Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy            
- Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy            
- Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giákết quả học tập của người học            
- Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học            
- Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy            
- Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục            
- Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập            
- Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội            
Tiêu chí 3 về Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học            
- Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao            
- Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học            
- Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học*            
Tổng sốđiểm đánh giá            
Điểm quy đổi            
Xếp loại            

* Ghi chú: Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp không đánh giá Tiêu chuẩn 3 Tiêu chí 3

………..,ngày…….tháng……năm……
Giáo viên tự đánh giá

(Ký và ghi rõ họ, tên)

………..,ngày…….tháng……năm……
Trưởng khoa

(Ký và ghi rõ họ, tên)

   

Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày10 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VP
KHOA…………………
--------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ NHÀ GIÁO CỦA KHOA, TỔ BỘ MÔN

STT Họ và tên nhà giáo Cấp trình độ giảng dạy Nhiệm vụ giảng dạy Tự đánh giá, xếp loại của nhà giáo Đánh giá, xếp loại của Khoa, tổ bộ môn Ghi chú
Sơ cấp (x) Trung cấp (x) Cao đẳng (x) Dạy lý thuyết (x) Dạy thực hành (x) Dạy tích hợp (x) Điểm quy đổi xếp loại Điểm quy đổi xếp loại
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
 

………..,ngày…….tháng……năm……
Trưởng khoa

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Mẫu số 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VP

KHOA: …….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ NHÀ GIÁO CỦA CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

STT Họvà tên nhà giáo Cấp trình độ giảng dạy Nhiệm vụ giảng dạy Tự đánh giá, xếp loại của nhà giáo Đánh giá, xếp loại nhà giáo của Khoa, tổbộ môn Đánh giá, xếp loại nhà giáo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Sơ cấp (x) Trung cấp (x) Cao đẳng (x) Dạy lý thuyết (x) Dạy thực hành (x) Dạy tích hợp (x)
I Khoa……                  
                     
                     
                     
                     
                     
                     
                     
                     
                     
                     
                     
                     
                     
 

………..,ngày…….tháng……năm……
Trưởng Khoa

(Ký và ghi rõ họ, tên)

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Wed, 06 Jun 2018 18:46:29 +0000
CV công tác ĐBCL GDNN theo TT 08 .2018 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=766:cv-cong-tac-dbcl-gdnn-theo-tt-08-2018&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=766:cv-cong-tac-dbcl-gdnn-theo-tt-08-2018&catid=82&Itemid=477

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VP

                        Số :       /CĐKTKT-TTr,KT&ĐBCL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       Vĩnh Phúc, ngày .. tháng 6 năm 2018

                                                           

Kính gửi: Trưởng các khoa chuyên môn.

         Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp năm học 2017- 2018, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc triển khai công tác đánh giá chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo GDNN.

          Yêu cầu:

1. Các giáo viên, giảng viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và trung thực trong việc tự đánh giá.

2. Các trưởng khoa tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc, thực chất và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá của khoa (Phiếu đánh giá, bảng tổng hợp kết quả đánh giá theo mẫu 01,02,03 trên website www.vtec.edu.vn )

3. Phòng Thanh tra, Khảo thí & Đảm bảo chất lượng chủ trì, phối hợp các khoa, giáo viên, giảng viên nghiêm túc thực hiện.

4. Các khoa nộp kết quả đánh giá (gửi bản mềm Bảng tổng hợp kết quả vào địa chỉ email:buivanduongkt@gmail.com ) cho Phòng TTr-KT&ĐBCL trước ngày 22/6/2018.

Nơi nhận:

- PHT;

- Các khoa; Tổ GDTC;

- Lưu: VT, TTr-KT&ĐBCL

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Tạ Quang Thảo

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Wed, 06 Jun 2018 18:44:24 +0000
Kế hoạch tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp năm 2017 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=628:k-ho-ch-t-ki-m-d-nh-ch-t-lu-ng-giao-d-c-ngh-nghi-p-nam-2017&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=628:k-ho-ch-t-ki-m-d-nh-ch-t-lu-ng-giao-d-c-ngh-nghi-p-nam-2017&catid=82&Itemid=477
UBND TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 44/KH-CĐKTKT Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 09 năm 2017

KẾ HOẠCH

Tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp năm 2017

 

  1. 1.Mục đích tự kiểm định

Thực hiện theo Thông tư số 15/2017/TT - BLĐTBXH ngày 08/06/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Căn cứ hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Nhà trường thực hiện tự kiểm định chất lượng GDNN để chỉ ra các mặt mạnh, mặt yếu, từ đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp khắc phục nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra.

2. Phạm vi tự kiểm định

Các hoạt động của trường Cao đẳng KT - KT Vĩnh Phúc theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được ban hành theo Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/06/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Hội đồng kiểm định chất lượng

3.1. Thành phần

Hội đồng kiểm định chất lượng GDNN năm 2017 được thành lập theo Quyết định số 512/QĐ-CĐKTKT ngày 19/9/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Hội đồng gồm có 19 thành viên.

3.2. Ban thư ký giúp việc và các nhóm công tác chuyên trách

3.2.1 Ban thư ký

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN THƯ KÝ

STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ
1 Bùi Văn Dương Trưởng phòng TTr-KT&ĐBCL Trưởng Ban thư ký
2 Nguyễn Thị Tâm P. trưởng phòng TTr-KT&ĐBCL UV
3 Trần Văn Thiện P. trưởng phòng CTHSSV UV
4 Nguyễn Văn Nam (1981) GV khoa Điện - Điện tử UV
5 Phạm Thị Thúy Hằng Cán bộ Phòng TTr-KT&ĐBCL UV
6 Ngô Quang Hưng Cán bộ Phòng TTr-KT&ĐBCL UV

3.2.2 Các nhóm công tác chuyên trách

Nhóm Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ
Nhóm 1 Nguyễn Hữu Phước Trưởng phòng TC-HC Trưởng nhóm
Lê Thị Ngát P. Trưởng phòng TC-HC UV
Hoàng Thị Thu Cán bộ phòng TC-HC UV
Nguyễn Thị Hạnh Cán bộ phòng TC-HC UV
Nguyễn Ánh Điện Trưởng phòng CTHSSV UV
Chu Thị Dương CB phòng KHCN & ĐN UV
Nhóm 2 Tạ Phúc Lợi Trưởng phòng Đào tạo Trưởng nhóm
Ngô Thị Hạnh Cán bộ phòng Đào tạo UV
Đỗ Thị Làn GV khoa Cơ khí UV
Tạ Đình Chiến P. Trưởng khoa Kinh tế UV
Hoàng Minh Thái GV khoa CNTT UV
Triệu Thị Thủy GV khoa Kinh tế UV
Nguyễn Văn Chung P.Trưởng khoa CNTT UV
Đặng Thị Hải Vân GV khoa KTNN UV
Tạ Việt Cường Cán bộ phòng Đào tạo UV
Nhóm 3 Nguyễn Văn Hiền Giám đốc TTNN - TH Trưởng nhóm
Nguyễn T. Lan Phượng GV khoa KTNN UV
Nguyễn Quốc Thường GV khoa Cơ khí UV
Phan Thị Thu Thủy GV Khoa Điện - Điện tử UV
Nguyễn Xuân Quang P. Trưởng khoa KHCB UV
Đàm Thị Thơm GV khoa KTNN UV
Nguyễn Quang Nhật P. Trưởng khoa KHCB UV
Tạ Nhật Anh GV khoa KHCB UV
Nhóm 4 Ngô T. Cẩm Linh Trưởng khoa Kinh tế Trưởng nhóm
Phạm Thành Trung P.Trưởng phòng Đào tạo UV
Dương Thị Thanh Loan Trưởng khoa CNTT UV
Đỗ Cao Cường P. Trưởng khoa Cơ khí UV
Phạm Thanh Vũ Trưởng khoa KTNN UV
Trần Quyền Quý GV khoa Điện - Điện tử UV
Lường Thị Pó Trưởng khoa LLCT UV
Tạ Thị Thương GV khoa KHCB UV
Nhóm 5 Nguyễn Duy Sỹ Trưởng phòng QTĐS Trưởng nhóm
Tạ Quang Đông Cán bộ phòng QTĐS UV
Tạ Quang Duy P.Trưởng khoa Điện - Điện tử UV
Nguyễn T. Thu Hằng GV khoa Kinh tế UV
Nguyễn Thị Thủy CB phòng KHCN&ĐN UV
Dương Văn Toàn GV khoa Cơ khí UV
Phạm Thị Lan GV khoa KTNN UV
Trần Quốc Thoại GV khoa Cơ khí UV
Nhóm 6 Đoàn Quang Thắng Trưởng phòng KHCN&ĐN Trưởng nhóm
Lưu Đăng Khoa P.Trưởng phòng KHCN&ĐN UV
Nguyễn Thị Nguyệt CB phòng KHCN&ĐN UV
Tạ Thị Hà CB phòng KHCN&ĐN UV
Nhóm 7 Lê Thị Hướng Trưởng phòng KH-TC Trưởng nhóm
Cao Đức Quang P. Trưởng phòng KH-TC UV
Nguyễn Thị Phương Thúy Cán bộ phòng KH-TC UV
Nhóm 8 Đào Minh Xuân Trưởng ban QLKTX Trưởng nhóm
Vũ Đức Hạnh Giám đốc TTTS&QHVDN UV
Nguyễn Văn Kiệt P. trưởng ban QLKTX UV
Hoàng Anh Cường CB phòng CTHSSV UV
Nguyễn Thị Lan CB phòng QTĐS UV
Nhóm 9 Lê Hải Tài Trưởng khoa Điện - Điện tử Trưởng nhóm
Nguyễn Hải Hà P.Giám đốc TTTS&QHVDN UV
Tô Quang Hiệp Cán bộ phòng Đào tạo UV
Phạm Thu Hường GV khoa Kinh tế UV

3.3. Phân công thực hiện

Stt

Tiêu chuẩn

Nhóm chịu

trách nhiệm

Thời gian thu thập

thông tin và minh chứng

Ghi chú
1 Tiêu chí 1: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý (12 tiêu chuẩn) Nhóm 1 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
2

Tiêu chí 2:Hoạt động đào tạo

(17 tiêu chuẩn)

Nhóm 2 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
3 Tiêu chí 3:Giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động(15 tiêu chuẩn) Nhóm 3 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
4 Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình(15 tiêu chuẩn) Nhóm 4 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
5 Tiêu chí 5:Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện (15 tiêu chuẩn) Nhóm 5 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
6 Tiêu chí 6:Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế (5 tiêu chuẩn) Nhóm 6 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
7 Tiêu chí 7:Quản lý tài chính (6 tiêu chuẩn) Nhóm 7 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
8

Tiêu chí 8:Dịch vụ cho người học

(9 tiêu chuẩn)

Nhóm 8 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
9 Tiêu chí 9:Giám sát đánh giá chất lượng (6 tiêu chuẩn) Nhóm 9 Từ 12/10 đến 10/11/2017  
10

Phần I. Giới thiệu về cơ sở GDNN

1. Thông tin chung

2. Thông khái quát về lịch sử phát triển và thành tích nổi bật

3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

4. Nghề đào tạo và qui mô đào tạo

5. Cơ sở VC, thư viện, tài chính

Phần II. Kết quả tự KĐCLGDNN

1. Đặt vấn đề

2. Tổng quan chung

3. Tự đánh giá

Phần III. Tổng hợp kế hoạch nâng cao chất lượng cơ sở GDNN

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị

Ban thư ký

Từ 26/9 đến 10/11/2017

 

4. Công cụ đánh giá

Quy trình thực hiện kiểm định chất lượng GDNN được quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/6/2017của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như sau:

5. Nội dung công việc - thời gian thực hiện                  

Thời gian

Công việc

Đơn vị thực hiện
18/9 - 20/9/2017 Xây dựng kế hoạch tự kiểm định chất lượng GDNN năm 2017 của trường. Ban thư ký
22/9 - 28/9/2017 Họp Hội đồng kiểm định chất lượng GDNN Hội đồng kiểm định
30/9 - 10/10/2017 Chuẩn bị tự đánh giá sơ bộ kết quả tự kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo của đơn vị Trưởng các đơn vị
12/10 - 10/11/2017 Thực hiện thu thập minh chứng và tự đánh giá sơ bộ kết quả tự kiểm định chất lượng GDNN năm 2017 Các nhóm
12/11-18/11/2017 Báo cáo sơ bộ kết quả tự kiểm định chất lượng theo các tiêu chí Trưởng các nhóm
20/11 - 25/11/2017 Các nhóm tổng hợp thành 1 file mềm, bản cứng và các thông tin minh chứng gửi về phòng TTr-KT&ĐBCL Các nhóm
01/12 - 05/12/2017 Họp Hội đồng kiểm định chất lượng GDNN của Trường thẩm định, phê duyệt báo cáo sơ bộ kết quả tự kiểm định chất lượng GDNN năm 2017 Hội đồng kiểm định
06/12 - 08/12/2017 Tổng hợp, chỉnh sửa Báo cáo kiểm định chất lượng GDNN năm 2017 Ban Thư ký
10/12 - 14/12/2017 Gửi báo cáo về Tổng cục GDNN và sở LĐTB&XH Ban Thư ký

(Lưu ý: Báo cáo soạn thảo theo phông chữ Times New roman, Unicode, cỡ chữ 13, giãn dòng Exactly 19pt, lề trên, dưới, phải 2cm; lề trái 3cm)

            Yêu cầu:

- Hội đồng Kiểm định chất lượng GDNN năm 2017 chỉ đạo thực hiện đảm bảo tiến độ và đúng kế hoạch.

- Trưởng các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc phổ biến Kế hoạch kiểm định chất lượng GDNN năm 2017 tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và phối hợp, tổ chức thực hiện nghiêm túc đảm bảo kế hoạch, chất lượng và yêu cầu đề ra.

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

- Thành viên Hội đồng;

- Các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc;

- Lưu: VT, TTr-KT&ĐBCL.

(Đã ký)

  TS. Tạ Quang Thảo
]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Thu, 28 Sep 2017 17:57:12 +0000
Đại hội công đoàn trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 thành công tốt đẹp http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=627:sang-23-thang-9-nam-2017-cong-doan-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc-long-tr-ng-t-ch-c-d-i-h-i-cong-doan-l-n-th-viii-nhi-m-ky-2017-2022-v-d-va-ch-d-o-d-i-h-i-co-d-ng-chi-ki-u-th-anh-nguy-t-uvbtv-ch-nhi-m-ubkt-cong-doan-nganh-giao-d-c-t-nh-vinh-phuc&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=627:sang-23-thang-9-nam-2017-cong-doan-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc-long-tr-ng-t-ch-c-d-i-h-i-cong-doan-l-n-th-viii-nhi-m-ky-2017-2022-v-d-va-ch-d-o-d-i-h-i-co-d-ng-chi-ki-u-th-anh-nguy-t-uvbtv-ch-nhi-m-ubkt-cong-doan-nganh-giao-d-c-t-nh-vinh-phuc&catid=82&Itemid=477

Sáng 23 tháng 9 năm 2017, Công đoàn trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Đại hội công đoàn lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Về dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Kiều Thị Ánh Nguyệt –UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc; NGƯT,TS.Tạ Quang Thảo- Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí ĐUV, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng, phó các đơn vị nhà trường cùng 183 đoàn viên Công đoàn trong toàn trường.

Đồng chí Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch Công đoàn trường khóa VII, thay mặt Đoàn Chủ tịch trình bày Báo cáo tổng kết công tác công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2017, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Công đoàn trong nhiệm kỳ 2017 - 2022. Báo cáo tổng kết nêu rõ, trong nhiệm kỳ 2012-2017 Công đoàn nhà trường đã làm tốt chức năng trọng yếu của mình là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CBCNV nhà trường, đồng thời xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh và tham gia nhiều hoạt động xã hội: trào thi đua yêu nước, công tác đền ơn, đáp nghĩa, các phong trào thiện nguyện… được phát động và hiệu quả.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội NGƯT,TS.Tạ Quang Thảo- Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Công đoàn nhà trường trong công tác giáo dục, đào tạo và xây dựng tổ chức, đảm bảo đời sống cho người lao động, đồng thời đặt ra một số vấn đề đối với nhà trường nói chung và Công đoàn nói riêng: nguy cơ tuyển sinh một số ngành sụt giảm, sức ép cạnh tranh giữa các trường có cùng ngành nghề đào tạo và sự thu hút lao động phổ thông không qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp với mức lương hấp dẫn, chủ trương sáp nhập các trường của tỉnh… trong khi số lượng CB, GV, NV không giảm và yêu cầu ổn định đời sống cho CBCNVC kèm theo đảm bảo các khoản phúc lợi cho người lao động! Từ đó, đồng chí kêu gọi toàn thể CBCNVC hãy tuân thủ triết lý: Người học là lý do tồn tại của nhà trường, từ đó đề nghị Đại hội sáng suốt lựa chọn bầu ra một BCH mới có đủ đức, sức để lãnh đạo Công đoàn trường vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Ghi nhận những đóng góp của Công đoàn trường Cao đẳng KT-KT Vĩnh Phúc trong nhiệm kỳ, đồng chí Kiều Thị Ánh Nguyệt –UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu: Những phần thưởng mà Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc và Công đoàn ngành Giáo dục tặng cho tập thể và cá nhân Công đoàn nhà trường đã nói lên những đóng góp của các đồng chí. Trong nhiệm kỳ 2017-2022 Công đoàn Ngành hy vọng, phát huy những thành tích đạt được của nhiệm kỳ vừa qua, trong nhiệm kỳ mới BCH sẽ phát huy hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu đề ra.

Đại hội kết thúc vào hồi 11h45, Đại hội đã bầu ra được BCH nhiệm kỳ mới gồm 09 đồng chí; các đại biểu tiêu biểu cho CBCNVC Công đoàn nhà trường đi dự Đại hội Công đoàn cấp trên diễn ra vào năm 2018.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU VỀ ĐẠI HỘI

Đ/c Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch Công đoàn nhiệm kỳ 2012-2017

thay mặt Đoàn Chủ tịch Khai mạc Đại hội

NGUT.TS Tạ Quang Thảo – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng phát biểu

BCH nhiệm kỳ 2017-2022 ra mắt Đại hội

Văn nghệ chào mừng Đại hội

Ngô Quang Hưng – P.TTKT&ĐBCL

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Tue, 26 Sep 2017 20:10:06 +0000
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHUẨN GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=589:thong-tu-quy-d-nh-chu-n-giao-vien-gi-ng-vien-d-y-ngh&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=589:thong-tu-quy-d-nh-chu-n-giao-vien-gi-ng-vien-d-y-ngh&catid=82&Itemid=477
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2017/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày10tháng03năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27tháng11 năm 2014;

Căn cứNghị định số14/2017/NĐ-CPngày 17tháng02 năm 2017 củaChính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chứccủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứNghị định số48/2015/NĐ-CPngày 15tháng5 năm 2015 củaChính phủquy định chitiết một sđiều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn đánh giá, xếp loại nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp); cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

3. Chuẩn nhà giáo dạy các môn chung, môn văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo quy định tại Thông tư số30/2009/TT-BGDĐTngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

4. Thông tư này không áp dụng đối với các trường sư phạm và nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là hệ thống các yêu cầu cơ bản về năng lực nghề nghiệp mà nhà giáo cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp ở các cấp trình độ đào tạo.

2. Tiêu chí là những nội dung cụ thể của chuẩn, thể hiện năng lực của nhà giáo.

3. Tiêu chuẩn là những yêu cầu cụ thể của tiêu chí. Trong mỗi tiêu chuẩn có các chỉ số đánh giá.

4. Chỉ số là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể của tiêu chuẩn.

5. Minh chng là các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của chỉ số.

6. Dạy tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học, học phần, môn học, mô-đun.

7. Trình độ trung cấp chuyên nghiệp là cấp trình độ đào tạo được quy định tạiđiểm C khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục năm 2005.

8. Trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề là các cấp trình độ đào tạo được quy định tạiĐiều 6 Luật Dạy nghề năm 2006.

9. Trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là các cấp trình độ đào tạo được quy định tạikhoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.

Chương II

CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Mục 1. CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Tiểu mục 1. TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN

Điều 3. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn

1. Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

2. Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.

3. Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.

4. Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.

5. Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.

6. Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy.

Điều 4. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ

1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số01/2014/TT-BGDĐTngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

2. Đọc và hiểu một số thuật ngữ chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy.

Điều 5. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học

1. Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tincơ bản theo quy định tại Thông tư số03/2014/TT-BTTTTngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tinhoặc tương đương trở lên.

2. Sử dụng được phn mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng.

Tiểu mục 2. TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM

Điều 6. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy

1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đươngtrở lên.

2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng.

Điều 7. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóahọc.

2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.

3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.

4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

Điều 8. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy

1. Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đi tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.

2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.

3. Vận dụng một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học.

4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Điều 9. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với mô-đun được phân công giảng dạy.

2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Điều 10. Tiêu chuẩn 5 vềQuản lýhồ sơ dạy học

1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.

2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

Điều 11. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp.

2. Tham gia chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp.

Điều 12. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

1. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

2. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.

Điều 13. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học.

2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ,hợp tác.

Điều 14. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội

1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.

2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Tiểu mục 3. TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Điều 15. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao

1. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tham gia hội giảng các cấp.

2. Tham gia các khóađào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.

Điều 16. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học

1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.

2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.

Mục 2. CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Tiểu mục 1. TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN

Điều 17. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn

1. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;

b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;

c) Có kiến thức về các môn học, mô-đun liên quan trong ngành, nghề;

d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

2. Đối với nhà giáo dạy thực hành

a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;

b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

c) Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;

d) Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngànhtrở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;

b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;

c) Có kiến thức về môn học, mô-đun của ngành, nghề liên quan;

d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

đ) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

e) Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.

Điều 18. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ

1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số01/2014/TT-BGDĐTngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

2. Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy.

Điều 19. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học

1. Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tincơ bản theo quy định tại Thông tư s03/2014/TT-BTTTTngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tinhoặc tương đương trở lên.

2. Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kếbài giảng.

Tiểu mục 2. TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM

Điều 20. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy

1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 2 hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp hoặc tương đương trở lên.

2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.

Điều 21. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học được phân công trên cơ sở chươngtrình, kế hoạch đào tạo của cả khóahọc.

2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.

3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.

4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

5. Tự làm một số thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.

6. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợpvớichương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

Điều 22. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy

1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.

2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.

3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập, rèn luyện năng lực tự học của người học.

4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Điều 23. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.

2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Điều 24. Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học

1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.

2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

Điều 25. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ trung cấp.

Điều 26. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.

2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học.

4. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.

Điều 27. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.

2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ,hợp tác.

Điều 28. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội

1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.

2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng.

Tiểu mục 3. TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌ

Điều 29. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao

1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp.

2. Tham gia hội giảng các cấp.

3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

4. Tham gia các khóađào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.

Điều 30. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học

1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.

2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.

Điều 31. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học

1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.

2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên.

Mục 3. CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Tiểu mục 1. TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN

Điều 32. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn

1. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết

a)bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hp với ngành, nghề giảng dạy;

b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;

c) Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;

d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

2. Đối với nhà giáo dạy thực hành

a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;

b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

c) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;

d) Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

3. Đi với nhà giáo dạy tích hợp

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;

b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;

c) Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;

d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

đ) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

e) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.

Điều 33. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ

1.Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số01/2014/TT-BGDĐTngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

2.Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy; mô tả được một số công việc cơ bản của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

Điều 34. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học

1.Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tincơ bản theo quy định tại Thông tư số03/2014/TT-BTTTTngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tinhoặc tương đương trở lên.

2.Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng, tài liệu giảng dạy.

Tiểu mục 2. TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM

Điều 35. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm vàthời giantham gia giảng dạy

1.Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.

2.Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.

Điều 36. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

1.Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóahọc.

2.Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.

3.Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.

4.Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

5.Tự làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.

6.Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy.

Điều 37. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy

1.Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.

2.Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.

3.Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học.

4.Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Điều 38. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

1.Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.

2.Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Điều 39. Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học

1.Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.

2.Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

Điều 40. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

1.Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2.Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp.

Điều 41. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

1.Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.

2.Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

3.Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học.

4.Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.

Điều 42. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

1.Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.

2.Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ,hợp tác.

Điều 43. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội

1.Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học; góp phần huy động các nguồn lực xã hội xây dựng, phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2.Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng; xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội.

Tiểu mục 3. TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Điều 44. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao

1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu pháttriểncủa phòng, khoa, tổ bộ môn.

2. Tham gia hội giảng các cấp.

3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

4. Tham gia các khóađào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.

Điều 45. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học

1.Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.

2.Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi các cấp.

Điều 46. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học

1.Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.

2.Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.

Chương III

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 47. Căn cứ đánh giá, xếp loại nhà giáo

1.Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: Có 03 tiêu chí, 14 tiêu chuẩn, 36 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các khoản của các điều từ Điều 3 đến Điều 16 của Thông tư này.

2.Đối với nhà giáo dạy lý thuyết, thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 42 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các điểm của các khoản1, 2 Điều 17; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 18 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 33 đến Điều 46 của Thông tư này.

3.Đi với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 44 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các điểm của khoản 3 Điều 17; khoản 3 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 18 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 33 đến Điều 46 của Thông tư này.

Điều 48. Điểm đánh giá

1.Điểm đánh giá tối đa của mỗi chỉ số là 2 điểm. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc cho điểm chi tiết từng chỉ số theo 3 mức: 0, 1, 2.

2.Điểm đánh giá tối đa của tiêu chuẩn là tổng số điểm đánh giá tối đa của các chỉ số có trong tiêu chuẩn.

3.Tổng số điểm đánh giá tối đa của nhà giáo là tổng số điểm đánh giá tối đa của các tiêu chuẩn đối với từng nhà giáo. Tổng số điểm đánh giá tối đa đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 72 điểm; nhà giáo dạy lý thuyết hoặc thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng là 84 điểm; nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng là 88 điểm.

4.Công thức tính điểm đánh giá quy đổi theo thang điểm 100

Điểm quy đổi (lấy phần nguyên) = Tổng số điểm đánh giá đạt được x 100
Tổng số điểm đánh giá tối đa

5.Nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ đào tạo thì được đánh giá, xếp loại theo chuẩn của nhà giáo giảng dạy ở cấp trình độ cao nhất.

Điều 49. Xếp loại nhà giáo

1.Không đạt chuẩn

Nhà giáo không đạt chuẩn thuộc một trong các trường hợp sau:

a)Điểm quy đổi dưới 50 điểm;

b)Điểm quy đổi từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của một trong các tiêu chuẩn đạt dưới 50% điểm đánh giá tối đa;

c)Điểm quy đổi từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của chỉ số quy định tại khoản 1 Điều 3; điểm a của các khoản 1, 2, 3 Điều 17; điểm a của các khoản 1, 2, 3 Điều 32 của Thông tư này (sau đây gọi là chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1) hoặc chỉ số quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 35 (sau đây gọi là chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2) không đạt điểm đánh giá tối đa.

2.Đạt chuẩn

a)Loại C: Điểm quy đổi đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa;

b)Loại B: Điểm quy đổi đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa;

c)Loại A: Điểm quy đổi đạt từ 80 điểm đến 100 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa.

Điều 50. Quy trình đánh giá, xếp loại nhà giáo

1.Nhà giáo tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).

2.Khoa, tổ bộ môn tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này); báo cáotổng hợpkết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo cho Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

3.Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo ở cấp cơ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 51. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

1.Chỉ đạo, kiểmtra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo các quy định tại Thông tư này.

2.Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Điều 52. Trách nhiệm của các Bộ, ngành,Tổ chứcchính trị - xã hội,Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo theo các quy định tại Thông tư này đối với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý; gửi báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trước ngày 31/7 hàng năm (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩnhóavà nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 53. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1.Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo các quy định tại Thông tư này.

2.Tổng hợpkết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và báo cáoỦy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩnhóavà nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trìnhỦy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt theo quy định.

Điều 54. Trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1.Thực hiện việc đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư này, đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực dạy học và giáo dục của nhà giáo trong điều kiện cụ thể của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, địa phương.

2.Việc đánh giá, xếp loại nhà giáo phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua minh chứngphù hợpvới tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định tại Chương II của Thông tư này.

3.Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (theo mẫu s05 ban hành kèm theo Thông tư này); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩnhóavà nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trình cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.

4.Có cơ chế khuyến khích, động viên đối với các nhà giáo đạt chuẩn loại B trở lên.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp

Nhà giáo dạy thực hành hoặc dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng mà chưa đáp ứng chuẩn về kỹ năng nghề quy định tại Thông tư này, phải hoàn thiện để đáp ứng quy định của Thông tư này trước ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Điều 56. Công nhận tương đương

Các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm được công nhận tương đương với các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm quy định tại Thông tư này do Bộ chuyên ngành quy định sau khi có sự thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 57. Hiệu lực thi hành

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.

2.Thông tư số30/2010/TT-BLĐTBXHngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3.Bãi bỏ Chương II Thông tư s40/2015/TT-BLĐTBXHngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.

4.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướngdẫn./.

 Nơi nhận:
-Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-Thủ tướngvà các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-Văn phòng Tổng Bí thư;
-Văn phòng Chủ tịch nước;
-Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và cácỦy bancủa Quốc hội;
-Văn phòng Chính phủ;
-Tòaán nhân dân ti cao;
-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
-Kiểm toán Nhà nước;
-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-Cục Kiểm travănbản QPPL (Bộ Tư pháp);
-Công báo;
-Cổng TTĐT Chính phủ;
-Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
-Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số08/2017/TT-BLĐTBXH ngày10tháng03năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

TÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
TÊN KHOA, TỔ BỘ MÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO

Năm học:……………………………

Họ và tên:............................................................................................................................

Khoa, tổ bộ môn:.................................................................................................................

Cấp trình độ giảng dạy:.......................................................................................................

Nhiệm vụ được phân công giảng dạy (Lý thuyết, thực hành, tích hợp)...............................

Các tiêu chí và tiêu chuẩn Nhà giáo tự đánh giá xếp loại Khoa, tổ bộ môn đánh giá, xếp loại
Điểm đánh giá đạt được Tỷ lệ % củađiểm đánh giáđạt được so với điểm đánh giátối đacủamỗi tiêu chuẩn(lấy đến 1 chữ sốthập phân, không làm tròn) Các minh chứng Điểm đánh giá đạt được Tỷ lệ % của điểm đánh giá đạt được sovớiđiểm đánh giá tối đa của mỗi tiêu chuẩn(lấy đến 1 chữsốthập phân, không làm tròn) Các minh chứng
Tiêu chí 1 về Năng lực chuyên môn            
- Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn            
Trong đó: Chỉsố thứ nhất            
- Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ            
- Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học            
Tiêu chí 2 về Năng lực sư phạm            
- Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy            
Trong đó: Chỉ số thứ nhất            
- Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy            
- Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy            
- Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giákết quả học tập của người học            
- Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học            
- Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy            
- Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục            
- Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập            
- Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội            
Tiêu chí 3 về Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học            
- Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao            
- Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học            
- Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học*            
Tổng sốđiểm đánh giá            
Điểm quy đổi            
Xếp loại            
 

* Ghi chú: Đi với nhà giáo dạy trình độ sơcấpkhông đánh giá Tiêu chuẩn3 Tiêu chí 3

………..,ngày…….tháng……năm……
Nhà giáo tự đánh giá

 

(Kývà ghi rõ họ, tên)

………..,ngày…….tháng……năm……
Lãnh đạo khoa, tổ bộ môn

 

(Kývà ghi rõ họ, tên)

 

 

 

Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày10tháng03năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

TÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
TÊN KHOA, TỔ BỘ MÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ NHÀ GIÁO CỦA KHOA, TỔ BỘ MÔN

 

STT Họ và tên nhà giáo Cấp trình độ giảng dạy Nhiệm vụ giảng dạy Tự đánh giá, xếp loại của nhà giáo Đánh giá, xếp loại của Khoa, tổ bộ môn Ghi chú
Sơ cấp (x) Trung cấp (x) Cao đẳng (x) Dạy lý thuyết (x) Dạy thực hành (x) Dạy tích hợp (x) Điểm quy đổi xếp loại Điểm quy đổi xếp loại
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
                         
 

………..,ngày…….tháng……năm……
Lãnh đạo khoa, tổ bộ môn

 

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Mẫu số 03

(Ban hành kèm theo Thông tưsố 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày10tháng3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

TÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGHỀNGHIỆP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ NHÀ GIÁO CỦA CƠ SỞHOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

STT Hvà tên nhà giáo Cấp trình độ giảng dạy Nhiệm vụ giảng dạy Tự đánh giá, xếp loại của nhà giáo Đánh giá, xếp loại nhà giáo của Khoa, tbộ môn Đánh giá, xếp loại nhà giáo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Sơ cấp (x) Trung cấp (x) Cao đẳng (x) Dạy lý thuyết (x) Dạy thực hành (x) Dạy tích hợp (x)
I Khoa……                  
                     
                     
                     
                     
                     
                     
II Tổ bmôn....                  
                     
                     
                     
                     
                     
                     

 

 
  ………..,ngày…….tháng……năm……
HIỆU TRƯỞNG, GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 04

(Ban hành kèm theo Thông tưsố 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày10tháng3năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

TÊN BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ,
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TW, CƠ QUAN TW
CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ -
XÃ HỘI, SỞ LĐ-TB&XH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../BC-……….  

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NHÀ GIÁO VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ

Năm học:…………………..

Kính gửi:………………………………………………………………

I. Báo cáo xếp loại nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ(chi tiết tại phụ lc kèm theo)

Tổng snhà giáo:………………………………Trong đó:

1.Đối với các trường cao đẳng

Tổng số nhà giáo là:.............................................................................................................

+ Snhà giáo đạt chuẩn Loại A:........................; Loại B:………………….; Loại C:..............

+ Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:.............................................................................................

2.Đối với các trường trung cấp

Tổng số nhà giáo là:..............................................................................................................

+ Snhà giáo đạt chuẩn Loại A:........................; Loại B:………………….; Loại C:..............

+ Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:.............................................................................................

3.Đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Tổng số nhà giáo là:..............................................................................................................

+ Snhà giáo đạt chuẩn Loại A:........................; Loại B:………………….; Loại C:..............

+ Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:............................................................................................

4.Đối với các cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp)

Tổng số nhà giáo là:.............................................................................................................

+ Snhà giáo đạt chuẩn Loại A:........................; Loại B:………………….; Loại C:.............

+ Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:.............................................................................................

II. Các giải pháp về động viên, khuyến khích nhà giáo đạt chuẩn loại A, B(nếu có)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

III. Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo(nếu có)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

  …………,ngày…….tháng……năm…….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Kýtên và đóng dấu)

Phụ lục

(Kèm theo báo cáo số………./BC……... ngày…../…./……..của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan trung ương của cáctổ chứcchính trị - xã hội, SLĐTB&XH về việc báo cáo xếp loại nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ)

Đơn vị tính: người

STT Tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp Đạt chuẩn Chưa đt chuẩn  
Tổngsố Dạy lý thuyết Dạy thực hành Dạy tích hợp Tổngsố Dạy lý thuyết Dạy thực hành Dạy tích hợp  
Loại A Loại B LoạiC Loại A Loại B LoạiC Loại A Loại B LoạiC  
I TRƯỜNG CAO ĐNG                            
1 Trường Cao đẳng A                            
  - Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng                            
  - Nhà giáo dạy trình độ trung cấp                            
  - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp                            
2                              
II TRƯỜNG TRUNG CP                            
1 Trường Trung cấp B                            
  - Nhà giáo dạy trình độ trung cấp                            
  - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp                            
2                              
III TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHNGHIỆP                            
1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệpC                            
                               
                               
IV CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, DOANH NGHIỆP CÓ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHNGHIỆP                            
1 Cơ sở giáo dục đại học D                            
  Nhà giáo dạytrìnhđộ cao đẳng                            
2 Doanh nghiệp Đ                            
  Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp                            
  TỔNG CỘNG                            

 

 

Mẫu số 05

(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2017/TT-BLĐTBXH ngày……tháng……năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:………../BC-………..  

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NHÀ GIÁO VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ

Năm học:…………………..

Kính gửi:…………………………………………………………..

I. Thông tin chung về cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1.Tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp:....................................................................

2.Địa chỉ:.............................................................................................................................

3.Điện thoại:……………………….; fax:……………………….; email:...................................

II. Báo cáo xếp loại nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ(chitiết tại phụ lục kèm theo)

Tổng số nhà giáo là:………………………………………….Trong đó:

-Số nhà giáo đạt chuẩn Loại A:………………..; Loại B:………………..; Loại C:...................

-Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:...............................................................................................

III.Các giải pháp về động viên, khuyến khích nhà giáo đạt chuẩn loại A, B(nếu có)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

IV.Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo(nếu có)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

 

………, ngày…….tháng…….năm……..
HIỆU TRƯỞNG, GIÁM ĐỐC

 

(Kýtên và đóng dấu)

Phlc

(Kèm theo báo cáo số…./BC………ngày……./…/……. của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về việc báo cáo xếp loại nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ)

STT Họ và tên nhà giáo Đt chuẩn Chưa đạt chuẩn
Tổng số Dạy lý thuyết Dạy thực hành Dạy tích hợp Tổng số Dạy lý thuyết (x) Dạy thực hành (x) Dạy tích hợp (x)
Loại A (x) Loại B (x) LoạiC(X) Loại A (x) Loại B (x) LoạiC(X) Loại A (x) Loại B (x) LoạiC(x)
I Dạy trình độ cao đẳng                            
1                              
2                              
3                              
                             
II Dạy trình độ trung cấp                            
1                              
2                              
3                              
….                              
III Dạy trình độ sơ cấp                            
1                              
2                              
3                              
                             
  Tổng cộng                            

 

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Mon, 05 Jun 2017 18:01:09 +0000
KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIÁO VIÊN http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=585:fgdfsg&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=585:fgdfsg&catid=82&Itemid=477

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

Số: 26 /KH - CĐKTKT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIÁO VIÊN

Thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng đào tạo, trường Cao đẳng KT - KT Vĩnh Phúc triển khai thực hiện việc tự đánh giá chất lượng giảng viên, giáo viên.

I. Mục đích

1. Góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại.

2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên, giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

3. Tạo thêm một kênh thông tin để:

- Giúp giảng viên, giáo viên có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy.

- Cán bộ quản lý khoa có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá giảng viên, giáo viên, đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên.

- Nhà trường có thêm cơ sở để đánh giá chất lượng giảng viên, giáo viên,

có thêm cơ sở để đưa ra quyết định quản lý phù hợp.

- Góp phần thực hiện công tác kiểm định chất lượng trường.

II. Yêu cầu

- Các giáo viên, giảng viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và trung thực trong việc tự đánh giá.

- Các trưởng khoa tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc, thực chất và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá của khoa (phiếu đánh giá, bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá theo mẫu trên website www.vtec.edu.vn )

- Phòng Thanh tra, Khảo thí & Đảm bảo chất lượng chủ trì, phối hợp các khoa, giáo viên, giảng viên nghiêm túc thực hiện.

- Các khoa nộp kết quả đánh giá (gửi bản mềm Bảng tổng hợp kết quả vào địa chỉ email buivanduongkt@gmail.com ) cho phòng TTr-KT&ĐBCL trước ngày 16/6/2017.

III. Đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên, giảng viên

1. Cách đánh giá:

       - Đánh giá theo thang điểm 100

     - Điểm đánh giá theo công thức sau:

                    Tổng số điểm = 2,5∑ a + 2∑ b + 1,5∑ c + ∑ d + 0,5 ∑ e

           2. Xếp loại:

Loại giỏi: từ 80 ÷ 100 điểm và trong đó mức a có tỷ trọng a≥ 30%, tổng các mức d, e có tỷ trọng ≤ 5%.

Loại khá: từ 70 ÷ cận 80 điểm và trong đó tổng các mức d,e có tỷ trọng ≤ 10%.

Loại Trung bình khá: từ 60÷ cận 70 điểm và trong đó tổng các mức d,e có tỷ trọng ≤ 15%.

Loại Trung bình: từ 50 ÷ cận 60 điểm

Loại yếu: dưới 50 điểm

Khi đủ điểm ở các mức xếp loại nhưng không đạt điều kiện các mức a, mức d, e, tiêu chuẩn 1 sẽ bị hạ 1 bậc xếp loại.

Nơi nhận:                                                                                                     HIỆU TRƯỞNG

- PHT ;                                                                                                             (Đã ký)

- Các khoa; Tổ GDTC

- Lưu: VT, TTrKT& ĐBCL.                                                                            

                      Tạ Quang Thảo

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT – KT VĨNH PHÚC

KHOA ……...........................

PHIẾU GIẢNG VIÊN/GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

(Dùng cho GVGV dạy các chuyên ngành kỹ thuật)

Năm học: ......................

Họ và tên giảng viên/giáo viên: …………………………………………………

Tổ bộ môn: ……………………………………………………………………….

Học phần, môn học được phân công giảng dạy:……………………………….

a. Tốt b. Khá c. Trung bình khá d. Trung bình e. Yếu
2,5 điểm 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0, 5 điểm
Các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn a b c d e
TC1. Năng lực chuyên môn
     + tc1. Kiến thức chuyên môn
       - Nắm vững kiến thức nghề (học phần) được phân công giảng dạy
       - Có kiến thức về nghề liên quan
       - Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề
     + tc2. Kỹ năng nghề
       - Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy
       - Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy
       - Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề
TC2. Năng lực sư phạm
   + tc1. Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
         - Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học;
       - Soạn được giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học;
       - Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun thuộc nghề được phân công giảng dạy;
       - Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết; tự làm được các loại phương tiện dạy học thông thường.
   + tc2. Thực hiện hoạt động giảng dạy
   - Tổ chức dạy học phù hợp với trình độ, hình thức đào tạo và với từng đối tượng người học;
   - Thực hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp theo đúng giáo án, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định;
   - Biết vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học;
    - Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng dạy nghề; ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.
   - Thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung;
   + tc3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
   - Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy;
   - Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách công bằng, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định.
   + tc4. Quản lý hồ sơ dạy học
   - Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học;
   - Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
   + tc5. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu GD
   - Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình môn học trình độ trung cấp trở lên
   - Có khả năng chủ trì hoặc tham gia biên soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy
   + tc6. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
   - Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác;
   - Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng;
   - Vận dụng được các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học ;
   + tc7. Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
    - Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học;
     -   Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
   + tc8. Hoạt động xã hội
       - Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng, động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học
TC3. Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học
   + tc1. Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện
   - Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tích cực tham gia hội giảng các cấp;
   - Tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của khoa, tổ chuyên môn; tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi;
     - Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
   + tc2. Nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện
     - Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ
    -   Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.
     - Tham gia viết báo, thông tin khoa học – giáo dục và đào tạo, bản tin website
     -   Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng caotrình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy dáp ứng yêu cầu của dạy học.
TC4. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
+ tc1. Phẩm chất chính trị
+ tc2. Đạo đức nghề nghiệp
+ tc3. Ửng xử với người học
+ tc4. Ứng xử với đồng nghiệp
+ tc5. Ý thức, trách nhiệm trong công việc
+ tc6. Nhiệt tình, quan tâm đến người học

- Tổng số điểm:

- GV tự xếp loại:

Ghi chú:   - TC là chữ viết tắt của “tiêu chuẩn”

- tc là chữ viết tắt của “tiêu chí”

ĐÁNH GIÁ CHUNG (Giảng viên/ giáo viên tự đánh giá):

1. Những điểm mạnh:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

2. Những điểm yếu:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

3. Hướng khắc phục điểm yếu:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA KHOA

Giáo viên:…………………………………..

Kết quả tự đánh giá của GV là đúng.

         (Chữ ký trưởng khoa)

Ngày …… tháng …. năm 201...

(Chữ ký của giảng viên/ giáo viên)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT – KT VĨNH PHÚC

KHOA ……..............................

PHIẾU GIẢNG VIÊN/GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

( Dùng cho GVGV dạy các chuyên ngành kinh tế, kế toán, quản trị)

Năm học: ....................

Họ và tên giảng viên/giáo viên: ………………………………………………..

Tổ bộ môn: ……………………………………………………………………..

Học phần, mô đun được phân công giảng dạy:……………………………….

a. Tốt b. Khá c. Trung bình khá d. Trung bình e. Yếu
2,5 điểm 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0, 5 điểm
Các tiêu chuẩn và tiêu chí a b c d e
TC1. Năng lực chuyên môn
     + tc1. Kiến thức chuyên môn
- Nắm vững kiến thức chuyên ngành được phân công giảng dạy
- Có kiến thức về ngành liên quan (gần)
- Hiểu biết về thực tiễn sản xuất kinh doanh và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức, công nghệ mới của ngành
     + tc2. Kỹ năng nghề nghiệp
       - Thực hiện thành thạo các kỹ năng của chuyên ngành được phân công giảng dạy
       - Tổ chức được hoạt động thực tiễn sản xuất kinh doanh, dịch vụ
       - Vận dụng tốt các chế độ, chính sách hiện hành của NN về ngành nghề được phân công giảng dạy.
TC2. Năng lực sư phạm
   + tc1. Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
         - Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học;
       - Soạn được giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học;
       - Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun thuộc nghề được phân công giảng dạy;
       - Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết; tự làm được các loại phương tiện dạy học thông thường.
   + tc2. Thực hiện hoạt động giảng dạy
   - Tổ chức dạy học phù hợp với trình độ, hình thức đào tạo và với từng đối tượng người học;
   - Thực hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp theo đúng giáo án, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định;
   - Biết vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học;
    - Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng dạy nghề; ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.
   - Thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung;
   + tc3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
   - Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học được phân công giảng dạy;
   - Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách công bằng, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định.
   + tc4. Quản lý hồ sơ dạy học
   - Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học;
   - Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
   + tc5. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
   - Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình môn học trình độ trung cấp trở lên
   - Có khả năng chủ trì hoặc tham gia biên soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy
   + tc6. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
   - Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác;
   - Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng;
   - Vận dụng được các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học ;
   + tc7. Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
   - Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học;
   -   Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
   + tc8. Hoạt động xã hội
   - Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng, động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học
TC3. Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học
   + tc1. Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện
   - Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tích cực tham gia hội giảng các cấp;
   - Tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của khoa, tổ chuyên môn; tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi;
     - Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
   + tc2. Nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện
     - Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ;
     -   Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.
     - Tham gia viết báo, thông tin khoa học – giáo dục và đào tạo, bản tin website

-          Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng caotrình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy dáp ứng yêu cầu của dạy học.

TC4. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
+ tc1. Phẩm chất chính trị
+ tc2. Đạo đức nghề nghiệp
+ tc3. Ửng xử với người học
+ tc4. Ứng xử với đồng nghiệp
+ tc5. Ý thức, trách nhiệm trong công việc
+ tc6. Nhiệt tình, quan tâm đến người học

- Tổng số điểm:

- GV tự xếp loại:

Ghi chú:   - TC là chữ viết tắt của “tiêu chuẩn”

- tc là chữ viết tắt của “tiêu chí”

ĐÁNH GIÁ CHUNG (Giảng viên/ giáo viên tự đánh giá):

1. Những điểm mạnh:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

2. Những điểm yếu:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

3. Hướng khắc phục điểm yếu:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA KHOA

Giáo viên:…………………………………..

Kết quả tự đánh giá của GV là đúng.

       (Chữ ký trưởng khoa)

Ngày …… tháng …. năm 201...

(Chữ ký của giảng viên/ giáo viên)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT – KT VĨNH PHÚC

KHOA ……..................................

PHIẾU GIẢNG VIÊN/GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

( Dùng cho GVGV dạy các môn chung)

Năm học: ...................

Họ và tên giảng viên/giáo viên: ……………………………………………….

Tổ bộ môn: ……………………………………………………………………..

Học phần, mô đun được phân công giảng dạy:……………………………….

a. Tốt b. Khá c. Trung bình khá d. Trung bình e. Yếu
2,5 điểm 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0, 5 điểm
Các tiêu chuẩn và tiêu chí a b c d e
TC1. Năng lực chuyên môn
     + tc1. Kiến thức chuyên môn
- Nắm vững kiến thức chuyên ngành (môn học) được phân công giảng dạy
- Có kiến thức về ngành (môn học) liên quan
- Hiểu biết về ứng dụng thực tiễn và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức, công nghệ mới của ngành
     + tc2. Kỹ năng nghề nghiệp
- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của chuyên ngành được phân công giảng dạy
- Tổ chức được hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận hoặc ngoại khóa cho môn học được phân công một cách hiệu quả
- Thực hiện các qui chế, chế độ, chính sách hiện hành của NN về các bậc học được phân công giảng dạy.
TC2. Năng lực sư phạm
   + tc1. Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
   - Lập được kế hoạch giảng dạy môn học được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học;
   - Soạn được giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học;
   - Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học được phân công giảng dạy;
   - Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết; tự làm được các loại phương tiện dạy học thông thường.
   + tc2. Thực hiện hoạt động giảng dạy
   - Tổ chức dạy học phù hợp với trình độ, hình thức đào tạo và với từng đối tượng người học;
   - Thực hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp theo đúng giáo án, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định;
   - Biết vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học;
    - Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng dạy nghề; ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.
   - Thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung;
   + tc3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
   - Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học được phân công giảng dạy;
   - Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách công bằng, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định.
   + tc4. Quản lý hồ sơ dạy học
   - Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học;
   - Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
   + tc5. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu GD
   - Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình môn học .
   - Có khả năng chủ trì hoặc tham gia biên soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy
   + tc6. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
   - Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác;
   - Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng;
   - Vận dụng được các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học ;
   + tc7. Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
   - Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học;
-   Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
   + tc8. Hoạt động xã hội
   - Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng, động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học
TC3. Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học
   + tc1. Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện
   - Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tích cực tham gia hội giảng các cấp;
   - Tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của khoa, tổ chuyên môn; tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi;
     - Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
   + tc2. Nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện
   - Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ;
   -   Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.
   - Tham gia viết báo, thông tin khoa học – giáo dục và đào tạo, bản tin website
     -   Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng caotrình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy dáp ứng yêu cầu của dạy học.
TC4. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
+ tc1. Phẩm chất chính trị
+ tc2. Đạo đức nghề nghiệp
+ tc3. Ửng xử với người học
+ tc4. Ứng xử với đồng nghiệp
+ tc5. Ý thức, trách nhiệm trong công việc
+ tc6. Nhiệt tình, quan tâm đến người học

- Tổng số điểm:

- GV tự xếp loại:

Ghi chú:   - TC là chữ viết tắt của “tiêu chuẩn”

- tc là chữ viết tắt của “tiêu chí”

ĐÁNH GIÁ CHUNG (Giảng viên/ giáo viên tự đánh giá):

1. Những điểm mạnh:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

2. Những điểm yếu:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

3. Hướng khắc phục điểm yếu:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA KHOA

Giáo viên:…………………………………..

Kết quả tự đánh giá của GV là đúng.

           (Chữ ký trưởng khoa)

Ngày …… tháng …. năm 201...

(Chữ ký của giảng viên/ giáo viên)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT – KT VĨNH PHÚC

KHOA....................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ, TỰ XẾP LOẠI GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN

Năm học ......................

STT Họ và tên giảngviên/giáo viên Tổng số điểm Xếp loại Ghi chú
        1           
        2           
        3           
        4           
        5           
        6           

TRƯỞNG KHOA

Ngày …… tháng…. năm 2014

NGƯỜI TỔNG HỢP

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Mon, 29 May 2017 17:44:54 +0000
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=557:hu-ng-d-n-danh-gia-cac-ch-s-ki-m-d-nh-ch-t-lu-ng-tru-ng-cao-d-ng-ngh&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=557:hu-ng-d-n-danh-gia-cac-ch-s-ki-m-d-nh-ch-t-lu-ng-tru-ng-cao-d-ng-ngh&catid=82&Itemid=477

 

 

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

(Kèm theo Công văn số754/TCDN-KĐCL ngày 12 tháng 5 năm 2014)

Tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số Phương pháp đánh giá chỉ số Quy định hiện hành
Tiêu chí 1. Mục tiêu và nhiệm vụ    
Tiêu chuẩn 1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của trường được xác định rõ ràng, cụ thể; được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố công khai. a) Có quyết định thành lập trường và có văn bản xác định mục tiêu của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có quyết định thành lập trường;

- Mục tiêu của trường được nêu trong ít nhất một văn bản (Điều lệ, Đề án thành lập trường ... ).

 
b) Điều lệ của trường được xây dựng theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Trường có Điều lệ đã được phê duyệt;

- Điều lệ có đầy đủ nội dung theo theo quy định tại Quyết định 51/2008/QĐ-LĐTBXH;

- Quy trình xây dựng và phê duyệt hợp lệ, cụ thể:

+ Đối với trường công lập, Điều lệ do Hội đồng trường quyết nghị và trình cơ quan chủ quản phê duyệt;

+ Đối với trường tư thục, Điều lệ do Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường quyết nghị và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề phê duyệt.

Quyết định số 51/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 5/5/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề

c) Mục tiêu, nhiệm vụ được công bố công khai (trên các phương tiện thông tin, trong các tài liệu giới thiệu về trường).

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Mục tiêu, nhiệm vụ được công bố trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình, website);

- Mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong ít nhất một tài liệu giới thiệu (ấn phẩm, đĩa CD/DVD của trường).

 
Tiêu chuẩn 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của trường định hướng chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học của người học, xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của địa phương, ngành. a) Có quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển trường gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển trường đã được phê duyệt tại các thời điểm tương ứng phải có các thông tin về cơ cấu ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng, kế hoạch đầu tư ...;

- Có dự báo/nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành đến năm 2015 và 2020 và phải chi tiết đến số lượng, chất lượng, ngành nghề;

- Quy mô, cơ cấu dạy nghề phải phù hợp với yêu cầu về nhân lực của địa phương, ngành đến năm 2015 và 2020:

+ Các nghề đào tạo phải có trong nhu cầu về nhân lực của địa phương, ngành đến năm 2015 và 2020;

+ Số lượng đào tạo của từng nghề không vượt quá dự báo/nhu cầu nhân lực của địa phương, ngành đến năm 2015 và 2020.

 
b) Các nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và nhu cầu của người học, xã hội.

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có văn bản của trường, có thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động (doanh nghiệp, kinh tế, xã hội...) số lượng, ngành nghề ... tính khi khóa học sinh tốt nghiệp;

- Có thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đối với các nghề trường đào tạo;

- Có kế hoạch và số lượng tuyển sinh của từng nghề đào tạo trong 3 năm trước năm kiểm định. Nội dung kế hoạch tuyển sinh được xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương, ngành và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

(thực hiện việc đánh giá với tất cả các nghề trường đã tổ chức đào tạo. Trường hợp có nghề chưa có trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, cần có báo cáo riêng với Tổng cục Dạy nghề để có biện pháp xử lý thích hợp).

 
c) Mục tiêu, nhiệm vụ của trường phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của địa phương, ngành.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 1.2 Đạt;

- Văn bản quy định mục tiêu nhiệm vụ của trường và nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành đến năm 2015 và 2020 thể hiện mục tiêu nhiệm vụ của trường được xây dựng căn cứ trên điều kiện thực tế và nhu cầu sử dụng lao động của địa phương;

 
Tiêu chuẩn 1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của trường được định kỳ rà soát, điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng dạy nghề, phù hợp với các giai đoạn phát triển của trường, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành. a) Có văn bản quy định về việc điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có văn bản của trường, quy định về việc rà soát, điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ;

- Nội dung văn bản có quy định việc định kỳ rà soát chất lượng dạy nghề, nhu cầu nhân lực đa dạng của thị trường lao động, là căn cứ để điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ của trường.

 
b) Các nội dung điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của trường nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề và đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng của thị trường lao động.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có đánh giá của trường về chất lượng dạy nghề trước khi điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ;

- Có nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trước khi điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của trường;

- Có nội dung điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của trường hàng năm trong 3 năm trước năm kiểm định (khi trong đánh giá của trường đã chỉ rõ cần thiết điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ);

- Các nội dung điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của trường là để nâng cao chất lượng dạy nghề;

- Các nội dung điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của trường để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

 
  c) Có các báo cáo kết quả định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 1.3 Đạt;

- Việc rà soát, điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ được thực hiện theo trình tự và nội dung đúng theo văn bản quy định của trường.

- Sau khi thực hiện, trường có các báo cáo kết quả rà soát, điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ

 
Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý    
Tiêu chuẩn 2.1. Trường có hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý và được thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh. a) Có đầy đủ các văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có quyết định thành lập trường;

- Có Điều lệ trường;

- Có quyết định thành lập các Phòng, khoa, đơn vị trực thuộc Trường;

- Có quy chế chi tiêu nội bộ và các quy chế khác;

- Nội dung các văn bản nêu trên thể hiện quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường.

 
b) Có quy chế dân chủ tạo môi trường để giáo viên (giảng viên), cán bộ quản lý, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch của trường, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Quy chế dân chủ đã được ban hành;

- Nội dung quy chế dân chủ thể hiện:

+ Giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch của trường;

+ Cách thức giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định tính đến thời điểm kiểm định, kết luận thanh tra, kiểm tra cho thấy các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học (nếu có) đã được giải quyết kịp thời theo quy chế dân chủ đã có.

 
c) Các quy định về tổ chức và cơ chế quản lý của trường được rà soát, điều chỉnh định kỳ.

Chỉ số đạt khi ít nhất 1 năm/1 lần trong 3 năm trước năm kiểm định, trường đã thực hiện và có kết quả rà soát quyết định thành lập các Phòng, khoa, đơn vị trực thuộc trường; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế dân chủ.

 
Tiêu chuẩn 2.2. Có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của trường và hoạt động có hiệu quả. a) Có Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các khoa, bộ môn trực thuộc trường phù hợp với cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hội đồng trường được thành lập đối với trường cao đẳng nghề công lập, Hội đồng quản trị được thành lập đối với trường cao đẳng nghề tư thục;

- Có Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề;

- Các Hội đồng tư vấn và Phòng đào tạo và các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các khoa, bộ môn trực thuộc trường được thành lập đúng theo Điều lệ trường.

 
b) Có sự phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có văn bản của trường, quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng đào tạo và các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các khoa, bộ môn trực thuộc trường;

- Nội dung văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng đào tạo và các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các khoa, bộ môn trực thuộc trường:

+ Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị, không có trùng chéo nhau

+ Phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng.

 
c) Các đơn vị trong trường hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và đạt hiệu quả cao.

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 2.2 Đạt;

- Có văn bản của trường, quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng Đào tạo và các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các khoa, bộ môn trực thuộc trường;

- Có báo cáo tổng kết công tác từng năm của trường, Phòng Đào tạo và các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các khoa, bộ môn trực thuộc trường, trong 3 năm trước năm kiểm định;

- Trong 3 năm trước năm kiểm định, các đơn vị trong trường hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình;

- Trong 3 năm trước năm kiểm định, 100% các đơn vị được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được giao, mỗi năm có ít nhất một đơn vị được cấp trên khen thưởng.

 
Tiêu chuẩn 2.3. Công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường. a) Có quy hoạch giáo viên, cán bộ quản lý; có kế hoạch, chính sách, quy trình, biện pháp phù hợp để tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Nhà nước và nhu cầu về số lượng theo cơ cấu tổ chức của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có đủ các văn bản:

+ Quy hoạch giáo viên đến 2015-2020;

+ Kế hoạch tuyển dụng giáo viên từng năm trong 3 năm trước năm kiểm định;

+ Văn bản của trường, quy định về tuyển dụng giáo viên (trong đó có quy trình, biện pháp tuyển dụng, chính sách đối với giáo viên);

+ Báo cáo công tác tuyển dụng giáo viên trong 3 năm trước năm kiểm định;

+ Quy hoạch cán bộ quản lý đến 2015-2020;

+ Kế hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý từng năm trong 3 năm trước năm kiểm định;

+ Văn bản của trường quy định bổ nhiệm cán bộ quản lý (trong đó có quy trình, biện pháp, chính sách đối với cán bộ quản lý);

+ Báo cáo công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý trong 3 năm trước năm kiểm định.

- Việc tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý trong 3 năm trước năm kiểm định đảm bảo:

+ Đúng kế hoạch, quy hoạch;

+ Đúng quy định của trường;

+ Biện pháp phù hợp.

 
b) Có kế hoạch, quy trình, phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu thực tế của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định, mỗi một năm có kế hoạch, đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý;

- Có văn bản của trường quy định quy trình, phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý.

 
c) Có chính sách khuyến khích, có kế hoạch, biện pháp thực hiện có kết quả kế hoạch ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có chính sách khuyến khích bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (hỗ trợ kinh phí đào tạo hoặc nội dung khuyến khích khác);

- Có kế hoạch bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của từng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Có kế hoạch dài hạn bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ;

- Báo cáo/văn bản thể hiện kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho thấy: từng năm, trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đã thực hiện đúng theo Kế hoạch bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

 
Tiêu chuẩn 2.4. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức xã hội, đoàn thể có vai trò tích cực trong hoạt động của trường. a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường làm tốt chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp theo Quyết định số 97/QĐ-TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định Đảng bộ, chi bộ trong trường làm tốt chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp theo Quyết định số 97/QĐ-TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư.

Quyết định số 97/QĐ-TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

b) Các tổ chức xã hội, đoàn thể trong trường tập hợp được cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ của tổ chức.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công) và danh sách hoạt động của các tổ chức (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định: các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công ...) hoạt động đúng pháp luật và điều lệ của tổ chức;

- Từng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định) mỗi tổ chức đoàn thể xã hội có ít nhất một chương trình, phong trào thu hút được nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học.

Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

c) Các tổ chức xã hội, đoàn thể trong trường hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy nghề.

Chỉ số đạt khi trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định, các hoạt động của các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh , Ban nữ công ...):

+ Có kế hoạch hoạt động hàng năm (trong đó có nội dung góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy nghề);

+ Thực hiện đúng theo kế hoạch đã có;

+ Tham gia các phong trào do cơ quan cấp trên phát động (nếu có)

 
Tiêu chuẩn 2.5. Trường thực hiện và cải tiến thường xuyên công tác kiểm tra.

a) Trường thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra theo kế hoạch

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tại năm kiểm định:

- Có kế hoạch kiểm tra các mặt công tác của trường hàng năm;

- Trường đã thực hiện kiểm tra theo kế hoạch đã có các biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra.

Thông tư số 20/2010 ngày 26/7/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Kiểm tra trong trường dạy nghề

b) Sử dụng kết quả kiểm tra vào quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có báo cáo kết quả kiểm tra hàng năm của trường (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng kết quả kiểm tra;

- Những điểm tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo đã có biện pháp khắc phục.

 
c) Định kỳ cải tiến phương pháp và công cụ kiểm tra các hoạt động của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có nội dung phương pháp và công cụ kiểm tra các hoạt động trường đã thực hiện hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Có nội dung cải tiến phương pháp và công cụ kiểm tra của năm sau so với năm trước (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định).

 
Tiêu chí 3: Hoạt động dạy và học    
Tiêu chuẩn 3.1. Công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đảm bảo chất lượng tuyển sinh. a) Tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 3.1 Đạt;

- Chỉ số c, Tiêu chuẩn 3.1 Đạt;

- Từng năm, trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định, báo cáo công tác tuyển sinh hàng năm thể hiện trường thực hiện tuyển sinh theo văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh của trường đã có.

Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/3/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề
b) Hàng năm trường có hướng dẫn riêng về công tác tuyển sinh, cụ thể hoá quy định tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tại năm kiểm định, mỗi năm trường đều có văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh;

- Nội dung văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh của trường đúng với quy định tại Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/3/2007 (quy định cụ thể hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, chính sách ưu tiên tuyển sinh đối với từng loại đối tượng và khu vực; trình tự, thủ tục tuyển sinh đối với từng trình độ dạy nghề).

Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/3/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề
c) Đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan trong tuyển sinh.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có báo cáo công tác tuyển sinh hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tại năm kiểm định);

- Nội dung biên bản kết luận thanh kiểm tra công tác tuyển sinh hàng năm thể hiện trường nghiêm túc, khách quan trong công tác tuyển sinh.

 
Tiêu chuẩn 3.2. Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học; thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. a) Đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo để đáp ứng yêu cầu học tập của người học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có nhu cầu của người học về phương thức tổ chức đào tạo;

- Có thông tin về phương thức tổ chức đào tạo đã thực hiện (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tại năm kiểm định): hình thức tổ chức, nghề, trình độ, số lượng tuyển sinh, kết quả thực hiện;

- Có ít nhất 2 phương thức tổ chức đào tạo để đáp ứng yêu cầu học tập của người học;

- Đối với mỗi phương thức đào tạo, 80% học sinh, sinh viên có nhu cầu phù hợp với phương thức đào tạo đang thực hiện.

 
b) Có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong quá trình đào tạo.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có thỏa thuận, hợp đồng ... để học sinh, sinh viên được tiếp nhận thực tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hình thức liên kết khác (mời đại diện của doanh nghiệp tham gia chấm thi tốt nghiệp, tham gia Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo, tham gia soạn thảo ngân hàng đề thi ...);

- Có báo cáo kết quả thực tập của học sinh, sinh viên tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc kết quả các hình thức liên kết khác (mời đại diện của doanh nghiệp tham gia chấm thi tốt nghiệp, tham gia Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo, tham gia soạn thảo ngân hàng đề thi ...).

 
c) Định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đã đề ra.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đã đề ra hàng năm (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có phiếu thăm dò ý kiến (hoặc phiếu khảo sát) ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đã đề ra hàng năm (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả việc thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đã đề ra hàng năm (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng kết quả thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học để nâng cao chất lượng của các phương thức đào tạo;

- Đã sử dụng kết quả thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học để nâng cao chất lượng của các phương thức đào tạo.

 
Tiêu chuẩn 3.3. Có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ và có hiệu quả; tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành và thực tập lao động sản xuất theo nghề đào tạo phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. a) Có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học; có kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô-đun, môn học, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có quyết định ban hành chương trình của các nghề đã được đào tạo (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Kế hoạch đào tạo cho từng nghề hàng năm phù hợp với chương trình dạy nghề;

- Nội dung các kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô-đun, môn học, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất.

 
b) Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo cho mỗi năm (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo cho mỗi năm (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Biên bản thanh kiểm tra đào tạo đánh giá Kế hoạch đào tạo được thực hiện đúng tiến độ đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

 
c) Hàng năm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có phiếu thăm dò ý kiến (hoặc phiếu khảo sát) ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả việc thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện đã sử dụng kết quả thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học để đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo.

 
Tiêu chuẩn 3.4. Tổ chức đào tạo liên thông. a) Có các văn bản quy định tổ chức đào tạo liên thông của trường phù hợp với quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và pháp luật về dạy nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có văn bản của trường, quy định tổ chức đào tạo liên thông (trong đó có quy định về định kỳ đánh giá công tác tổ chức đào tạo liên thông);

- Nội dung văn bản của trường đúng theo quy định tại Quyết định số 53/2008/QĐ- BLĐTBXH.

Quyết định số 53/2008/QĐ- BLĐTBXH Ngày 6/5/2008
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề
b) Việc tổ chức đào tạo liên thông giữa ba cấp trình độ đào tạo nghề và liên thông các nghề của trường tuân thủ các quy định đã đề ra.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 3.4 Đạt;

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 3.1 Đạt;

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với những nghề đào tạo liên thông;

- Có chỉ tiêu đào tạo liên thông nằm trong chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh hằng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Có chương trình đào tạo liên thông được xây dựng theo quy định tại Quyết định số 53/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 6/5/2008;

- Trường đã tổ chức đào tạo liên thông đúng theo quy định của trường;

- Đối với các nghề có liên thông có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học; có kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô-đun, môn học, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất;

- Đối với các nghề có liên thông, trường đã tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

- Nếu trường đã tuyển sinh nhưng không có học sinh, không tổ chức được đào tạo liên thông, Chỉ số Đạt.

Quyết định số 53/2008/QĐ- BLĐTBXH Ngày 6/5/2008
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề
c) Định kỳ đánh giá công tác tổ chức đào tạo liên thông của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 3.4 Đạt;

- Đã tổ chức đào tạo liên thông (một trong hai trường hợp):

+ Nếu đã tổ chức đào tạo liên thông thì trường phải thực hiện đúng theo quy định trường đã có;

+ Nếu không tổ chức đào tạo liên thông do trường đã tuyển sinh nhưng không có học sinh, không tổ chức được đào tạo liên thông;

- Báo cáo đánh giá công tác tổ chức đào tạo liên thông của trường (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định) thể hiện trường đã thực hiện đánh giá công tác tổ chức đào tạo liên thông của trường có tính định kỳ (đúng theo yêu cầu tại văn bản quy định tổ chức đào tạo liên thông của trường).

 
Tiêu chuẩn 3.5. Tổ chức dạy nghề theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt; thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học. a) Các hoạt động dạy nghề được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt và hàng năm rà soát, đánh giá mức độ phù hợp giữa các hoạt động dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 3.3. Đạt;

- Có kế hoạch rà soát, đánh giá mức độ phù hợp giữa hoạt động tổ chức dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả công tác rà soát, đánh giá mức độ phù hợp giữa hoạt động tổ chức dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng kết quả rà soát, đánh giá mức độ phù hợp giữa hoạt động tổ chức dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Tổ chức dạy nghề theo kế hoạch đào tạo đã có.

 
b) Trường có các hình thức và phương pháp dạy học tích cực khuyến khích phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học. Chỉ số đạt khi có ít nhất 2 hình thức và phương pháp dạy học tích cực: phân nhóm, giảng dạy trên các mô hình …  
c) Định kỳ thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, người học nhằm tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, người học nhằm tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có phiếu thăm dò ý kiến (hoặc phiếu khảo sát) cán bộ quản lý, giáo viên, người học nhằm tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả việc thực hiện thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, người học nhằm tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, người học để tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định).

 
Tiêu chuẩn 3.6. Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của mô-đun, môn học. a) Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định).

 
b) Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình và phản hồi kịp thời cho người học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có văn bản của trường quy định về việc thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của trường. Nội dung văn bản được xây dựng đúng theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, và có quy định về việc phản hồi kịp thời cho người học;

- Có báo cáo kết quả công tác tổ chức thi, kiểm tra kết thúc môn học/môđun, học kỳ, thi tốt nghiệp của trường hàng năm;

- Việc thực hiện công tác tổ chức thi, kiểm tra kết thúc môn học/môđun, học kỳ, thi tốt nghiệp của trường đúng theo quy định của trường.

Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy
c) Có biện pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù mô-đun, môn học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Nội dung quy định của trường có biện pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù mô-đun, môn học (định hướng về việc ra đề thi lý thuyết, thực hành, trắc nghiệm; biên soạn các ngân hàng đề kiểm tra cho từng nghề; giáo viên trực tiếp giảng dạy không được coi và chấm kiểm tra hết môn học/môđun; đối với thi tốt nghiệp nhà trường thành lập Hội đồng thi, ban thư ký, ban coi và chấm thi, quy trình thi, kiểm tra được tổ chức chặt chẽ nghiêm túc, khách quan từ việc ra đề thi, coi thi, chấm thi đến tổng hợp kết quả, bài thi được 2 giáo viên chấm độc lập, sau đó lập biên bản chấm thi và kết quả thi được công bố công khai …);

- Việc thực hiện công tác tổ chức thi, kiểm tra kết thúc môn học/môđun, học kỳ, thi tốt nghiệp của trường đúng theo quy định của trường đã có, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù mô-đun, môn học.

Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy
Tiêu chuẩn 3.7. Nghiên cứu khoa học a) Có chính sách và biện pháp khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có văn bản của trường, quy định chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học (về kinh phí, thi đua …);

- Danh sách các biện pháp đã thực hiện khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định) và các biện pháp này đúng theo quy định của trường.

 
b) Có các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy nghề và ứng dụng vào thực tiễn.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kết quả các nghiên cứu khoa học của trường trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định (Có Hồ sơ thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học kèm theo);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định, mỗi năm có ít nhất 1 kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy nghề hoặc được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).

 
c) Hàng năm có các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các báo, tạp chí, các ấn phẩm khoa học quốc tế, trung ương và địa phương.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Mỗi năm (trong 3 năm trước năm kiểm định), trường có ít nhất 2 bài báo và/hoặc công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các báo, tạp chí, các ấn phẩm khoa học quốc tế, trung ương và địa phương;

- Công trình nghiên cứu khoa học phải là do nhà trường công bố.

 
Tiêu chuẩn 3.8. Hợp tác quốc tế a) Tham gia các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ do các tổ chức quốc tế triển khai, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành hoặc cả nước.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định, trường đã tham gia ít nhất 2 dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ do các tổ chức quốc tế triển khai;

- Có báo cáo/văn bản thể hiện kết quả các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, trong đó có đánh giá tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành hoặc cả nước;

- Kết quả hoạt động của dự án góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành hoặc cả nước (có công nghệ mới, sản phẩm mới, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ...).

 
  b) Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có tổng hợp thông tin về liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế: đối tượng liên kết, thời gian thực hiện, nội dung hoạt động cụ thể ... (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện kết quả liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định trường đã có ít nhất một thỏa thuận/hợp đồng liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với trường nước ngoài, tổ chức quốc tế;

- Kết quả liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế: cán bộ, giáo viên được học kinh nghiệm quốc tế, nâng cao năng lực chuyên môn.

 
  c) Kết quả của các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, phát triển nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có báo cáo/văn bản thể hiện kết quả thực hiện các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định);

- Kết quả của các hoạt động hợp tác quốc tế đã góp phần: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý hoặc/và phát triển nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường.

 
Tiêu chí 4. Giáo viên và cán bộ quản lý    
Tiêu chuẩn 4.1. Trường có đội ngũ giáo viên cơ hữu (bao gồm cả số giáo viên kiêm nhiệm được quy đổi thành giáo viên làm việc toàn thời gian) đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu để thực hiện chương trình dạy nghề.

a) Đảm bảo tất cả các môn học, mô-đun, nghề có đủ số lượng giáo viên đứng lớp.

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có thời khóa biểu các mô đun, môn học (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có danh sách học sinh, sinh viên các lớp học (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có danh sách giáo viên, giảng viên dạy mỗi mô đun, môn học (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có kế hoạch giáo viên theo từng học kỳ, năm học;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định, các môn học, mô-đun theo kế hoạch đào tạo đã lập có giáo viên giảng dạy và số lượng học sinh, sinh viên trong lớp đúng theo quy định: Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học sinh, sinh viên đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề
b) Đảm bảo tỉ lệ học sinh/giáo viên theo quy định chung.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có số lượng học sinh quy đổi từng năm, trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định;

- Có số lượng giáo viên quy đổi (bao gồm Giáo viên cơ hữu, Giáo viên thỉnh giảng, Cán bộ quản lý tham gia giảng dạy) từng năm, trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định;

- Từng năm, trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định, tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên, giảng viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên.

Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

Công văn số 199/TCDN-KHTC ngày 06/4/2007 của Tổng cục Dạy nghề hướng dẫn tính số học sinh, giáo viên quy đổi.

c) Đảm bảo mọi giáo viên chuyên nghiệp có số giờ giảng dạy không vượt quá 1/2 số giờ tiêu chuẩn; giáo viên kiêm chức có số giờ giảng dạy không vượt quá 1/3 số giờ tiêu chuẩn.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có thống kê số giờ vượt của giáo viên cơ hữu, cán bộ quản lý tham gia giảng dạy (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Có quy định của trường về số giờ tiêu chuẩn của giáo viên;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định: giáo viên chuyên nghiệp có số giờ giảng dạy không vượt quá 1/2 số giờ tiêu chuẩn; giáo viên kiêm chức có số giờ giảng dạy không vượt quá 1/3 số giờ tiêu chuẩn nhưng không quá 200 giờ trong một năm học.

Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề
Tiêu chuẩn 4.2. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, chuẩn về năng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của trường. a) Toàn bộ đội ngũ giáo viên đảm bảo đạt chuẩn trở lên về trình độ được đào tạo và nghiệp vụ sư phạm theo qui định; giáo viên dạy thực hành đạt chuẩn về kỹ năng thực hành nghề theo quy định.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có Danh sách trích ngang giáo viên (Giáo viên cơ hữu, Giáo viên thỉnh giảng, Cán bộ quản lý tham gia giảng dạy): họ tên, trình độ đào tạo, trình độ nghiệp vụ sư phạm, mô-đun/môn học giảng dạy,...;

- Có Hồ sơ quản lý giáo viên (Giáo viên cơ hữu, Giáo viên thỉnh giảng, Cán bộ quản lý tham gia giảng dạy);

* Hồ sơ quản lý giáo viên cho thấy:

- Trình độ được đào tạo:

+ Đối với giáo viên sơ cấp nghề: có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên;

+ Đối với giáo viên trung cấp nghề: có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy;

+ Đối với giảng viên cao đẳng nghề: có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy;

- Nghiệp vụ sư phạm: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với cấp trình độ đào tạo hoặc tương đương;

- Kỹ năng nghề của giáo viên dạy thực hành:

+ Đối với giáo viên sơ cấp nghề

. Có kỹ năng nghề tương đương trình độ trung cấp nghề hoặc bậc 3/7, bậc 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;

. Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy;

. Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy;

. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề.

+ Đối với giáo viên trung cấp nghề;

. Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 4/7, bậc 3/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia;

. Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy;

. Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy;

. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề.

+ Đối với giảng viên cao đẳng nghề

. Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 5/7, bậc 4/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia;

. Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy;

. Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy;

. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề.

* Đối với đánh giá kỹ năng nghề của giáo viên:

- Kiểm tra báo cáo, nhận xét đánh giá giáo viên (báo cáo tổng kết, phân loại...).

Thông tư số 30/2010/

TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

Lưu ý khi đánh giá: theo Công văn 1329/TCDN-GV ngày 11/8/2011 của TCDN v/v Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn giáo viờn, giảng viờn dạy nghề, quy định:

“Riêng đối với các giáo viên, giảng viên được giao nhiệm vụ dạy cả lý thuyết và thực hành, đã đạt điểm tối đa ở tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 2 (TT30) Kiến thức chuyờn mụn chỉ số thứ nhất tương ứng với cấp trình độ nghề đang giảng dạy của, nếu đã tham gia dạy thực hành từ đủ 5 năm trở lên (tính đến 31/7/2011) thì được coi là đạt chuẩn về kỹ năng nghề ở tr×nh ®é ®ã

  b) Toàn bộ đội ngũ giáo viên đảm bảo đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo qui định.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh sách trích ngang giáo viên (Giáo viên cơ hữu, Giáo viên thỉnh giảng, Cán bộ quản lý tham gia giảng dạy): họ tên, trình độ đào tạo, mô-đun/môn học giảng dạy, sư phạm dạy nghề, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ ...;

- Có hồ sơ quản lý giáo viên (Giáo viên cơ hữu, Giáo viên thỉnh giảng, Cán bộ quản lý tham gia giảng dạy).

- Đối với giáo viên sơ cấp nghề:

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có trình độ A về tin học trở lên;

+ Nắm vững kiến thức của môn học, mô-đun được phân công giảng dạy;

+ Có kiến thức về môn học, mô-đun liên quan;

+ Có hiểu biết về thực tiễn sản xuất của nghề.

- Đối với giáo viên trung cấp nghề

+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ A về tin học trở lên;

+ Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy;

+ Có kiến thức về nghề liên quan;

+ Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.

- Đối với giảng viên cao đẳng nghề:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ B về tin học trở lên;

+ Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy;

+ Có kiến thức về nghề liên quan;

+ Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.

Thông tư số 30/2010/

TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

  c) Có ít nhất 60% số giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành nghề. Chỉ số đạt khi số giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành nghề chiếm tỷ lệ ít nhất 60% tổng số giáo viên.  
Tiêu chuẩn 4.3. Giáo viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và đảm bảo chất lượng. a) Giáo viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giảng dạy theo thời khoá biểu của trường và đảm bảo yêu cầu chất lượng.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có danh sách giáo viên, giảng viên dạy mỗi mô đun, môn học (trong 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có sổ lên lớp của các giáo viên (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định);

- Có giáo án của các giáo viên (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định);

- Có sổ tay giáo viên (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định);

- Giáo viên/giảng viên soạn giáo án đầy đủ và được tổ môn/phòng/khoa phê duyệt trước khi lên lớp;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định giáo viên thực hiện giảng dạy đúng theo thời khoá biểu của trường;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định, biên bản dự giờ và kiểm tra định kỳ, đột xuất thể hiện giáo viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và đảm bảo yêu cầu chất lượng.

 
b) Giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học gắn với chuyên môn và cải tiến phương pháp dạy học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh sách đề tài nghiên cứu khoa học và giáo viên tham gia (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định);

- Tổng số giáo viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định chiếm ít nhất 50% tổng số giáo viên cơ hữu;

- Các nghiên cứu khoa học gắn với chuyên môn và cải tiến phương pháp dạy học (đề tài, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ, sáng kiến về phương pháp giảng dạy, cải tiến hoặc tự làm thiết bị, mô hình dạy học...).

 
c) Giáo viên tham gia các hoạt động phổ biến thông tin và chuyển giao công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tế.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có báo cáo về hoạt động phổ biến thông tin và chuyển giao công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tế (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định;

- Danh sách các hoạt động phổ biến thông tin và chuyển giao công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tế và giáo viên tham gia trong thời gian 3 năm kiểm định và năm kiểm định;

- Tổng số giáo viên cơ hữu tham gia hoạt động phổ biến thông tin và chuyển giao công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tế trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định chiếm ít nhất 50% tổng số giáo viên cơ hữu.

 
Tiêu chuẩn 4.4. Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. a) Hàng năm nhà trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên; mỗi giáo viên có kế hoạch học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch của trường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Mỗi giáo viên có kế hoạch học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- 100% giáo viên (Giáo viên cơ hữu, Cán bộ quản lý tham gia giảng dạy) phải có kế hoạch riêng về tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định).

 
b) Giáo viên tham gia tích cực vào các hoạt động thi đua dạy tốt như hội giảng giáo viên dạy nghề hàng năm, có sáng kiến cải tiến trong dạy học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh sách giáo viên tham gia hội giảng giáo viên dạy nghề cấp khoa, trường, cấp tỉnh/Tp. trực thuộc trung ương, cấp toàn quốc (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có danh sách sáng kiến cải tiến trong dạy học và giáo viên tham gia (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Tổng số giáo viên cơ hữu tham gia giảng dạy tại hội giảng cấp khoa, trường, tỉnh/Tp. trực thuộc trung ương, cấp toàn quốc hoặc có sáng kiến cải tiến trong dạy học trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định chiếm ít nhất 70% tổng số giáo viên cơ hữu.

 
c) Có kế hoạch và tổ chức cho đội ngũ giáo viên đi thâm nhập thực tế hàng năm để bổ sung kinh nghiệm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch cho đội ngũ giáo viên đi thâm nhập thực tế hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch cho đội ngũ giáo viên đi thâm nhập thực tế hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả của giáo viên sau khi đi thâm nhập thực tế.

 
Tiêu chuẩn 4.5. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu công tác quản lý của trường. a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng nghề và Quy chế bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh sách trích ngang hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

- Có hồ sơ bổ nhiệm lần đầu của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

- Có hồ sơ quản lý hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

- Có hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng (trong đó có một phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo);

- Đáp ứng điều kiện bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề như sau:

+ Đối với hiệu trưởng trường công lập: Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ; thời gian bổ nhiệm mỗi nhiệm kỳ là 05 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tục.

+ Đối với hiệu trưởng trường tư thục: Phải đảm bảo điều kiện không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; thời gian công nhận mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.

- Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng; có tín nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ; có sức khỏe và năng lực quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường;

b) Có bằng thạc sĩ trở lên về một ngành chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà trường;

c) Có thâm niên giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là năm năm.

- Phó hiệu trưởng trường cao đẳng nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; lý lịch rõ ràng; có tín nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ; có sức khỏe và năng lực quản lý lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;

b) Có trình độ đại học trở lên. Riêng phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, ngoài các tiêu chuẩn trên, phải có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của trường và có đủ tiêu chuẩn như đối với hiệu trưởng.

*Điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng quy định tại Thông tư số 42/2010/TT-BLDTBXH ngày 31/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề.

* Tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng quy định tại Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề

  b) Có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý; thực hiện tốt quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm đối với Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Có Báo cáo tổng kết của trường hàng năm thể hiện trường hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng làm tốt trách nhiệm được giao, không có vi phạm về đạo đức, không bị kỷ luật, không có biểu hiện vi phạm quyền hạn.

 
c) Được cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tín nhiệm với mức từ 70% trở lên. Chỉ số đạt khi kết quả bỏ phiếu tín nhiệm thể hiện trong nhiệm kỳ 5 năm Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng được cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tín nhiệm với mức từ 70% trở lên.  
Tiêu chuẩn 4.6. Các đơn vị của trường có đầy đủ cán bộ quản lý theo quy định. a) Các đơn vị của trường có đầy đủ cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có sơ đồ tổ chức bộ máy của trường;

- Phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác, các khoa và bộ môn trực thuộc cơ sở dạy nghề, các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị) trong trường có cán bộ quản lý đã được bổ nhiệm;

- Số lượng đơn vị chỉ có cán bộ cấp phó phụ trách đơn vị nhỏ hơn 50% số lượng các đơn vị trong trường.

 
  b) Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên giúp việc đảm bảo có sự kế thừa về kinh nghiệm, công tác chuyên môn, độ tuổi.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có quy hoạch cán bộ, danh sách trích ngang cán bộ quản lý và nhân viên giúp việc các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác, các khoa và bộ môn trực thuộc cơ sở dạy nghề, các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị) trong trường;

- Quy hoạch cán bộ, danh sách trích ngang thể hiện cán bộ được quy hoạch có chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến vị trí quy hoạch, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên được quy hoạch đảm bảo có sự kế thừa về kinh nghiệm, công tác chuyên môn, độ tuổi.

 
c) Có quy hoạch cán bộ quản lý của trường. Chỉ số đạt khi có quy hoạch cán bộ quản lý của trường đến năm 2015-2020.  
Tiêu chuẩn 4.7. Đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn chức danh đáp ứng yêu cầu quản lý trong trường và thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. a) Đội ngũ cán bộ quản lý của trường có phẩm chất, trình độ đạt chuẩn chức danh theo quy định của Nhà nước.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh sách trích ngang Trưởng/Phó các đơn vị trong trường;

- Có hồ sơ cán bộ của Trưởng/Phó các đơn vị trong trường;

- Đối với Kế toán trưởng phải đảm bảo yêu cầu được bổ nhiệm theo Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT-BTC-BNV ngày 15/6/2005: có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên, thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm và có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

- Đối với các cán bộ quản lý khác, trường hợp chưa có quy định của Nhà nước, nhưng trường có quy định về phẩm chất, trình độ thì yêu cầu phải đảm bảo đúng theo yêu cầu của trường.

Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT-BTC-BNV ngày 15/6/2005 về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước
b) Đội ngũ cán bộ quản lý của trường có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đáp ứng được yêu cầu công tác. Chỉ số đạt khi báo cáo công tác của các đơn vị hàng năm trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định thể hiện các đơn vị trong trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.  
c) Đội ngũ cán bộ quản lý của trường thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Danh sách cán bộ quản lý của trường được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định thể hiện chiếm ít nhất 50% số lượng cán bộ quản lý của trường;

- Có báo cáo kết quả học tập bồi dưỡng của cán bộ được cử đi học.

 
Tiêu chuẩn 4.8. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của trường. a) Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường đủ về số lượng và cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực phù hợp với các vị trí làm việc tương ứng.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh sách trích ngang các kỹ thuật viên, nhân viên của trường (trình độ chuyên môn, thời gian công tác, vị trí công việc ...)

- Báo cáo tổng kết của trường hàng năm trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định thể hiện đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên có đủ số lượng, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các vị trí làm việc;

 
b) Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường hoàn thành được các nhiệm vụ, công việc được giao. Chỉ số đạt khi báo cáo tổng kết của trường, báo cáo tổng kết của đơn vị hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định) thể hiện đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao.  
c) Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Danh sách đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định thể hiện chiếm ít nhất 50% số lượng đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường;

- Có báo cáo kết quả học tập bồi dưỡng của kỹ thuật viên, nhân viên được cử đi học.

 
Tiêu chí 5. Chương trình, giáo trình    
Tiêu chuẩn 5.1. Chương trình dạy nghề của trường được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thể hiện được mục tiêu đào tạo của trường. a) 100% chương trình dạy nghề được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc biên soạn lại trong 5 năm trở lại đây.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (nếu có) được cấp;

- Toàn bộ chương trình dạy nghề (theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề được cấp) đã được trường ra quyết định phê duyệt, ban hành, và:

+ Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề: có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

+ Các chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề đã được ban hành quá thời gian 5 năm thì phải biên soạn lại.

Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề

Các chương trình khung đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

b) Có đầy đủ chương trình dạy nghề cho các nghề mà trường đào tạo.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (nếu có) được cấp;

- Có quyết định ban hành chương trình;

- 100% các nghề được phép đào tạo (theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đã cấp) có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo, có đầy đủ chương trình dạy nghề chi tiết.

 
c) Ít nhất 5 năm/lần các chương trình dạy nghề được rà soát, điều chỉnh phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch rà soát, điều chỉnh các chương trình dạy nghề;

- Có căn cứ rà soát, điều chỉnh các chương trình dạy nghề;

- Nội dung các chương trình dạy nghề đã điều chỉnh phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Cho thấy đối với các chương trình dạy nghề đã được ban hành quá thời gian 5 năm thì được rà soát, điều chỉnh.

 
Tiêu chuẩn 5.2. Chương trình dạy nghề được xây dựng có tính liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề; có sự tham gia của cán bộ, giáo viên và chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. a) Chương trình dạy nghề được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác.

Chỉ số đạt khi chỉ số a, Tiêu chuẩn 5.1 Đạt.

 
b) Có nhiều cán bộ, giáo viên trong trường tham gia xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có quyết định thành lập bộ phận/ban xây dựng, bổ sung chương trình dạy nghề;

- Có biên bản họp của bộ phận/ban xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề;

- Từng chương trình dạy nghề phải có tỷ lệ 30% trở lên cán bộ, giáo viên (giáo viên dạy các môn học, mô đun đào tạo nghề của chương trình dạy nghề) trong trường tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến cho chương trình dạy nghề;

- Đối với chương trình đã được điều chỉnh, bổ sung, từng chương trình dạy nghề phải có tỷ lệ 50% trở lên cán bộ, giáo viên (giáo viên dạy các môn học, mô đun đào tạo nghề của chương trình dạy nghề) trong trường tham gia điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề.

 
c) Có các cán bộ ngoài trường, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia xây dựng, biên soạn chương trình dạy nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có danh sách cán bộ ngoài trường, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia xây dựng, biên soạn chương trình dạy nghề (kèm theo các hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, giấy mời tham dự biên soạn chương trình dạy nghề, biên bản góp ý ... thể hiện sự tham gia của cán bộ, chuyên gia ngoài trường);

- Có quyết định thành lập bộ phận/ban xây dựng, biên soạn chương trình dạy nghề;

- Có biên bản họp của bộ phận/ban xây dựng, biên soạn chương trình dạy nghề;

- Mỗi chương trình dạy nghề trong quá trình xây dựng, biên soạn có ít nhất 2 cán bộ ngoài trường, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia xây dựng, biên soạn.

 
Tiêu chuẩn 5.3. Chương trình dạy nghề có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập. a) Từng chương trình dạy nghề có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 5.1 Đạt;

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 5.1 Đạt;

- Tất cả các mô-đun môn học của chương trình dạy nghề có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo.

 
b) Có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 5.1 Đạt;

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 5.1 Đạt;

- Tất cả các chương trình dạy nghề có cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi mô-đun, môn học của mỗi nghề

 
c) Có các ý kiến đánh giá phản biện của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chương trình dạy nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh sách giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đánh giá phản biện chương trình dạy nghề;

- Có ý kiến phản biện của giáo viên, chuyên gia;

- Từng chương trình dạy nghề trong quá trình xây dựng, biên soạn có ít nhất ý kiến đánh giá phản biện của 2 giáo viên ngoài trường, 2 chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chương trình dạy nghề.

 
Tiêu chuẩn 5.4. Chương trình dạy nghề được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo các chương trình của nước ngoài, cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo và các ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. a) Định kỳ bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có văn bản của trường, quy định về định kỳ bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề. Nội dung văn bản quy định thời gian các chương trình dạy nghề được rà soát, điều chỉnh phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không quá 5 năm/lần;

- Có chương trình dạy nghề chi tiết và Quyết định ban hành chương trình (lần đầu);

- Có danh sách các chương trình dạy nghề đã được ban hành hơn 5 năm;

- Có danh sách các chương trình dạy nghề đã được rà soát, điều chỉnh;

- Nội dung của chương trình đã được điều chỉnh và Quyết định ban hành chương trình sau khi điều chỉnh;

- Báo cáo kết quả bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề thể hiện Trường đã thực hiện đúng theo văn bản đã quy định, chương trình dạy nghề đã được định kỳ bổ sung, điều chỉnh theo đúng thời gian quy định (nếu cần thiết).

 
b) Khi bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề có tham khảo các chương trình tương ứng của nước ngoài và cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có quyết định ban hành chương trình (lần đầu);

- Có quyết định ban hành chương trình dạy nghề sau khi bổ sung, điều chỉnh;

- Có các chương trình tương ứng của nước ngoài, những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo được tham khảo để bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề;

- Nội dung chương trình lần đầu và nội dung chương trình sau khi bổ sung điều chỉnh thể hiện có tham khảo các chương trình tương ứng của nước ngoài và cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

 
c) Có các ý kiến nhận xét, đánh giá của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động: kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần đạt ... (trong 3 năm trước năm kiểm định);

- Có Phiếu thu thập ý kiến (hoặc phiếu khảo sát) của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động: kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần đạt ... (trong 3 năm trước năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả việc thực hiện thu thập ý kiến;

- Có Báo cáo/văn bản thể hiện về việc sử dụng kết quả thực hiện thu thập ý kiến.

 
Tiêu chuẩn 5.5. Từng chương trình dạy nghề đảm bảo có đủ chương trình mô-đun, môn học, trong đó xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập. a) Mỗi chương trình dạy nghề có đầy đủ mô-đun, môn học theo mẫu định dạng chung.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 5.1 Đạt;

- Tất cả chương trình dạy nghề có đầy đủ mô-đun, môn học theo mẫu định dạng chung.

 
b) Mỗi mô-đun, môn học xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 5.1 Đạt;

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 5.1 Đạt;

- Tất cả các chương trình dạy nghề có cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi mô-đun, môn học của mỗi nghề.

 
c) Có đủ các quyết định phê duyệt, ban hành các chương trình mô-đun, môn học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 5.1. Đạt;

- Có đủ các quyết định phê duyệt, ban hành các chương trình mô-đun, môn học.

 
Tiêu chuẩn 5.6. Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của mô-đun, môn học. a) Có đủ giáo trình cho các mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có thống kê giáo trình cho các mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề;

- Đối với tất cả chương trình dạy nghề (theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề, chương trình dạy nghề khác được giảng dạy trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định) phải đảm bảo có đủ giáo trình cho các mô-đun, môn học. Giáo trình do trường biên soạn hoặc lựa chọn sử dụng (Hội đồng thẩm định giáo trình của trường đã nghiệm thu đưa vào sử dụng);

- Có văn bản cho phép sử dụng giáo trình của cơ sở dạy nghề khác đối với các giáo trình không do trường biên soạn.

 

b) Ít nhất 5 năm/lần các giáo trình được rà soát, biên soạn lại.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch rà soát, biên soạn lại các giáo trình;

- Có căn cứ rà soát, điều chỉnh các giáo trình;

- Thống kê các giáo trình cho thấy đối với các giáo trình đã được ban hành quá thời gian 5 năm thì đã được rà soát, biên soạn lại;

- Giáo trình phải được bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các bổ sung, điều chỉnh của chương trình dạy nghề.

 
c) Mỗi mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề có ít nhất 2 tài liệu tham khảo chính.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có bản thống kê tài liệu tham khảo chính cho từng mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề: tên mô-đun, môn học, tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản;

- Thống kê cho thấy mỗi mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề có ít nhất 2 tài liệu tham khảo chính.

 
Tiêu chuẩn 5.7. Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. a) Có quy trình tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt giáo trình. - Chỉ số đạt khi có văn bản của trường, quy định về quy trình tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt giáo trình;  
b) Có các văn bản phản biện, biên bản nghiệm thu của hội đồng thẩm định nhận xét về mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học của giáo trình.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuuẩn 5.6 Đạt;

- Có thống kê danh sách giáo trình;

- Có giáo trình và bản phản biện, biên bản nghiệm thu của hội đồng thẩm định;

- Đối với tất cả giáo trình phải đảm bảo có các văn bản phản biện, biên bản nghiệm thu của hội đồng thẩm định nhận xét về mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học của giáo trình.

 
c) Định kỳ thu thập những nhận xét đánh giá của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 5.6 Đạt;

- Có thống kê danh mục giáo trình của trường;

- Có kế hoạch thu thập những nhận xét đánh giá của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, từng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả việc thực hiện theo kế hoạch và có báo cáo kết quả thực hiện thu thập ý kiến (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng kết quả thực hiện thu thập ý kiến (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có phiếu khảo sát và tổng hợp kết quả khảo sát.

 
Tiêu chuẩn 5.8. Giáo trình dạy nghề cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. a) Có các biên bản nghiệm thu giáo trình dạy nghề của hội đồng thẩm định nhận xét về mức độ cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 5.6 Đạt;

- Có biên bản nghiệm thu giáo trình dạy nghề của hội đồng thẩm định;

- Nội dung biên bản nghiệm thu giáo trình dạy nghề của hội đồng thẩm định có nhận xét về mức độ cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

 
b) Định kỳ thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoá về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 5.6 Đạt;

- Có thống kê danh mục giáo trình của trường;

- Có kế hoạch thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoá về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề, từng năm (trong 3 năm trước năm kiểm định và tại năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả việc thực hiện theo kế hoạch (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng kết quả thực hiện thu thập ý kiến (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có phiếu khảo sát và tổng hợp kết quả khảo sát.

 
c) Định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về mức độ tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực của giáo trình.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 5.6 Đạt;

- Có thống kê danh mục giáo trình của trường;

- Có kế hoạch thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về mức độ tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực của giáo trình, từng năm ( trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả việc thực hiện theo kế hoạch (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng kết quả thực hiện thu thập ý kiến (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có phiếu khảo sát và tổng hợp kết quả khảo sát.

 
Tiêu chí 6: Thư viện    
Tiêu chuẩn 6.1. Có đủ số lượng giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí phù hợp với các nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học a) Có đủ số lượng, chủng loại giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với các nghề đào tạo. Trung bình có 10-15 đầu sách/người học

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh mục giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo, tạp chí (bản in, bản điện tử) phù hợp với nghề đào tạo;

- Có số lượng học sinh, sinh viên học hệ TCN, CĐN đã quy đổi (số lượng người học) của từng năm, trong 3 năm trước năm kiểm định, lựa chọn số lượng cao nhất để tính toán tỷ lệ số đầu sách/người học;

- Có tỷ lệ số đầu sách/người học và tỷ lệ này >= 10;

- Số lượng giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo, tạp chí chuyên ngành được tính là số đầu sách, tài liệu có tại thư viện của trường;

Nếu trường có hợp đồng liên kết với đơn vị khác (thư viện tỉnh, trường khác....) thì số lượng đầu sách, tài liệu của đơn vị liên kết không được tính là số lượng đầu sách, tài liệu của thư viện trường

 
b) Các loại sách chuyên môn và giáo trình chính được xuất bản hoặc biên soạn trong những năm gần đây (5 năm đối với giáo trình và từ 3-5 năm đối với sách chuyên môn, chuyên khảo, tài liệu kỹ thuật tùy thuộc vào từng nghề đào tạo)

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh mục giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo, tạp chí (bản in, bản điện tử): tên, cơ quan xuất bản, năm xuất bản;

- Danh mục và bản in/bản điện tử thể hiện giáo trình, sách chuyên môn, chuyên khảo, tài liệu kỹ thuật của trường được xuất bản hoặc biên soạn trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm đánh giá.

 
c) Có phòng đọc thư viện bảo đảm theo tiêu chuẩn (có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho 15% sinh viên và 25% cán bộ, giáo viên; diện tích đảm bảo 1,8m2/chỗ đọc và 1,5m2/chỗ đọc đối với thư viện điện tử)

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có sơ đồ mặt bằng thư viện;

- Có số lượng học sinh, sinh viên học hệ TCN, CĐN đã quy đổi (số lượng người học) của từng năm, trong 3 năm trước năm kiểm định, lựa chọn số lượng cao nhất để tính toán;

- Có số lượng cán bộ, giáo viên (bao gồm giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng tính quy đổi) của trường;

- Nếu chỉ là thư viện thông thường: 1,8m2/chỗ đọc và diện tích đủ cho 15% số lượng học sinh, sinh viên (đã quy đổi) và 25% cán bộ, giáo viên;

- Nếu chỉ là thư viện điện tử: 1,5m2/chỗ đọc và diện tích đủ cho 15% số lượng học sinh, sinh viên (đã quy đổi) và 25% cán bộ, giáo viên;

- Nếu bao gồm cả hai loại thư viện thông thường và thư viện điện tử thì: Tổng số chỗ đọc tại thư viện thông thường (1,8m2/chỗ đọc) + Tổng số chỗ đọc tại thư viện điện tử (1,5m2/chỗ đọc) phải không nhỏ hơn Tổng số 15% số lượng học sinh, sinh viên (đã quy đổi) + 25% cán bộ, giáo viên.

 
Tiêu chuẩn 6.2. Thư viện được tin học hoá, có các tài liệu điện tử; được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu giữa các đơn vị trong trường và ngoài trường. a) Có hệ thống máy tính, thiết bị phục vụ tin học hóa công tác quản lý của thư viện: cơ sở dữ liệu điện tử, phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh mục thiết bị, máy tính hiện có tại thư viện;

- Có cơ sở dữ liệu điện tử;

- Có phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu đang sử dụng tại thư viện.

 
b) Có mạng nội bộ (LAN), cổng nối mạng Internet; bảo đảm các hệ thống thiết bị hoạt động bình thường, thường xuyên theo chức năng và các quy định tổ chức, hoạt động của thư viện

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có sơ đồ Mạng LAN tại thư viện;

- Có hợp đồng sử dụng mạng Internet;

- Có văn bản của trường, quy định tổ chức, hoạt động của thư viện;

- Báo cáo hoạt động của thư viện trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định thể hiện: có Mạng LAN tại thư viện, các máy tính tại thư viện có nối mạng Internet hệ thống thiết bị hoạt động bình thường theo chức năng và các quy định tổ chức, hoạt động của thư viện.

 
c) Có các thỏa thuận, hợp đồng ký kết trao đổi thông tin, tư liệu với các trường và đơn vị khác

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Trường có thỏa thuận, hợp đồng ký kết trao đổi thông tin, tư liệu với ít nhất 2 trường hoặc đơn vị khác;

- Trường đã thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng ký kết.

 
Tiêu chuẩn 6.3. Có biện pháp khuyến khích người học, giáo viên, cán bộ quản lý khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện a) Có tổ chức giới thiệu thường xuyên, định kỳ tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc của thư viện

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có thông báo của trường về việc giới thiệu tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc của thư viện: thời gian thực hiện, tên các tài liệu và sách báo mới, biện pháp giới thiệu (bản tin, trang web ...);

- Có báo cáo việc giới thiệu tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc của thư viện cho thấy hàng năm trường đã tổ chức giới thiệu tới bạn đọc (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

 
b) Có biện pháp tư vấn, hỗ trợ bạn đọc của thư viện (tra cứu, nhân bản, trao đổi, tóm tắt tài liệu) Chỉ số đạt khi thư viện của trường có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ bạn đọc của thư viện: tra cứu, nhân bản, trao đổi, tóm tắt tài liệu ...  
c) Có tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động mạng lưới cộng tác viên thư viện

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Quyết định thành lập đội ngũ cộng tác viên của thư viện;

- Có báo cáo hoạt động của mạng lưới cộng tác viên thư viện hàng năm (trong 3 năm trước năm kiểm định);

- Báo cáo hoạt động của mạng lưới cộng tác viên thư viện hàng năm thể hiện trong 3 năm trước năm kiểm định, mạng lưới cộng tác viên thư viện hoạt động có hiệu quả, giúp cho công tác của thư viện được ổn định và có tác dụng tốt trong hỗ trợ công tác đào tạo của trường.

 
Tiêu chí 7: Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học    
Tiêu chuẩn 7.1. Địa điểm của trường thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và các hoạt động khác của trường a) Nền đất tốt, cao ráo, không bị úng, ngập; thuận tiện cho cung cấp điện, nước

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có sơ đồ mặt bằng thiết kế của trường;

- Thực tế cho thấy trường có nền đất tốt, cao ráo không bị úng, ngập;

- Có báo cáo/văn bản thể hiện tình hình cung cấp điện, nước của trường hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Sơ đồ mặt bằng thiết kế, văn bản thể hiện tình hình cung cấp điện, nước của trường hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định) và thực tế cho thấy thuận tiện cho việc cung cấp điện nước.

 
b) Bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các cơ sở công nghiệp thải ra chất độc hại (tiếng ồn, bụi bặm, chất thải độc, ô nhiễm không khí, nguồn nước); bảo đảm an toàn; yên tĩnh cho giảng dạy và học tập

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có thống kê khoảng cách đến các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại gần nhất ở xung quanh trường;

- Có báo cáo/văn bản đánh giá về tình hình an toàn tại trường hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Nội dung báo cáo/văn bản thể hiện trường đảm bảo an toàn, yên tĩnh cho giảng dạy và học tập (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Khoảng cách đến các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại từ 1.000 m trở lên;

- Trường hợp khoảng cách dưới 1.000m, phải đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại theo “Bảng 1: Khoảng cách ly vệ sinh” của Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD (nếu không xác định được độ độc hại làm căn cứ xác định khoảng cách ly vệ sinh thì cần xem xét giấy chứng nhận về đảm bảo nội dung liên quan đến chất thải, tiếng ồn... của công ty/khu công nghiệp hoặc giấy chứng nhận đảm bảo của trường do cơ quan/đơn vị có thẩm quyền xác nhận các yếu tố độc hại không ảnh hưởng đến trường).

Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ Xây dựng Về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế "

c) Phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới cơ sở dạy nghề; giao thông thuận tiện

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có sơ đồ vị trí của trường trên địa bàn quận/huyện;

- Có mô tả hệ thống giao thông tại địa điểm của trường (xe bus, đường, phố ...);

- Sơ đồ vị trí và mô tả hệ thống giao thông tại địa điểm của trường thể hiện giao thông thuận tiện.

(Đã có quyết định thành lập trường nên nội hàm Phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới cơ sở dạy nghề được xem là Đạt)

 
Tiêu chuẩn 7.2. Khuôn viên được quy hoạch tổng thể và chi tiết, thuận tiện cho các hoạt động của trường a) Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc, cảnh quan; bảo đảm chỉ giới quy hoạch, khoảng cách và các giải pháp ngăn cách hợp lý các công trình xây dựng trong và ngoài khuôn viên; mật độ xây dựng công trình từ 20-40%; diện tích cây xanh chiếm khoảng 30-40% diện tích khu đất toàn trường

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường;

- Có số liệu về diện tích khu đất toàn trường;

- Có số liệu về diện tích các công trình xây dựng;

- Có số liệu về diện tích cây xanh;

- Các số liệu liên quan thể hiện:

+ Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc, cảnh quan; bảo đảm chỉ giới quy hoạch, khoảng cách và các giải pháp ngăn cách hợp lý các công trình xây dựng trong và ngoài khuôn viên;

+ Mật độ xây dựng công trình từ 20-40% diện tích khu đất toàn trường;

+ Diện tích cây xanh chiếm 30-40% diện tích khu đất toàn trường;

- Việc đánh giá được thực hiện đối với từng cơ sở/phân hiệu của trường.

Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ Xây dựng Về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế "

b) Có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của trường (khu hành chính, khu học tập, xưởng thực hành, khu vệ sinh, khu để xe, ký túc xá, khu thể thao, văn hóa, văn nghệ)

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a, Tiêu chuẩn 7.4 Đạt;

- Có hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường;

- Có hồ sơ hoàn công các khối công trình phục vụ đào tạo;

- Hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường và khảo sát thực tế thể hiện trường có đủ các khối công trình: khu hành chính, khu học tập, xưởng thực hành, khu vệ sinh, khu để xe, ký túc xá, khu thể thao, văn hóa, văn nghệ.

 
c) Bảo đảm quỹ đất trong khuôn viên đáp ứng nhu cầu hoạt động của trường theo quy định; có khả năng mở rộng quỹ đất trong tương lai phù hợp với chiến lược phát triển và theo quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có số liệu nhu cầu đất cần sử dụng trong tương lai theo chiến lược, quy hoạch phát triển của trường;

- Các số liệu chứng minh được diện tích đất dự trữ phát triển đã hoặc sẽ thuộc quyền sử dụng của trường và đáp ứng được nhu cầu trong tương lai đã tính toán.

Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ Xây dựng Về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế "

Tiêu chuẩn 7.3. Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành a) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường bảo đảm đáp ứng yêu cầu làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành

Chỉ số đạt khi Chỉ số b, Tiêu chuẩn 7.3 Đạt.

 

 
b) Có hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống điện đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo, sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt; có hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải độc hại, thông gió, phòng cháy, chữa cháy theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt

Chỉ số này chỉ xét đến hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống điện; hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải độc hại, thông gió, phòng cháy, chữa cháy chung của toàn trường, bên ngoài các công trình (khu hành chính, khu học tập, xưởng thực hành ...). Đánh giá các yếu tố trên cho phạm vi bên trong công trình sẽ được thực hiện tại tiêu chuẩn 7.5.

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường;

- Có số liệu hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải độc hại, thông gió, phòng cháy, chữa cháy theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt;

- Có số liệu hệ thống điện cho toàn trường;

- Có số liệu hệ thống điện của các xưởng thực hành;

- Có số liệu hệ thống cấp, thoát nước cho toàn trường;

- Có số liệu hệ thống cấp, thoát nước cho các xưởng thực hành;

- Có số liệu hệ thống thu gom rác và phế liệu, chất thải của toàn trường;

- Có số liệu công tác phòng cháy, chữa cháy của trường (số lượng các trang thiết bị, bố trí trang thiết bị, biên bản kiểm tra của Công an PCCC...);

- Công tác phòng cháy, chữa cháy của trường được cơ quan Công an đánh giá đảm bảo yêu cầu;

- Qua khảo sát thực tế trường đảm bảo có đường đi lại giữa các khu vực trong trường thuận tiện;

- Các số liệu và thực tế thể hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 28 tháng 7 năm 2003 Về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế " và các văn bản quy định khác có liên quan.

Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ Xây dựng Về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế "

c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quản lý và bảo dưỡng vận hành đúng quy trình, bảo đảm hoạt động đúng chức năng, công suất theo thiết kế

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có quy định về quản lý và bảo dưỡng vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật;

- Có báo cáo kết quả công tác quản lý và bảo dưỡng vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Quy định về quản lý và bảo dưỡng vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật, báo cáo kết quả công tác quản lý và bảo dưỡng vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thực tế thể hiện hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải độc hại, thông gió, phòng cháy, chữa cháy được quản lý và bảo dưỡng vận hành đúng quy trình, bảo đảm hoạt động đúng chức năng, công suất theo thiết kế.

 
Tiêu chuẩn 7.4. Có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa đáp ứng quy mô đào tạo theo các nghề, trình độ đào tạo a) Có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa đáp ứng công tác đào tạo của trường

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có hồ sơ xây dựng, thiết kế phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa;

- Có hồ sơ hoàn công các khối công trình;

- Hồ sơ và thực tế trường thể hiện trường có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa đáp ứng công tác đào tạo (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

+ Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên;

+ Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học sinh, sinh viên đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ Xây dựng Về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế "

b) Các công trình bảo đảm quy chuẩn xây dựng và các yêu cầu về ngăn cách, vệ sinh, kiến trúc, chiếu sáng, thông gió, quy hoạch nội bộ thuận tiện cho vận chuyển, lắp đặt, vận hành thiết bị

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường;

- Có hồ sơ hoàn công các khối công trình chức năng;

- Hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng khuôn viên trường, hồ sơ hoàn công các khối công trình chức năng và khảo sát thực tế cho thấy các công trình của trường bảo đảm quy chuẩn xây dựng và các yêu cầu về ngăn cách, vệ sinh, kiến trúc, chiếu sáng, thông gió, quy hoạch nội bộ thuận tiện cho vận chuyển, lắp đặt, vận hành thiết bị theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 28 tháng 7 năm 2003 Về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế " và các văn bản quy định khác có liên quan.

Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ Xây dựng Về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế "

c) Các công trình được sử dụng đúng công năng, có quy chế sử dụng, quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để bảo đảm hoạt động bình thường

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có quy chế sử dụng, quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ các công trình;

- Có báo cáo kết quả công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ các công trình hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Báo cáo và thực tế thể hiện hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng đúng công năng, công tác quản lý, bảo dưỡng đúng theo quy chế đã có.

 
Tiêu chuẩn 7.5. Bảo đảm các điều kiện hoạt động cho các xưởng thực hành a) Có hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước chung, riêng cho khu vực xưởng thực hành theo nhu cầu hoạt động thực hành và sinh hoạt, vệ sinh; có hệ thống thu gom rác và phế liệu, chất thải Chỉ số đạt khi có hệ thống thu gom rác thải và phế liệu, chất thải.  
b) Trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành được bố trí vị trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành (theo cả lớp, nhóm và từng cá nhân) Chỉ số đạt khi tham quan hiện trường cho thấy việc bố trí vị trí trang thiết bị, dụng cụ hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành (theo cả lớp, nhóm và từng cá nhân).  
  c) Bảo đảm các yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp và sư phạm (về hình khối, mầu sắc, vật liệu); an toàn và vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 7.5 Đạt;

- Tham quan hiện trường tại các xưởng thực hành cho thấy trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành bảo đảm các yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp và sư phạm (về hình khối, mầu sắc, vật liệu); an toàn và vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.

 
Tiêu chuẩn 7.6. Đảm bảo chất lượng và số lượng thiết bị cho thực hành a) Các thiết bị đào tạo chính đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại. Bảo đảm chất lượng trang thiết bị, dụng cụ và tài liệu cho các hoạt động thực hành về chủng loại, công năng, các yêu cầu thông số kỹ thuật và mỹ thuật; các yêu cầu về sức khoẻ, vệ sinh và an toàn lao động

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chỉ số b, Tiêu chuẩn 7.6 Đạt;

- Đối chiếu danh mục thiết bị dạy nghề đối với các nghề đang đào tạo tại trường với danh mục thiết bị dạy nghề của nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: Trường có đủ chủng loại (nếu thiếu một vài chủng loại thiết bị, trường phải có báo cáo/giải trình về phương án thay thế để đáp ứng hoạt động đào tạo);

- Trường hợp những nghề mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải có đủ chủng loại thiết bị dạy nghề theo yêu cầu được xác định trong chương trình dạy nghề;

- Các thiết bị đào tạo chính đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại; chất lượng trang thiết bị, dụng cụ và tài liệu bảo đảm cho các hoạt động thực hành về chủng loại, công năng, các yêu cầu thông số kỹ thuật và mỹ thuật, các yêu cầu về sức khoẻ, vệ sinh và an toàn lao động.

 
b) Số lượng thiết bị đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo, bảo đảm các tỷ lệ theo quy định về: người học/thiết bị thực hành chính, người học/phòng học chuyên môn hóa, người học/bộ dụng cụ, tài liệu học tập theo cá nhân hoặc theo nhóm

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh mục thiết bị dạy nghề đối với các nghề đang đào tạo tại trường

- Kết quả đối chiếu danh mục thiết bị dạy nghề đối với các nghề đang đào tạo tại trường với danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: Trường có đủ chủng loại, số lượng thiết bị dạy nghề, bộ dụng cụ thực hành theo quy định.

- Trường hợp chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề:

+ Phải có đủ chủng loại, số lượng thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình dạy nghề.

+ Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học sinh, sinh viên đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Trong trường hợp trường còn thiếu một số thiết bị và đi thuê các thiết bị của trường khác thì cần các minh chứng:

1. Hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý về việc thuê thiết bị (đối với các nghề đã tổ chức đào tạo) hoặc hợp đồng thuê thiết bị (đối với các nghề dự kiến đào tạo trong thời gian tới). Hợp đồng có thời gian từ 5 năm trở lên.

2. Kế hoạch giảng dạy, học tập trong đó nêu rõ thời gian thực hành, học tập tại nơi thuê thiết bị

3. Báo cáo về việc Trường đưa học sinh đến thực tập tại địa điểm thuê thiết bị.

- Các thiết bị đào tạo chính phải có hướng dẫn sử dụng thiết bị.

Các danh mục thiết bị dạy nghề của nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
  c) Các thiết bị có hồ sơ xuất xứ, năm, nước sản xuất rõ ràng; được quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ; bảo đảm tính đồng bộ của các trang thiết bị

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có hồ sơ quản lý các thiết bị chính cho thực hành: xuất xứ, năm, nước sản xuất;

- Có quy trình quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ các thiết bị chính của trường hoặc của nhà sản xuất;

- Có báo cáo công tác quản lý, bảo dưỡng các thiết bị cho thực hành (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Hồ sơ quản lý các thiết bị cho thực hành, báo cáo công tác quản lý các thiết bị cho thực hành và khảo sát thực tế cho thấy các thiết bị của trường đầy đủ thông tin về xuất xứ, năm, nước sản xuất rõ ràng; được quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ; bảo đảm tính đồng bộ của các trang thiết bị.

 
Tiêu chuẩn 7.7. Có các kho, phòng bảo quản, lưu giữ với các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt các trang thiết bị, hàng hoá, vật liệu a) Có các khu vực bảo quản, lưu giữ chung cho toàn trường và các khu chức năng

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có danh sách kho bảo quản, lưu giữ chung cho toàn trường và tại các xưởng thực hành;

- Danh sách kho bảo quản, lưu giữ chung cho toàn trường và tại các xưởng thực hành và khảo sát thực tế cho thấy trường có các khu vực bảo quản, lưu giữ chung cho toàn trường và các khu chức năng.

 
b) Hệ thống khu bảo quản, kho có các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt cho các trang thiết bị, hàng hoá, vật liệu như: mái che, rào ngăn cách, khóa, chiếu sáng, thông gió, chống mốc, ẩm

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc đánh giá hoạt động các kho, phòng bảo quản lưu giữ trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định;

- Báo cáo/văn bản thể hiện việc đánh giá hoạt động các kho, phòng bảo quản lưu giữ trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định tính đến thời điểm kiểm định và khảo sát thực tế cho thấy trường có hệ thống khu bảo quản, kho có các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt cho các trang thiết bị, hàng hoá, vật liệu như: mái che, rào ngăn cách, khóa, chiếu sáng, thông gió, chống mốc, ẩm.

 
  c) Có hệ thống quản lý việc cấp phát, thu nhận trang thiết bị hàng hoá, vật liệu

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có văn bản của trường, quy định quy trình quản lý việc cấp phát, thu nhận trang thiết bị hàng hoá, vật liệu;

- Có danh sách cán bộ chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát, thu nhận vật tư, thiết bị toàn trường, khu chức năng;

- Có hệ thống sổ sách theo dõi nhập kho, xuất kho các trang thiết bị hàng hoá, vật liệu;

- Có báo cáo/văn bản thể hiện việc đánh giá việc cấp phát, thu nhận trang thiết bị hàng hoá, vật liệu trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định tính đến thời điểm kiểm định.

 
Tiêu chí 8: Quản lý tài chính    
Tiêu chuẩn 8.1. Trường có đủ nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ; tạo được nguồn thu hợp pháp a) Đảm bảo định mức kinh phí chi cho đào tạo

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có định mức kinh phí chi cho một học sinh do trường xây dựng (theo nghề và trình độ);

- Có kinh phí chi cho một học sinh hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Các số liệu cho thấy trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định, trường có kinh phí chi cho một học sinh đảm bảo định mức kinh phí chi theo quy định (định mức do trường xây dựng).

 
b) Có các nguồn thu hợp pháp từ học phí, lệ phí, liên kết đào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có nguồn thu từ học phí, lệ phí;

- Có nguồn thu từ liên kết đào tạo hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Căn cứ báo cáo về các nguồn thu từ học phí, lệ phí, liên kết đào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm và biên bản thanh kiểm tra, kiểm toán công tác tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định) thể hiện trường có các nguồn thu hợp pháp từ học phí, lệ phí, liên kết đào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 
c) Các nguồn tài chính được quản lý và phân bổ chi tiêu đúng mục đích, đúng quy định. Có hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý tài chính theo quy định

Chỉ số đạt khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý tài chính;

- Có báo cáo tài chính hàng năm của trường;

- Hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý tài chính; Báo cáo tài chính hàng năm của trường và Biên bản thanh kiểm tra, kiểm toán công tác tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thể hiện trường có hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý tài chính, các nguồn tài chính được quản lý và phân bổ chi tiêu đúng mục đích, đúng quy định, không có vi phạm quy định (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ hành chính sự nghiệp
Tiêu chuẩn 8.2. Công tác lập kế hoạch tài chính, quản lý tài chính được chuẩn hoá, công khai, minh bạch và theo đúng quy định a) Có quy chế quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước Chỉ số đạt khi trường có quy chế quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước  
b) Kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng theo quy định và được công bố công khai, minh bạch

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có quy định của trường về xây dựng kế hoạch tài chính;

- Có kế hoạch tài chính hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Có báo cáo công tác tài chính hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Các văn bản trên thể hiện kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng theo các quy định của pháp luật, của cơ quan chủ quản, của trường và được công bố công khai.

 
c) Có kế hoạch thực hiện việc huy động, phát triển các nguồn lực tài chính Chỉ số đạt khi trường có kế hoạch thực hiện việc huy động, phát triển các nguồn lực tài chính hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).  
Tiêu chuẩn 8.3. Dự toán về tài chính được xác định trên cơ sở nghiên cứu kỹ về nhu cầu chi tiêu, những thay đổi về giá cả, các nhu cầu và quy mô đào tạo sắp tới a) Có các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá cả thị trường (giá nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công) để xây dựng dự trù về tài chính

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có các tài liệu về nhu cầu chi tiêu, giá nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả nghiên cứu thể hiện trường có thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công để xây dựng dự trù về tài chính (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định).

 
b) Có các nghiên cứu, dự báo về nhu cầu, quy mô đào tạo và biến động về giá cả trong 2-5 năm tới; có cơ chế điều chỉnh dự toán kế hoạch tài chính theo các biến động về giá cả thị trường

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định, mỗi năm có kết quả nghiên cứu, dự báo về nhu cầu, quy mô đào tạo và biến động về giá cả trong 2-5 năm tới;

- Có văn bản của trường, quy định cơ chế điều chỉnh dự toán kế hoạch tài chính theo các biến động về giá cả thị trường.

 
c) Có bản dự toán tài chính phản ánh các kết quả nghiên cứu và dự báo trên

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ số a và chỉ số b, Tiêu chuẩn 8.3 Đạt;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định, hàng năm có bản dự toán tài chính căn cứ kết quả nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá cả thị trường, nghiên cứu, dự báo về nhu cầu, quy mô đào tạo và biến động về giá cả trong 2-5 năm tới.

 
Tiêu chuẩn 8.4. Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch, hiệu quả cho các đơn vị và các hoạt động của trường a) Phân bổ tài chính hợp lý đáp ứng nhu cầu cơ bản của các đơn vị và các hoạt động chung của trường

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có đề xuất nhu cầu tài chính của các đơn vị (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Có số liệu kinh phí các đơn vị được cấp hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Các số liệu trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định thể hiện trường phân bổ tài chính hợp lý, công bằng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các đơn vị và các hoạt động chung của trường.

 
b) Kế hoạch phân bổ tài chính được công bố công khai

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch phân bổ tài chính mỗi năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Báo cáo công tác tài chính của trường từng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định);

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định, trường có ít nhất 01 hình thức công bố công khai kế hoạch phân bổ tài chính.

 
c) Có đánh giá hàng năm về hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính Chỉ số đạt khi trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định trường có đánh giá hàng năm về hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính.  
Tiêu chuẩn 8.5. Lập dự toán, thực hiện thu chi, thực hiện quyết toán, báo cáo tài chính; quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ theo chế độ kế toán - tài chính của Nhà nước a) Có văn bản dự toán tài chính Chỉ số đạt khi trường có văn bản dự toán tài chính hàng năm trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định.  
b) Thực hiện thu chi, quyết toán, báo cáo tài chính đúng quy định; có hồ sơ lưu trữ chứng từ theo chế độ kế toán – tài chính của Nhà nước

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính từng năm (trong 3 năm trước năm kiểm định);

- Có hồ sơ lưu trữ chứng từ kế toán từng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và năm kiểm định);

- Báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính từng năm, hồ sơ lưu trữ chứng từ kế toán từng năm, biên bản thanh kiểm tra, kiểm toán công tác tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thể hiện trường thực hiện thu chi, quyết toán, báo cáo tài chính đúng quy định; có hồ sơ lưu trữ chứng từ theo chế độ kế toán – tài chính của Nhà nước.

 
  c) Định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính và được cơ quan có thẩm quyền kiểm toán

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch hàng năm về tự kiểm tra công tác tài chính đối với trường và các đơn vị (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra công tác tài chính đối với trường và các đơn vị (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo quyết toán hàng năm của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan kiểm toán (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Kế hoạch hàng năm về tự kiểm tra công tác tài chính đối với trường và các đơn vị, báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra công tác tài chính đối với trường và các đơn vị, kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chủ quản hoặc biên bản kiểm toán của cơ quan kiểm toán thể hiện trường định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính và được cơ quan có thẩm quyền kiểm toán.

Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/08/2004
của Bộ Tài chính về việc ban hành "Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước"

Tiêu chí 9: Các dịch vụ cho người học nghề    
Tiêu chuẩn 9.1. Đảm bảo mọi người học có được thông tin đầy đủ về nghề đào tạo, khoá đào tạo và các quy định khác của trường ngay từ khi nhập học. a) Người học được cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu về chuyên môn cần đạt được của khoá học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tài liệu cung cấp cho học sinh, sinh viên khi nhập học có các nội dung về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu về chuyên môn cần đạt được của khoá học;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định, ngay khi nhập học, người học đã được cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu về chuyên môn cần đạt được của khoá học.

 
b) Người học được phổ biến đầy đủ về quy chế đào tạo, quy chế thi và kiểm tra, đánh giá, điều kiện xét tốt nghiệp.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tài liệu cung cấp cho học sinh, sinh viên khi nhập học có các nội dung về quy chế đào tạo, quy chế thi và kiểm tra, đánh giá, điều kiện xét tốt nghiệp;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định, ngay khi nhập học, người học đã được phổ biến đầy đủ về quy chế đào tạo, quy chế thi và kiểm tra, đánh giá, điều kiện xét tốt nghiệp.

 

c) Người học được phổ biến đầy đủ các nội quy, quy định của trường.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tài liệu cung cấp cho học sinh, sinh viên khi nhập học có các nội quy, quy định của trường;

- Trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định, ngay khi nhập học, người học đã được phổ biến đầy đủ các nội quy, quy định của trường.

 
Tiêu chuẩn 9.2. Đảm bảo các điều kiện ăn, ở, chăm sóc sức khoẻ cho người học. a) Ký túc xá của trường đảm bảo các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập cho ít nhất 50% người học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có thông tin về ký túc xá của trường: chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác;

- Có số lượng học sinh, sinh viên học hệ TCN, CĐN đã quy đổi (số lượng người học) của từng năm, trong 3 năm trước năm kiểm định, lựa chọn số lượng cao nhất để tính toán;

- Ký túc xá đảm bảo các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập cho ít nhất 50% số lượng người học.

 

b) Có nhà ăn hoặc dịch vụ ăn uống phục vụ tốt cho người học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà ăn hoặc dịch vụ ăn uống;

- Có báo cáo/văn bản đánh giá về công tác phục vụ của nhà ăn trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định;

- Chưa xảy ra bất cứ một vụ ngộ độc thực phẩm nào (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định đến thời điểm kiểm định);

- Báo cáo/văn bản đánh giá công tác phục vụ của nhà ăn thể hiện chưa xảy ra bất cứ một vụ ngộ độc thực phẩm nào.

 
c) Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

* Nếu trường tự cung cấp:

- Trường có địa điểm để cung cấp dịch vụ y tế;

- Có bộ phận để cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học;

- Có thiết bị y tế cơ bản để cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học;

- Có báo cáo/văn bản đánh giá về công tác y tế của trường trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định;

- Báo cáo/văn bản đánh giá về công tác y tế thể hiện trường có dịch vụ y tế đảm bảo chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học;

*Nếu trường sử dụng dịch vụ của cơ sở y tế khác thì phải có hợp đồng và có báo cáo hàng năm, chứng minh người học được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ kịp thời.

 
Tiêu chuẩn 9.3. Tổ chức thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm cho người học. a) Thường xuyên cung cấp cho người học các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có tài liệu thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm đã cung cấp cho người học trong 3 năm trước năm kiểm định;

- Có báo cáo/văn bản đánh giá công tác cung cấp cho người học các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm trong 3 năm trước năm kiểm định;

- Báo cáo/văn bản đánh giá thể hiện trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định ít nhất 06 tháng/lần học sinh, sinh viên được cung cấp các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm.

 
b) Trường tổ chức trợ giúp giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Chỉ số đạt khi trường có các hình thức tổ chức trợ giúp giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp (trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).  
c) Định kỳ tổ chức hội nghị việc làm cho người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng.

Chỉ số đạt khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch tổ chức hội nghị việc làm cho người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Có báo cáo kết quả tổ chức hội nghị việc làm cho người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định);

- Trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định, ít nhất 01 lần/năm, trường tổ chức hội nghị việc làm cho người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng. Trường hợp tại năm kiểm định chưa thực hiện thì phải có kế hoạch thực hiện.

 

_____________________________________________

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Mon, 24 Apr 2017 01:45:12 +0000
Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=759:chu-n-d-u-ra-cac-chuyen-nganh-dao-t-o&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=759:chu-n-d-u-ra-cac-chuyen-nganh-dao-t-o&catid=82&Itemid=477

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: KẾ TOÁN

1.2.Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.3. Mã ngành: 51340301

1.4. Đối tượng người học:

Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 03 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Đào tạo các cử nhân kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; hiểu biết đầy đủ kiến thức về kế toán; thành thạo các kỹ năng về kế toán, đảm bảo năng lực cơ bản thực hiện chức năng kế toán, đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội.

- Sinh viên sẽ được học những môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của Bộ GD & ĐT, Kiến thức cơ sở của khối ngành để hình thành những kiến thức lý luận cơ bản về kế toán. Kiến thức ngành, chuyên ngành để hình thành các kỹ năng để làm được kế toán trong các đơn vị HCSN cũng như trong các doanh nghiệp.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng có thể học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý - Kinh doanh.

1.7. Vị trí việc làm

- Có thể đảm nhận chức danh kế toán tổng hợp, kế toán từng phần hành tại các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Trợ lý kiểm toán trong các Công ty kiểm toán

- Trợ lý tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng.

- Làm việc trong các phòng, ban trong doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

- Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.

2. Những nhiệm vụ chính

- Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. 

  - Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị. 

  - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán. 

  - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụcông tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. 

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1.Về kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – LêNin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chương trình đào tạo.

- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng, có tác phong quân sự, rèn luyện thể lực tốt, có tinh thần sẵn sàng phục vụ trong các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc;:

            - Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng vận dụng chúng vào việc tiệp cận, ứng dụng các thông tin và kiến thức mới; có khả năng khai thác, nghiên cứu và sử dụng khoa học cơ bản vào ngành học.

- Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ của ngành học để tính toán hoặc lập trình đơn giản và ứng dụng vào thực tế công việc.

- Ngoài tiếng Anh cơ bản, người học còn có khả năng sử dụng được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành phục vụ cho ngành học.

- Kiến thức về luật pháp, chuẩn mực của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

- Kiến thức về tổ chức công tác kế toán.

- Có kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán.

- Kiến thức về kiểm toán doanh nghiệp.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

- Kỹ năng tổ chức công tác kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội khác.

- Lập và phân tích một số Báo cáo kế toán quản trị cơ bản để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong quá trình ra quyết định.

- Lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm .

- Thẩm định hiệu quả tài chính về dự án đầu tư.

3.2.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, giao dịch với các đối tượng khác nhau.

- Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ.

- Có tư duy độc lập, sáng tạo; Có khả năng suy luận, kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

- Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.

- Biết khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học liên quan đến ngành học (Phần mềm Misa, kê khai thuế).

3.3. Về thái độ

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nghề nghiệp đúng đắn. Biết vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của nhà nước vào tình hình công tác cụ thể; 

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân;

-  Yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, công ty nơi đang công tác; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc;

- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Nhạy bén trong việc tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh;

- Tham gia có hiệu quả trong việc thiết kế triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

- Thiết lập được mối quan hệ và cộng tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp xã hội.

3.4. Tiếng anh: Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.

3.5 Tin học: Có trình độ tin học văn phòng tương đương trình độ B.

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

Ngô Thị Cẩm Linh

TỔ BỘ MÔN

Tạ Đình Chiến

 

 

 

 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG MÁY TÍNH

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: Truyền thông và Mạng máy tính

1.2.Trình độ đào tạo: Cao đẳng

1.3. Mã ngành: C480102

1.4. Đối tượng người học: Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/02/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số: 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo

+ Người học sau khi ra trường có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề và kỹ năng thực hành; có thái độ nghề nghiệp đúng đắn để có thể làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin. Đảm nhận các công việc về quản trị hệ thống mạng, chia sẻ tài nguyên và truyền thông ở  các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Có khả năng học liên thông lên bậc đại học.

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với Khoa học - Kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học.

1.7. Vị trí việc làm

Kỹ thuật viên tại các trạm truyền dẫn, thu phát thông tin, các trung tâm viễn thông, các Phòng, Ban, Tổ kỹ thuật của các phân xưởng bảo trì, bảo hành máy tính, Quản trị mạng của các công ty, công sở trường học…

2. Những nhiệm vụ chính     

2.1. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng của chuyên ngành đào tạo.
2.2. Lập kế hoạch, xây dựng hệ thống mạng LAN và WAN trong cơ quan, trường học.

2.3. Sửa chữa, cài đặt và bảo trì hệ thống mạng và phần cứng của máy tính. 

2.4. Tham gia thiết kế và phát triển các ứng dụng trên mạng Internet.

2.5. Khai thác dữ liệu đa phương tiện trên mạng; kiểm soát và sửa lỗi tín hiệu trên đường truyền dẫn.

2.6. Tư vấn khách hàng sử dụng hệ thống máy tính và thiết bị viễn thông.

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

+ Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

+ Có kiến thức về kiến trúc máy tính; khai thác phần mềm ứng dụng; khai thác và quản trị mạng; thiết kế và xây dựng mạng, thiết kế và quản trị Website; lắp ráp và cài đặt máy tính; cơ sở dữ liệu; hệ thống thông tin.

3.2.Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

+ Giải quyết được các vấn đề về máy tính và mạng: nhận biết, phán đoán các sự cố xảy ra, tìm ra giải pháp khắc phục và thực hiện xử lý các vấn đề về máy tính và mạng.

+ Khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập, giải quyết linh hoạt các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

+ Thực hiện được khai thác và quản trị hệ thống mạng: Cài đặt quản trị hệ thống mạng, triển khai phần mềm ứng dụng cho hệ thống mạng.

+ Thực hiện được thiết kế và quản trị website.

+ Thực hiện được khảo sát thiết kế, vận hành, bảo trì, cải thiện hệ thống mạng máy tính.

3.2.2. Kỹ năng mềm:           

+ Có năng lực quản lý: Thương lượng với các đối tác để giải quyết công việc, chịu áp lực trong công việc liên quan tới máy tính, đề xuất những giải pháp đối với những vấn đề liên quan đến mạng máy tính và truyền thông.

           + Có năng lực truyền đạt, giao tiếp, thảo luận, thuyết trình trước đám đông.

3.3. Về thái độ

+ Luôn học tập, cập nhật kiến thức, công nghệ mới.

+ Có tính cẩn thn, klut và tác phong công nghiệp trong công vic.

          + Tự tin giải quyết các công việc liên quan đến máy tính.

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B.

                 Vĩnh yên, ngày   tháng   năm 2016
HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật cơ khí    

1.2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

1.3. Mã ngành: 51510205

1.4. Đối tượng người học: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

1.5. Thời gian đào tạo:

- Thời gian đào tạo 3 năm

- Khối lượng toàn khoá 105 tín chỉ, chưa kể phần Giáo dục thể chất (4TC) và Giáo dục quốc phòng 135 tiết.

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo

            Chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ khí gồm 38 học phần với 105 tín cần tích lũy (Không kể học Giáo dục thể chất và Giáo dục quốcphòng) cụ thể như sau:

            - Kiến thức giáo dục đại cương gồm 14 học phần với 35 tín chỉ cần tích lũy.

            - Kiến thức cơ sở ngành bắt buộc gồm 9 học phần với 21 tín chỉ tích lũy.

                - Kiến thức ngành bắt buộc gồm 8 học phần với 16 tín chỉ, trong đó có 2 học phần tự chọn (SV chọn 1 trong 2 học phần sau) và 2 học phần kiến thức bổ trợ.

                - Kiến thức thực hành chuyên ngành gồm 6 học phần với 27 tín chỉ cần tích lũy, trong đó có 6 tín chỉ đi trải nghiệm ngoài doanh nghiệp.

            - Kiến thức thực tập tốt nghiệp gồm 1 học phần với 6 tín chỉ cần tích lũy.

1.7. Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, nhà máy chế tạo, nhà máy lắp ráp, có khả năng làm việc ở các vị trí:

     - Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty cơ khí;

            - Nhân viên thiết kế, vận hành, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuyển giao công nghệ trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc.

- Tư vấn, thiết kế, lắp ráp và phân phối thiết bị cơ khí, cơ - điện dân dụng và công nghiệp, trong các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng các thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghệ cao và robot công nghiệp

         - Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.

2. Những nhiệm vụ chính

            - Thiết kế, lập trình ;

            - Gia công;

            - Bảo dưỡng, sửa chữa máy cơ khí;.

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;

- Có các kiến thức cơ bản về các quá trình vật lý của kỹ thuật chế tạo, về hệ thống sản xuất, về thiết kế và phát triển sản phẩm, về Kinh tế, kinh doanh và khởi nghiệp;

- Biết cách khai thác các nguồn thông tin, tri thức thông qua internet, sách, báo, tạp chí thông tin, tư liệu, hội thảo, hội nghị trong nước, quốc tế để tự cập nhật thực tiễn, bồi dưỡng chuyên môn, cải tiến nghiệp vụ.

- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí;

             - Phân tích được các phương pháp tổ chức sản xuất; bố trí nhà xưởng, thiết bị.

          - Lập được quy trình gia công theo yêu cầu kỹ thuật;

          - Chọn được chế độ cắt, khắc phục được các dạng sai hỏng trong quá trình gia công

          - Lập trình được chi tiết gia công trên máy tiện CNC, phay CNC, Xung CNC, máy cắt dây CNC

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

- Thiết kế, lập quy trình công nghệ, và xử lý được các tình huống công nghệ khi gia công chi tiết máy bằng các phương pháp: Gia công áp lực, đúc, gia công cắt gọt bằng máy cắt gọt vạn năng;

- Lập trình và gia công được chi tiết trên máy tiện CNC và trung tâm gia công CNC;

- Có năng lực tổ chức, quản lý nơi làm việc khoa học, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong các phân xưởng sản xuất, kinh doanh và cơ sở đào tạo;

            - Có các kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng lập kế hoạch công tác và quản lý thời gian cá nhân; làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

- Có khả năng nghiên cứu, cải tiến, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.2. Kỹ năng mềm:

+ Kỹ năng mềm:

            - Có các kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình;

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

            - Có khả năng tổ chức, quản lý sản xuất và kinh doanh dịch vụ cơ khí;

- Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực cơ khí;

3.3. Về thái độ

       - Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nhiệp; khả năng làm việc nhóm;

       - Có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo;

       - Có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, đoàn kết và hợp tác trong xử lý các công việc chuyên môn.

3.4. Tiếng Anh

Trình độ tiếng Anh tương đương chứng chỉ B (của Bộ GD&ĐT);

3.5. Tin học

            Trình độ tin học tương đương trình độ B, sử dụng được các phần mềm CAD và vẽ thiết kế trên máy.

Vĩnh Yên, ngày 15 tháng 8 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN
Tạ Quang Thảo Cao Hữu Đoàn

 

 

 

 

 

 

 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CNKT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

1. Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
1.2. Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
1.3. Mã ngành :C510303
1.4. Đối tượng tuyển sinh:

Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

1.5. Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giíi thiÖu tãm t¾t vÒ ch­ư¬ng tr×nh ®µo t¹o:

   - Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản các môn khoa học tự nhiên, về kỹ thuật chế tạo. Có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu. Thiết kế và phát triển sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, thể hiện chức năng của mình trong môi trường công nghiệp;

1.7 Vị trí việc làm:

   Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

- Kỹ thuật viên tại các Phòng, Ban, Tổ kỹ thuật cơ điện, Quản đốc phân xưởng sản xuất ở các công ty, nhà máy;

- Có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học.

2. Những nhiệm vụ chính (của người tốt nghiệp)

2.1. Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc kiểm tra thông số kỹ thật và bản vẽ;

2.2. Chuẩn bị thiết bị, thử nghiệm, ghi dữ liệu, tính toán, báo cáo, giải thích dữ liệu;

2.3. Lập được phương pháp lắp đặt, kiểm tra an toàn, chạy thử thiết bị hoặc hệ thống điện tự động hoá;

2.4. Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng và thực hiện bảo dưỡng bảo trì để duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống tự động, bán tự đông và trang bị điện, điện tử;

2.5. Thiết kế, vận hành, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

2.6. Tư vấn khách hàng sử dụng có hiệu quả các hệ thống điện điều khiển tự động và trang bị điện;

2.7. Thành lập cơ sở sửa chữa thiết bị bị điện gia dụng, điện công nghiệp và các thiết bị điện tử;

2.8. Có khả năng học tập mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ nghề nghiệp, học liên thông lên đại học chuyên ngành; không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp và thăng tiến nghề nghiệp.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

Sau khi học xong chương trình này người học có khả năng:

3.1. Kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản về pháp luật.

- Có phương pháp rèn luyện thân thể, luyện tập thể thao; nhận thức quốc phòng toàn dân và kỹ năng quân sự phổ thông.

- Áp dụng được các kiến thức lý thuyết về toán học, khoa học ứng dụng để thực hiện tính toán kỹ thuật, giải quyết các bài toán kỹ thuật thường gặp trong kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

- Xác định được vấn đề và giải quyết một cách sáng tạo các bài toán kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật hành nghề an toàn.

- Phân tích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị tự động điều khiển thông dụng.

- Lập được kế hoạch, triển khai lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp tự động.

- Phân tích, đánh giá và đưa ra được giải pháp xử lý thay thế mới, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ vào thực tế.

3.2. Kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

- Làm được các bài thực hành ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật, kiểm tra kết quả thí nghiệm và làm báo cáo kết quả thí nghiệm, đưa ra nhận xét để cải thiện kết quả.

- Sử dụng được các công cụ hiện đại để giải quyết các bài toán kỹ thuật như sử dụng máy tính và các phần mềm thích hợp.

- Khai thác được phần mềm máy tính dùng cho ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá như: bảng tính, soạn thảo văn bản, SIMATIC S7-200, SIMATIC S7-300, ALTIUM DESIGNER, KEIL UVISION, MATLAB.

- Xây dựng được hệ thống điện công nghiệp, sửa chữa và vận hành hệ thống máy điện.

- Lập trình và kết nối được các bộ điều khiển khả trình PLC để điều khiển hệ thống làm việc tự động hoặc bán tự động.

- Sử dụng được các thiết bị đo lường hiện đại để đo kiểm tra các thông số của thiết bị điện, điện tử.

- Triển khai, lắp đặt và vận hành được tủ điện công nghiệp, tủ phân phối, tủ điều khiển - truyền động, hệ thống điện gia đình.

- Lập trình được các chương trình điều khiển thiết bị điện, điện tử dùng vi xử lý, vi điều khiển.

- Kết nối, sửa chữa được hệ thống điều khiển thiết bị điện, điện tử dùng khí nén.

- Đo kiểm tra được cực tính, chất lượng linh kiện điện, điện tử dùng trong ngành điện.

- Phân tích và đề xuất được các phương pháp sửa chữa những sai hỏng trong hệ thống điều khiển tự động tại các nhà máy.

3.2.2. Kỹ năng mềm

- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp;

- Có tư duy một cách hệ thống và tư duy phân tích công việc;

- Khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế….

- Thích nghi nhanh với môi trường làm việc và sản xuất.

- Có kỹ năng tổ chức, điều hành sản xuất đạt hiệu quả cao.

3.3. Thái độ

- Yêu nước,yêu nghề, có thái độ nghề nghiệp đúng đắn và chuyên nghiệp, quan hệ lao động hài hòa, sống và làm việc theopháp luật.

- Có tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tuân thủ các quy trình, quy phạm nghề nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và trách nhiệm cao đối với công việc

- Có tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực, phối hợp, sáng tạo.

- Có ý thức về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội.

- Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm.

- Thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau trong nhóm.

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B tiếng anh.

3.5. Công nghệ thông tin: Tương đương trình độ B tin häc văn phòng

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

Tạ Quang Thảo

TRƯỞNG KHOA

 

 

Lê Hải Tài

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 8 năm 2016

TỔ TRƯỞNG

Tạ Quang Duy

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo:

           Công nghệ kỹ thuật ôtô      

1.2. Trình độ đào tạo:

            Cao đẳng

1.3. Mã ngành:

Mã số:       51510205

1.4. Đối tượng người học

         Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

1.5. Thời gian đào tạo:

- Thời gian đào tạo 3 năm

- Khối lượng toàn khoá 105 tín chỉ, chưa kể phần Giáo dục thể chất (4TC) và Giáo dục quốc phòng 135 tiết.

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

            Chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật ô tô gồm 42 học phần (không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng), cụ thể:

            - Kiến thức giáo dục đại cương gồm 16 học phần với 31 tín chỉ cần tích luỹ, trong đó có 21 học phần bắt buộc, 2 học phần tự chọn.

            - Kiến thức cơ sở ngành bắt buộc gồm 11 học phần, với số tín chỉ cần tích luỹ là 24 (22 lý thuyết và 2 thực hành).

            - Kiến thức ngành gồm 8 học phần bắt buộc và 2 học phần tự chọn, số tín chỉ cần tích luỹ là 19 (16 lý thuyết và 3 thực hành).

            - Thực tập: gồm có thực tập môn cơ khí, thực tập các môn chuyên ngành và thực tập tốt nghiệp với số tín chỉ cần tích luỹ là 21.

1.7. Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp, các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các cơ sở đào tạo nghề; có khả năng làm việc ở các vị trí:

     - Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

     - Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;

     - Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;

     - Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;

     - Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.

2. Những nhiệm vụ chính

            - Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ ô tô;

            - Bảo dưỡng, sửa chữa trang bị điện ô tô;

            - Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (gầm) ô tô;

            - Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của các cơ cấu, hệ thống trên ô tô;

            - Kiểm tra, xác định mức độ hư hỏng, tìm ra nguyên nhân và lập phương án sửa chữa thích hợp.

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;

- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;

- Giải thích được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động các cơ cấu, hệ thống trong ô tô;

- Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

- Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;

- Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;

- Phân tích được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

- Giải thích được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

- Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

     - Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, sơ đồ mạch điện trong các cơ cấu, hệ thống trên ô tô;

- Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;

- Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;

- Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;

- Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;

- Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;

3.2.2. Kỹ năng mềm:

            - Có các kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình;

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

            - Có khả năng tổ chức, quản lý sản xuất và kinh doanh dịch vụ ôtô;

- Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

3.3. Về thái độ

- Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, có chất lượng và năng suất cao;

           - Chủ động, tích cực trong học tập và nghiên cứu khoa học;

           - Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, tác phong công nghiệp và yêu nghề;

3.4. Tiếng Anh

Trình độ tiếng Anh tương đương chứng chỉ B (của Bộ GD&ĐT);

3.5. Tin học

            Trình độ tin học tương đương trình độ B, sử dụng được các phần mềm CAD và vẽ thiết kế trên máy

Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 8 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN
Tạ Quang Thảo Cao Hữu Đoàn Nguyễn Quốc Thường

UBND TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

1. Giới thiệu

1.1. Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.2. Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

1.3. Mã ngành: C510301

1.4. Đối tượng người học:

Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

1.5. Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giíi thiÖu tãm t¾t vÒ ch­ư¬ng tr×nh ®µo t¹o:

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản các môn khoa học tự nhiên, về kỹ thuật chế tạo. Có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu. Thiết kế và phát triển sản phẩm công nghiệp và dịch vụ và thể hiện chức năng của mình trong môi trường công nghiệp;

1.7. Vị trí việc làm:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

- Kỹ thuật viên tại các Phòng, Ban, Tổ kỹ thuật cơ điện, Quản đốc phân xưởng sản xuất ở các công ty, nhà máy;

- Có khả năng học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học.

2. Những nhiệm vụ chính (của người tốt nghiệp)

2.1. Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc kiểm tra thông số kỹ thật và bản vẽ;

2.2. Chuẩn bị thiết bị, thử nghiệm, ghi dữ liệu, tính toán, báo cáo, giải thích dữ liệu;

2.3. Lập kế hoạch các phương pháp lắp đặt, kiểm tra an toàn, chạy thử thiết bị hoặc hệ thống điện;

2.4. Phát hiện và sửa chữa các hư hỏng của các thiệt bị đo lường trong các dây truyền công nghiệp;

2.5. Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng và thực hiện bảo dưỡng bảo trì để duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống điện;

2.6. Phân tích và xử lý các sự cố trong các quá trình hoạt động của các dây truyền sản xuất tại các nhà máy công nghiệp;

2.7. Thiết kế, vận hành, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

2.8. Tư vấn khách hàng sử dụng có hiệu quả hệ thống điện và trang bị điện;

2.9. Thành lập cơ sở sửa chữa thiết bị điện gia dụng và điện công nghiệp;

2.10. Có khả năng học tập mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ nghề nghiệp, học liên thông lên đại học chuyên ngành; không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp và thăng tiến nghề nghiệp.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

Sau khi học xong chương trình này người học có khả năng:

3.1. Kiến thức

- Xác định vấn đề và giải quyết một cách sáng tạo các bài toán kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật hành nghề an toàn.

- Giải thích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện thông dụng; đọc được bản vẽ thiết kế cấp điện của mạng điện hạ áp, tính toán được các thông số cơ bản của mạng điện để lựa chọn các thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Lập được kế hoạch, triển khai lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.

- Phân tích, đánh giá và đưa ra được giải pháp xử lý thay thế mới, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp, ứng dụng được các giải pháp kỹ thuật và công nghệ vào thực tế.

3.2. Kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

- Làm được các bài thực hành ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật, kiểm tra kết quả thí nghiệm và làm báo cáo kết quả thí nghiệm, đưa ra nhận xét để cải thiện kết quả.

- Sử dụng được các công cụ hiện đại để giải quyết các bài toán kỹ thuật như sử dụng máy tính khoa học, máy tính và các phần mềm thích hợp.

- Khai thác được phần mềm máy tính dùng cho ngành công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử như: bảng tính, soạn thảo văn bản, SIMATIC S7-200, SIMATIC S7-300, ALTIUM DESIGNER, KEIL UVISION, MATLAB,...

- Xây dựng được hệ thống điện công nghiệp, sửa chữa và vận hành hệ thống máy điện.

- Lập trình và kết nối các bộ điều khiển khả trình PLC để điều khiển hệ thống làm việc tự động hoặc bán tự động.

- Sử dụng được các thiết bị đo lường hiện đại để đo kiểm tra các thông số của thiết bị điện, điện tử.

- Triển khai, lắp đặt và vận hành được tủ điện công nghiệp, tủ phân phối, tủ điều khiển - truyền động, hệ thống điện gia đình.

- Sửa chữa được động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ, đo kiểm tra linh kiện ứng dụng cho ngành điện.

- Sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử thông dụng như tivi, đầu đĩa…

- Lập trình được các chương trình điều khiển thiết bị điện, điện tử dùng vi xử lý, vi điều khiển.

- Kết nối, sửa chữa được hệ thống điều khiển thiết bị điện, điện tử dùng khí nén.

3.2.2. Kỹ năng mềm

- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp;

- Có tư duy một cách hệ thống và tư duy phân tích công việc;

- Khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế….

- Thích nghi nhanh với môi trường làm việc và sản xuất.

- Có kỹ năng tổ chức, điều hành sản xuất đạt hiệu quả cao.

3.3. Thái độ

          - Yêu nghề, có thái độ nghề nghiệp đúng đắn và chuyên nghiệp, quan hệ lao động hài hòa, sống và làm việc theopháp luật.

          - Có tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          - Tuân thủ các quy trình, quy phạm nghề nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và trách nhiệm cao đối với công việc.

          -Tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực, phối hợp, sáng tạo; giải quyết công việc có hiệu quả. 

          - Có ý thức về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức với người sử dụng lao động và đối với xã hội.

          - Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm.

          - Thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau trong nhóm.

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B tiếng anh.

3.5. C«ng nghÖ th«ng tin: Tương đương trình độ B tin häc v¨n phßng

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

Tạ Quang Thảo

TRƯỞNG KHOA

 

Lê Hải Tài

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 8 năm 2016

TỔ TRƯỞNG

Tạ Quang Duy

 

 

 

 

 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH

1.2.Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

1.3. Mã ngành: 51340101

1.4. Đối tượng người học:

Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 03 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Đào tạo các cử nhân quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; hiểu biết những kiến thức cơ bản về quản lý - kinh tế - kinh doanh; có kiến thức toàn diện về quản trị kinh doanh; thành thạo các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, đảm bảo năng lực cơ bản thực hiện chức năng quản trị, đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội.

- Sinh viên sẽ được học những môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của Bộ GD & ĐT, Kiến thức cơ sở của khối ngành để hình thành những kiến thức lý luận cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh. Kiến thức ngành, chuyên ngành để hình thành các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp.

- Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Quản trị doanh nghiệp có thể học liên thông ngang, liên thông dọc lên đại học thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý - Kinh doanh.

1.7. Vị trí việc làm

- Cán bộ kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ; tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.

2. Những nhiệm vụ chính

- Làm việc phù hợp tại bộ phận quản trị nhân sự, quản trị dự án kinh doanh, quản trị bán hàng của doanh nghiệp, quản trị Marketing;

         - Tự khởi sự kinh doanh, tạo lập và quản lý doanh nghiệp của bản thân và gia đình;

            - Làm chuyên viên, tư vấn viên cho các doanh nghiệp về các lĩnh vực quản trị kinh doanh;

             - Học liên thông lên đại học để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1.Về kiến thức

- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về quản lý, kinh tế, xã hội và nhân văn đảm bảo cập nhật và phát triển về quản trị kinh doanh gồm: Quản trị nhân lực doanh nghiệp; Quản trị tài chính doanh nghiệp; Hệ thống thông tin kinh tế và quản lý; Quản trị chất lượng …

- Có kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị doanh nghiệp bao gồm:

Quản trị doanh nghiệp thương mại; Quản trị doanh nghiệp sản xuất; Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại; Quản trị rủi ro;  Quản trị dự án; Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quản trị văn phòng; Quản trị bán; Quản trị thương hiệu; Tìm kiếm việc làm và tuyển dụng; Quản trị thời gian nhà quản trị;…

- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý - Kinh doanh.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

         - Lập và triển khai kế hoạch giải quyết các vấn đề quản trị doanh nghiệp.

             - Lập và triển khai các kế hoạch tác nghiệp cơ bản của doanh nghiệp

             - Hoạch định và triển khai tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp

             - Hoạch định và triển khai các hệ thống và tác nghiệp bán hàng của doanh nghiệp.

               - Thống kê và phân tích được các số liệu thống kê nhằm tăng cường hiệu quả bộ máy tổ chức và chất lượng sản phẩm

                  - Lập được kế hoạch sản xuất và quản lý sản xuất, kế hoạch chi phí và kiểm soát dự toán, kiểm soát tiêu thụ sản phẩm.

                 - Lập báo cáo; trình diễn và truyền thông quản trị doanh nghiệp

                 - Khảo sát, nghiên cứu thị trường và  phân tích môi trường kinh doanh;

             - Tham gia thực hiện và kiểm tra chiến lược và kế hoạch kinh doanh;

             - Tham gia xây dựng, thẩm định và quản lý dự án đầu tư;

- Tin học văn phòng thành thạo.

               - Sử dụng tốt phần mềm Excel trong tính toán và các phần mềm về thông tin quản lý.

3.2.2. Kỹ năng mềm:

                 - Có kỹ năng làm việc độc lập

                  - Khả năng giao tiếp tốt, ứng xử lịch hoạt

           - Có kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm.

           - Có kỹ năng quản lý bản thân

           - Có kỹ năng quản lý thời gian

            - Có kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

            - Có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

3.3. Về thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

         - Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

         - Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

         - Có thái độ nghiêm túc đối với công việc được giao

- Có ý thức tự giác tham gia công tác tập thể (trong lớp học; chi đoàn; chi hội và tổ chức khác trong trường)

         - Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

3.4. Tiếng anh: Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.

3.5 Tin học: Có trình độ tin học văn phòng tương đương trình độ B

                                                                       Vĩnh Yên ngày 6 tháng 8 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

 

Ngô Thị Cẩm Linh

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN

 

Nguyễn Thị Tố Nga

 

 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y

1. Giới thiệu

1.1.Trình độ: Cao đẳng

1.2. Ngành đào tạo: Dịch vụ thú y

1.3. Mã ngành đào tạo: 51640201

1.4. Đối tượng người học: Theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo

- Nghiên cứu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Những kiến thức cơ bản của các môn khoa học tự nhiên; Các kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành trong chẩn đoán, phòng trị và kiểm soát dịch bệnh để phát triển chăn nuôi một cách bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.

- Vị trí làm việc: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Hoạt động kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và dịch vụ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi thú y;

+ Hành nghề thú y (phòng mạch, điều trị tự do, mạng lưới thú y cơ sở);

+ Quản lí trang trại (tự thành lập trang trại chăn nuôi, kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi);

+ Quản lí dịch bệnh động vật (cán bộ quản lí, kiểm dịch viên tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực thú y).

2. Những nhiện vụ chính (của người tốt nghiệp)

2.1. Sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức về toán học, sinh học, hóa học ứng dụng vào quản lý kỹ thuật phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

2.2. Sinh viên có khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm, phân tích, giải thích dữ liệu từ các thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực công nghệ trong chăn nuôi, thú y.

2.3. Sinh viên có khả năng phân tích nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi. Có khả năng chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho vật nuôi.

2.4. Sinh viên có khả năng xây dựng và điều hành hệ thống chăn nuôi, hệ thống sản xuất thuốc thú y, thức ăn gia súc và các dịch vụ kỹ thuật thú y.

2.5 Sinh viên có khả năng phối hợp tối ưu khi làm việc theo nhóm.

2.6. Có sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề đương đại, ngành nghề và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghể nghiệp.

2.7. Có sự thừa nhận vị trí trong xã hội và khả năng tiếp tục học tập suốt đời.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

3.1. Kiến thức

- Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ sở phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.

- Ứng dụng được kiến thức cơ bản về toán học, hóa - sinh đại cương vào tiếp thu kiến thức chuyên môn và áp dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực thú y.

- Vận dụng được kiến thức về sinh lý, sinh hóa động vật, tổ chức - giải phẫu, bệnh lý, vi sinh vật thú y và dược lý thú y vào các hoạt động chuyên ngành như chẩn đoán - xét nghiệm và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi - thú y.

- Vận dụng được kiến thức chuyên ngành như: phương pháp chẩn đoán dùng trong thú y, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh sản khoa, bệnh ký sinh trùng vào thực tế để chẩn đoán và xây dựng biện pháp phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi.

- Ứng dụng được kiến thức về dịch tễ học, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm súc sản… để lựa chọn và tổ chức thực hiện các quy tŕnh pḥng, trị bệnh cho vật nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi để xây dựng và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc cho gia súc, gia cầm an toàn và bền vững.

- Tổ chức, theo dõi các thí nghiệm trong chăn nuôi, thú y.

3.2. Kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

- Thực hiện thành thạo các thao tác; đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi, chẩn đoán bệnh thú y, các thủ thuật thú y và chăn nuôi đảm bảo hiệu quả, an toàn, vệ sinh môi trường. Sử dụng thành thạo một số máy móc, phương tiện dùng trong lĩnh vực thú y.

- Chọn lựa, phối hợp thuốc thích hợp để phòng-trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Kinh doanh và tư vấn kinh doanh thuốc thú y đúng Pháp luật.

- Tổ chức, thực hiện hiện được toàn bộ các quy trình phòng dịch bệnh, công tác kiểm tra vệ sinh thú y đối với gia súc, gia cầm, chủ động xây dựng phương án phòng và trị bệnh cho trang trại; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các trang trại chăn nuôi.

- Sử dụng các kiến thức chuyên sâu để lựa chọn, xây dựng các mô hình chăn nuôi, các thí nghiệm có qui mô nhỏ trong các trang trại phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và tổ chức thực hiện được các quy trình công nghệ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi.

- Nhận biết được trách nhiệm, tác động của nghề nghiệp đối với sức khỏe, môi trường và xã hội.

3.2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng học và tự học, tư duy theo hệ thống và khả năng sáng tạo trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

- Có khả năng quản lí, làm việc độc lập và làm việc nhóm, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công việc chuyên môn về thú y;

- Lựa chọn và thực hiện tốt các hình thức giao tiếp, marketing phát triển thị trường khác nhau trong thực tiễn đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực thú y.

- Sử dụng thành thạo một số phần mềm thống kê sinh học như Minitab, Excel ....

3.3.Thái độ

- Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc.

- Tự tin, nhiệt tình, say mê sáng tạo, làm việc khoa học và sắp xếp công việc một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả làm việc và khát vọng vươn lên trở thành chuyên môn giỏi, có tay nghề cao;

- Trung thực, cẩn thận, khách quan, chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; có tình yêu thương đối với động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa cho vật nuôi;

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ B.

3.5. Công nghệ thông tin: Tương đương trình độ B.

                                                                       Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 8 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN

Tạ Quang Thảo

 

 

 

 

 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y  

1. Giới thiệu

1.1.Trình độ: TRUNG CẤP

1.2. Ngành đào tạo: CHĂN NUÔI THÚ Y

1.3. Mã ngành đào tạo: 42620106

1.4. Đối tượng người học: Học xong trung học phổ thông hoặc tương đương

1.5. Thời gian đào tạo: 24 tháng

1.6. Giới thiệu tóm tắt chương trình đào tạo

          Chương trình giới thiệu những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

          Giới thiệu các giống vật nuôi và công tác giống; Đặc điểm cấu tạo giải phẫu sinh lý gia súc gia cầm; những kiến thức cơ bản về thức ăn dinh dưỡng vật nuôi; Kỹ thuật chăn nuôi; Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho vật nuôi; kiến thức về chăn nuôi bền vững góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

          Vị trí làm việc và cơ hội học liên thông

          - Vị trí làm việc: học sinh sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc trong các cơ sở chăn nuôi ( công ty chăn nuôi trong nước và nước ngoài, trại chăn nuôi, trang trại, gia trại).

          Tham gia mạng lưới thú y cơ sở

          Có khả năng làm việc trong các ban, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước có hoạt động chăn nuôi, thú y.

          - Có cơ hội học liên thông lên cao đẳng, đại học cùng chuyên ngành.

2. Những nhiệm vụ chính (của người tốt nghiệp)

          - Áp dụng kiến thức về giải phẫu sinh lý, giống vật nuôi, thức ăn dinh dưỡng vào chăn nuôi để phòng bệnh và nâng cao năng suất cho vật nuôi.

          - Thực hiện thành thạo các quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm

          - Sử dụng thành thạo các dụng cụ thú y vào chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm

          - Chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị được những bệnh thường gặp ở vật nuôi   

          - Thực hiện thành thạo thủ thuật thiến gia súc, gia cầm. Một số thủ thuật ngoại khoa, sản khoa thường gặp và điều trị được các bệnh này.

          - Có năng lực làm việc theo nhóm hoặc làm việc độc lập, tổ chức sản xuất với quy mô vừa và nhỏ. 

          - Hiểu biết pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

            + Áp dụng các kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lý cơ thể vật nuôi, các giống vật nuôi, thức ăn và dinh dưỡng vào công tác chăn nuôi, thú y.

+ Phân tích được nguyên nhân gây bệnh, một số nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi;

+ Hiểu được các kiến thức cơ bản của ngành thú y như: Tác dụng, công dụng, cách dùng, liều dùng thuốc; Phương pháp chẩn đoán và phòng trị các bệnh truyền nhiễm, bệnh nội – ngoại – sản khoa và ký sinh trùng vật nuôi, Kiểm tra chất lượng sản phẩm động vật....

- Áp dụng hiệu quả những kiến thức đã tích lũy được vào thực tế chăn nuôi và phòng trị bệnh thường gặp cho các đối tượng vật nuôi.

- Vận dụng các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngành Chăn nuôi- Thú y

3.2. Kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

+ Thực hiện thành thạo các thao tác, qui trình kỹ thuật chăn nuôi. Sử dụng thành thạo các dụng cụ thú y. Chọn được giống vật nuôi phù hợp với qui mô, phương thức chăn nuôi và phù hợp thị trường.

            + Thực hiện tốt các thao thác chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc gia cầm. Thực hiện được các phẫu thuật thông thường, thiến được các loại gia súc gia cầm.

3.2.2. Kỹ năng mềm

            + Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

            + Có kỹ năng giao tiếp ứng xử, tạo lập mối quan hệ, hợp tác và làm việc với cộng đồng.

            + Có khả năng quản lý bản thân, đặt mục tiêu, tạo động lực làm việc, tư duy theo hệ thống và có tính sáng tạo

+ Có năng lực tự tổ chức sản xuất ở các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ (gia trại, trang trại).

+ Có khả năng quản lý và điều hành sản xuất trong các doanh nghiệp chăn nuôi.

                + Tham gia có hiệu quả vào phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi.

3.3. Về thái độ

            + Có đạo dức nghề nghiệp, luôn cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội áp dụng

vào hoạt động sản xuất ngành.

+ Có ý thức nghề nghiệp đúng đắn phong lao động cần cù, khoa học phù hợp

với thực tiễn sản xuất. Có tinh thần hăng say lao động, yêu ngành, yêu nghề , lao động có kỹ thuật, có kỷ luật cho năng xuất cao, chất lượng hiệu quả.

3.4. Tiếng Anh: Tương đương trình độ A

3.5. Công nghệ thông tin: Tương đương trình độ A

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG TỔ MÔN

 

 

Tạ Quang Thảo

 

 

 

 


 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: KẾ TOÁN

1.2.Trình độ đào tạo:TRUNG CẤP

1.3. Mã ngành:

1.4. Đối tượng người học:

Theo quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 22 /2014/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.5. Thời gian đào tạo: 2 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Đào tạo các cử nhân kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; hiểu biết đầy đủ kiến thức về kế toán; thành thạo các kỹ năng về kế toán, đảm bảo năng lực cơ bản thực hiện chức năng kế toán, đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội.

- Học sinh sẽ được học những môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của Bộ GD & ĐT, Kiến thức cơ sở của khối ngành để hình thành những kiến thức lý luận cơ bản về kế toán. Kiến thức ngành, chuyên ngành để hình thành các kỹ năng để làm được kế toán trong các đơn vị HCSN cũng như trong các doanh nghiệp.

1.7. Vị trí việc làm

- Có thể đảm nhận chức danh kế toán tổng hợp, kế toán từng phần hành tại các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Trợ lý tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng.

- Làm việc trong các phòng, ban trong doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

- Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.

2. Những nhiệm vụ chính

- Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. 

  - Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị. 

  - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán. 

  - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụcông tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. 

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1.Về kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – LêNin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chương trình đào tạo.

- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng, có tác phong quân sự, rèn luyện thể lực tốt, có tinh thần sẵn sàng phục vụ trong các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc

            - Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng vận dụng chúng vào việc tiệp cận, ứng dụng các thông tin và kiến thức mới; có khả năng khai thác, nghiên cứu và sử dụng khoa học cơ bản vào ngành học.

- Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ của ngành học để tính toán hoặc lập trình đơn giản và ứng dụng vào thực tế công việc.

- Ngoài tiếng Anh cơ bản, người học còn có khả năng sử dụng được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành phục vụ cho ngành học.

- Kiến thức về luật pháp, chuẩn mực của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

- Kiến thức về tổ chức công tác kế toán.

- Có kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán.

- Kiến thức về kiểm toán doanh nghiệp.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

- Kỹ năng tổ chức công tác kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội khác.

- Lập và phân tích một số Báo cáo kế toán quản trị cơ bản để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong quá trình ra quyết định.

- Lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm.

3.2.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, giao dịch với các đối tượng khác nhau.

- Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ.

- Có tư duy độc lập, sáng tạo; Có khả năng suy luận, kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

- Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.

- Biết khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học liên quan đến ngành học (Phần mềm Misa, kê khai thuế).

3.3. Về thái độ

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nghề nghiệp đúng đắn. Biết vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của nhà nước vào tình hình công tác cụ thể; 

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân;

-  Yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, công ty nơi đang công tác; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc;

- Tham gia có hiệu quả trong việc thiết kế triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

- Thiết lập được mối quan hệ và cộng tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp xã hội.

3.4. Tiếng anh: Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.

3.5 Tin học: Có trình độ tin học văn phòng tương đương trình độ B.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

TRƯỞNG KHOA

Ngô Thị Cẩm Linh

TỔ BỘ MÔN

Tạ Đình Chiến

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA

NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: Điện công nghiệp & dân dụng

1.2.Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

1.3. Mã ngành: 363501

1.4. Đối tượng người học: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

1.5. Thời gian đào tạo: 2 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

          Chương trình ĐT gồm có các môn chung, cơ sở, chuyên ngành cụ thể như sau:

-         Các môn chung: 23 đơn vị học trình

          - Các môn cơ sở : 22 đơn vị học trình

          - Các môn chuyên ngành: 46 đơn vị học trình

1.7. Vị trí việc làm:

Đủ năng lực đảm nhận các công việc:

- Thiết kế, vận hành, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Trong phòng kỹ thuật của các công ty, tòa nhà văn phòng

- Thành lập cơ sở sửa chữa thiết bị bị điện công nghiệp và dân dụng

Có khả năng học tập mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ tay nghề, học liên thông lên cao đẳng; không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp và thăng tiến nghề nghiệp.

2. Những nhiệm vụ chính

          - Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc kiểm tra thông số kỹ thuật và bản vẽ điện;
          - Chuẩn bị thiết bị, ghi dữ liệu, tính toán báo cáo, giải thích dữ liệu của             hệ thống điện;

          - Lập kế hoạch các phương pháp lắp đặt, kiểm tra an toàn, hoặc hệ thống điện;
          - Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng và thực hiện bảo dưỡng bảo trì để duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống và trang bị điện trong nhà máy;

          - Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng, thực hiện sửa chữa các loại máy điện thông dụng trong máy công cụ và các đồ điện gia dụng;

          - Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng, thực hiện sửa chữa một số loại máy công cụ thông dụng;

          - Lập trình được cho sự hoạt động của một số máy công cụ thông dụng trên phần mềm PLC;

          - Tư vấn khách hàng sử dụng hệ thống điện và trang bị điện.

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

          - Vận dụng được các kiến thức lý thuyết cơ bản về kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số, vẽ kĩ thuật, cơ ứng dụng để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành thuộc phạm vi đào tạo;

          - Giải quyết một cách sáng tạo các bài toán kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện;

- Giải thích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện thông dụng; đọc được bản vẽ thiết kế cấp điện của mạng điện hạ áp, tính toán được các thông số cơ bản của mạng điện để lựa chọn các thiết bị điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

3.2.Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

          - Làm được dự toán, dự trù vật tư, sửa chữa các hư hỏng thông thường trong các máy công cụ và các đồ điện gia dụng

          - Thi công được hệ thống điện hạ áp, mạng điện trong các nhà máy, bệnh viện, trường học, khu dân cơ theo đúng bản vẽ thiết kế;

          - Quản lý, vận hành được trạm điện hạ áp đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật;

- Vận hành được các máy công cụ trong nhà máy
- Lập trình và kết nối được các bộ điều khiển khả trình PLC

- Triển khai, lắp đặt và vận hành được tủ điện công nghiệp, tủ phân phối, tủ điều khiển - truyền động, hệ thống điện sinh hoạt...

- Sửa chữa được động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ, đo kiểm tra được linh kiện điện tử ứng của ngành điện

   Thực hiện được công tác an toàn khi sửa chữa và sử dụng thiết bị.

3.2.2. Kỹ năng mềm:  

          - Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế

          - Thích ứng nhanh với môi trường làm việc và sản xuất

          - Có kỹ năng tổ chức, sản xuất đạt hiệu quả cao

- Có khả năng học tập mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ tay nghề, học liên thông trình độ cao đẳng hoặc học lên đại học chuyên ngành; không ngừng phát triển kỹ năng nghề.

3.3. Về thái độ

          - Yêu nước,yêu nghề, có thái độ nghề nghiệp đúng đắn và chuyên nghiệp, quan hệ lao động hài hòa, sống và làm việc theopháp luật

          - Có tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

          - Tuân thủ các quy trình, quy phạm nghề nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và trách nhiệm cao đối với công việc

          - Có tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực, phối hợp, sáng tạo

          - Có ý thức về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội.

          - Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm.

             - Thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau trong nhóm.

3.4. Tiếng Anh:

Tương đương trình độ A

3.5 Tin học:

Tương đương trình độ B.

                                                      

                                                     Vĩnh yên, ngày 02 tháng 08 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

Lê Hải Tài

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN

Phan Thị Thu Thủy

 

 

 

 

 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHUẨN ĐẦU RA

CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM

1. Giới thiệu

1.1.Nghề đào tạo: Chăn nuôi gia súc, gia cầm

1.2. Trình độ: Trung cấp nghề

1.3. Mã ngành: 40620601

1.4. Đối tượng người học: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo; THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa.

1.5. Thời gian đào tạo: 02 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo

Giới thiệu những kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác-Lênin, Hiến pháp, pháp luật và Luật lao động. Đặc điểm các giống vật nuôi và công tác giống; Đặc điểm cấu tạo giải phẫu sinh lý vật nuôi; những kiến thức cơ bản về thức ăn dinh dưỡng vật nuôi; Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm; Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho vật nuôi; Kiến thức về vi sinh vật truyền nhiễm, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; Các thủ thuật ngoại khoa, thụ tinh nhân tạo cho gia súc.

1.7. Vị trí làm việc

Học sinh sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại:

- Các doanh nghiệp chăn nuôi nhà nước hoặc tại các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi nông hộ;

- Kỹ thuật viên Trung tâm khuyến nông, trung tâm giống gia súc, gia cầm và các cơ sở sản xuất, chăn nuôi

- Có thể kinh doanh thức ăn hoặc đứng bán hàng tại cửa hàng thuốc thú y.

2. Những nhiện vụ chính của người tốt nghiệp

2.1. Học sinh có khả năng áp dụng các kiến thức về Dược lý học, Bệnh lý học các bệnh thông thường vào phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

2.2. Học sinh có khả năng áp dụng kiến thức về Thức ăn chăn nuôi, Giống và Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm để xây dựng và điều hành hệ thống chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.

2.3. Học sinh có khả năng phân tích nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi.

2.4. Học sinh vận dụng hình thái, các yếu tố cần cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật để áp dụng trong việc phòng bệnh cho vật nuôi .

2.5 Học sinh có khả năng phối hợp tối ưu khi làm việc theo nhóm.

2.6. Có sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề đương đại, ngành nghề và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghể nghiệp.

2.7. Có sự thừa nhận vị trí trong xã hội và khả năng tiếp tục học tập suốt đời.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

3.1. Kiến thức

-Có hiểu biết cơ bản vềchủ nghĩa Mác-Lênin, Hiến pháp, pháp luật và Luật lao động, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành NN&PTNTphù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.

- Trình bày được các kiến thức Dược lý học, Luật Thú y, Kỹ thuật chăn nuôi, Bệnh lý học các bệnh thông thường của vật nuôi để áp dụng trong phòng - trị bệnh;

- Mô tả được tình trạng bệnh lý của các bệnh thường xảy ra cho vật nuôi;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi để xây dựng và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc cho gia súc, gia cầm an toàn và bền vững.

- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn của nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm trong việc quản lý, phòng, trị bệnh cho vật nuôi;

3.2. Kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

- Thực hiện thành thạo các thao tác: đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi, chẩn đoán bệnh thú y, các thủ thuật thú y, phối giống và chăn nuôi đảm bảo hiệu quả, an toàn, vệ sinh môi trường.

- Chọn lựa, phối hợp thuốc thích hợp để phòng-trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Kinh doanh và tư vấn kinh doanh thuốc thú y đúng Pháp luật.

- Hướng dẫn người chăn nuôi trong việc chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị các bệnh hay xảy ra ở gia súc, gia cầm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, các quy trình về bảo quản thiết bị.

3.2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng học và tự học, tư duy theo hệ thống và khả năng sáng tạo trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

- Có khả năng quản lí, làm việc độc lập và làm việc nhóm, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công việc chuyên môn về thú y;

- Lựa chọnthực hiện tốt các hình thức để tạo lập một doanh nghiệp trong lĩnh vực thú y.

- Sử dụng thành thạo một số thao tác khai thác dữ liệu trên mạng Internet.

3.3. Thái độ

- Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc.

- Tự tin, nhiệt tình, say mê sáng tạo, làm việc khoa học và sắp xếp công việc một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả làm việc và khát vọng vươn lên trở thành kỹ thuật viên có tay nghề cao;

- Trung thực, cẩn thận, khách quan, chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; có tình yêu thương đối với động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa cho vật nuôi.

 

 

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN

Tạ Quang Thảo

                                                                           


UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA

NGHỀ KỸ TIN HỌC VĂN PHÒNG

1. Giới thiệu

1.1. Nghề đào tạo: Tin học văn phòng

1.2. Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

1.3. Mã nghề: 40480201

1.4. Đối tượng người học: Học sinh trung cấp nghề Tin học văn phòng

1.5. Thời gian đào tạo: 2 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Chương trình Trung cấp nghề Tin học văn phòng nhằm cung cấp cho học viên có những kiến thức cơ bản của khoa học máy tính và CNTT; các kiến thức về tin học trong Văn phòng; Sử dụng các thiết bị văn phòng thông dụng; Thiết kế đồ hoạ và xử lý‎ ảnh phục vụ công tác văn phòng; Thiết kế, cài đặt, quản lý và quản trị được hệ thống mạng LAN nhỏ; Khai thác, cài đặt các dịch vụ mạng Internet.

1.7. Vị trí việc làm

- Giáo viên dạy tin học cho các trường phổ thông;

- Thư ký văn phòng;

- Điều hành hệ thống thông tin văn phòng vừa và nhỏ;

- Quản lý, xử lý dữ liệu, xây dựng đề án cho văn phòng;

- Giảng dạy, kèm cặp về văn phòng cho các bậc thợ thấp hơn;

- Làm việc cho các công ty máy tính;

- Thiết kế quảng cáo;

- Quản lý phòng Internet;

- Quản lý mạng LAN vừa và nhỏ.

- Tự mở doanh nghiệp.

2. Những nhiệm vụ chính

- Sử dụng thành thạo các phần mềm hệ thống;

- Sử dụng thành thạo bộ phần mềm Microsoft Office

- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thông dụng

- Thiết kế, lắp ráp, cài đặt và quản trị được hệ thống mạng vừa và nhỏ

- Phân tích thiết kế, quản lý được các hệ thống thông tin văn phòng vừa và nhỏ;

- Thiết kế đồ hoạ và xử lý‎ ảnh phục vụ công tác văn phòng;

- Xử lý được các sự cố máy tính và mạng nội bộ.

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

- Nêu được kiến trúc và nguyên lý hoạt động của máy tính;

- Trình bày được nội dung, phương thức cài đặt, vận hành, bảo dưỡng các phần mềm máy tính dùng cho văn phòng;

- Nêu được một số phương pháp xử lý ảnh và thiết kế đồ hoạ cơ bản;

- Trình bày được cấu trúc, nguyên lý vận hành của mạng nội bộ;

- Nhận biết được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị văn phòng và hướng giải quyết các sự cố đó.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

- Soạn thảo dược văn bản theo mẫu nhà nước ban hành, đúng theo nội dung yêu cầu;

- Sử dụng được ít nhất một ngôn ngữ lập trình;

- Sử dụng thành thạo bộ phần mềm Microsoft Office;

- Sử dụng được bộ Open Office;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thông dụng;

- Sao lưu, phục hồi, phòng chống virus cho dữ liệu trong máy tính;

- Lắp ráp, cài đặt được hệ thống mạng cục bộ vừa và nhỏ;

- Thiết kế đồ hoạ và xử lýảnh phục vụ công tác văn phòng;

- Đề xuất được biện pháp xử lý các sự cố thường gặp cho các máy văn phòng.

3.2.2. Kỹ năng mềm:           

- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp;

- Có tư duy một cách hệ thống và tư duy phân tích công việc;

- Khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm;

- Thích nghi nhanh với môi trường làm việc và sản xuất.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Chính trị, đạo đức

- Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;Hiến pháp,Pháp luật của Nhà nước và Luật lao động;

- Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;

- Luôn chấp hành các nội quy, qui chế của đơn vị;

- Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến;

Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

3.3.2. Thể chất và quốc phòng

- Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

- Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động quốc phòng;

Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.

3.4. Tiếng Anh: Có trình độ tương đương trình độ A tiếng anh.

Vĩnh yên, ngày 25 tháng 8 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN


UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA

NGHỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH

1. Giới thiệu

1.1. Nghề đào tạo: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

1.2. Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

1.3. Mã nghề: 40480101

1.4. Đối tượng người học: Học sinh trung cấp nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

1.5. Thời gian đào tạo: 2 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Chương trình Trung cấp nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính nhằm đào tạo nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng máy vi tính thành thạo, có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật sản xuất. Hoàn thành khoá học, học viên có các khả năng sau:

- Có những kiến thức cơ bản của khoa học máy tính và CNTT để có thể chuyển hướng chuyên sâu trong các lĩnh vực, tiếp tục nâng cao trình độ ở các khoá học có cấp độ cao hơn;

- Sử dụng máy vi tính, khắc phục được các sự cố trong máy tính; Các kỹ năng tin học trong Văn phòng;

- Lắp ráp, sửa chữa, cài đặt, bảo trì nâng cấp máy tính và các thiết bị ngoại vi;

- Thiết kế, cài đặt, quản lý và bảo trì hệ thống mạng LAN nhỏ;

- Khai thác, cài đặt các dịch vụ mạng Internet;

1.7. Vị trí việc làm

- Làm việc tại các doanh nghiệp có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các toà nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty chuyên kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính;

- Làm việc tại các trường học ở vị trí phòng thực hành, xưởng thực tập, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;

- Tự mở doanh nghiệp.

2. Những nhiệm vụ chính

- Giải thích được các cấu hình và thông số đặc trưng, các nguyên nhân gây ra và cách giải quyết được các sự cố thường gặp của máy vi tính;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm hệ thống;

- Khai thác tài nguyên phần cứng, mạng máy tính;

- Lựa chọn được thiết bị phần cứng tương thích với nhau; Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì, vận hành cơ bản hệ thống máy vi tính cho Doanh nghiệp;

- Sửa chữa, bảo dưỡng các thành phần và thiết bị ngoại vi của hệ thống máy vi tính;

- Giải quyết được các vấn đề về nâng cấp hệ thống như, đĩa cứng, RAM, CPU....

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, mạng máy tính;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;

- Biết các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;

- Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, các thiết bị ngoại vi;

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

- Sử dụng Windows để khai thác được tài nguyên máy tính;

- Sử dụng được các phần mềm văn phòng thông đụng;

- Khai thác và sử dụng Internet;

- Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

- Lắp ráp, cài đặt, cấu hình hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm;

- Bảo dưỡng hệ thống máy tính;

3.2.2. Kỹ năng mềm:           

- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp;

- Có tư duy một cách hệ thống và tư duy phân tích công việc;

- Khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm;

- Thích nghi nhanh với môi trường làm việc và sản xuất.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Chính trị, đạo đức

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

- Thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3.3.2. Thể chất và quốc phòng

- Phân biệt được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

- Mô tả được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;

- Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội;

- Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động quốc phòng.

3.4. Tiếng Anh: Có trình độ tương đương trình độ A tiếng anh.

Vĩnh yên, ngày 25 tháng 8 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN
UBND TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

CHUẨN ĐẦU RA

NGHỀ THÚ Y

1. Giới thiệu

1.1.Nghề đào tạo: Thú y

1.2. Trình độ: Trung cấp nghề

1.3. Mã ngành: 40640101

1.4. Đối tượng người học: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo; THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa.

1.5. Thời gian đào tạo: 02 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo

Giới thiệu những kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác-Lênin, Hiến pháp, pháp luật và Luật lao động. Đặc điểm các giống vật nuôi và công tác giống; Đặc điểm cấu tạo giải phẫu sinh lý vật nuôi; những kiến thức cơ bản về thức ăn dinh dưỡng vật nuôi; Kỹ thuật chăn nuôi, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho vật nuôi; Kiến thức về vi sinh vật, an toàn sinh học trong chăn nuôi.

1.7. Vị trí làm việc

Học sinh sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại:

- Các cơ quan chuyên ngành hoặc tại các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình;

- Trực tiếp tổ chức kinh doanh mặt hàng thức ăn gia súc, gia cầm hoặc có thể đứng bán hàng tại cửa hàng thuốc thú y.

2. Những nhiện vụ chính của người tốt nghiệp

2.1. Học sinh có khả năng áp dụng các kiến thức về Dược lý học, Bệnh lý học các bệnh thông thường vào phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

2.2. Học sinh có khả năng xây dựng và điều hành hệ thống chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.

2.3. Học sinh có khả năng phân tích nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi.

2.4. Học sinh vận dụng hình thái, các yếu tố cần cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật để áp dụng trong việc phòng bệnh cho vật nuôi .

2.5 Học sinh có khả năng phối hợp tối ưu khi làm việc theo nhóm.

2.6. Có sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề đương đại, ngành nghề và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghể nghiệp.

2.7. Có sự thừa nhận vị trí trong xã hội và khả năng tiếp tục học tập suốt đời.

3. Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp

3.1. Kiến thức

-Có hiểu biết vềchủ nghĩa Mác-Lênin, Hiến pháp, pháp luật và Luật lao động, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành NN&PTNT phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.

- Trình bày được các kiến thức Dược lý học, Luật Thú y, Kỹ thuật chăn nuôi, Bệnh lý học các bệnh thông thường của vật nuôi để áp dụng trong phòng - trị bệnh;

- Mô tả được tình trạng bệnh lý của các bệnh thường xảy ra cho vật nuôi;

- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn của nghề Thú y trong việc quản lý, phòng, trị bệnh cho vật nuôi;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi để xây dựng và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc cho gia súc, gia cầm an toàn và bền vững.

3.2. Kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

- Thực hiện thành thạo các thao tác; đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi, chẩn đoán bệnh thú y, các thủ thuật thú y và chăn nuôi đảm bảo hiệu quả, an toàn, vệ sinh môi trường.

- Chọn lựa, phối hợp thuốc thích hợp để phòng-trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Kinh doanh và tư vấn kinh doanh thuốc thú y đúng Pháp luật.

- Hướng dẫn người chăn nuôi trong việc phòng trị các bệnh hay xảy ra;

- Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, các quy trình về bảo quản thiết bị.

3.2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng học và tự học, tư duy theo hệ thống và khả năng sáng tạo trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

- Có khả năng quản lí, làm việc độc lập và làm việc nhóm, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công việc chuyên môn về thú y;

- Lựa chọn và thực hiện tốt các hình thức để tạo lập một doanh nghiệp trong lĩnh vực thú y.

- Sử dụng thành thạo một số thao tác khai thác dữ liệu trên mạng Internet.

3.3. Thái độ

- Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc.

- Tự tin, nhiệt tình, say mê sáng tạo, làm việc khoa học và sắp xếp công việc một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả làm việc và khát vọng vươn lên trở thành kỹ thuật viên có tay nghề cao;

- Trung thực, cẩn thận, khách quan, chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; có tình yêu thương đối với động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa cho vật nuôi;

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN

Tạ Quang Thảo

 

 

 

 


UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: KẾ TOÁN

1.2.Trình độ đào tạo: TRUNG CẤP NGHỀ

1.3. Mã ngành:40340301           

1.4. Đối tượng người học:

Căn cứ Quyết định số01/2007/QĐ-BLĐTBXHngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề

1.5. Thời gian đào tạo: 2 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

- Đào tạo nhân viên có trình độ nghề kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; hiểu biết đầy đủ kiến thức về kế toán; thành thạo các kỹ năng về kế toán, đảm bảo năng lực cơ bản thực hiện chức năng kế toán, đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội.

- Học sinh sẽ được học những môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của Bộ GD & ĐT, Kiến thức cơ sở của khối ngành để hình thành những kiến thức lý luận cơ bản về kế toán. Kiến thức ngành, chuyên ngành để hình thành các kỹ năng để làm được kế toán trong các đơn vị HCSN cũng như trong các doanh nghiệp.

1.7. Vị trí việc làm

- Có thể đảm nhận chức danh Kế toán tổng hợp, kế toán từng phần hành tại các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Làm việc trong các phòng, ban trong doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

- Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.

- Làm việc trong các phòng, ban trong doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

2. Những nhiệm vụ chính

- Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. 

- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị. 

  - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán. 

  - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụcông tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. 

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1.Về kiến thức

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – LêNin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chương trình đào tạo.

- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng, có tác phong quân sự, rèn luyện thể lực tốt, có tinh thần sẵn sàng phục vụ trong các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc

            - Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng vận dụng chúng vào việc tiệp cận, ứng dụng các thông tin và kiến thức mới; có khả năng khai thác, nghiên cứu và sử dụng khoa học cơ bản vào ngành học.

- Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ của ngành học để tính toán hoặc lập trình đơn giản và ứng dụng vào thực tế công việc.

- Ngoài tiếng Anh cơ bản, người học còn có khả năng sử dụng được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành phục vụ cho ngành học.

- Kiến thức về luật pháp, chuẩn mực của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

- Kiến thức về tổ chức công tác kế toán.

- Có kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán.

- Kiến thức về kiểm toán doanh nghiệp.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng

- Tổ chức công tác kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội khác.

- Lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm .

3.2.2. Kỹ năng mềm

- Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và áp dụng phần mềm chuyên ngành kế toán.

- Có tư duy độc lập, sáng tạo; Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

- Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc

- Biết ứng dụng một số phần mềm tin học liên quan đến ngành học.

- Kỹ năng viết và trình bày báo cáo.

- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, giao dịch với các đối tượng khác nhau

3.3. Về thái độ

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nghề nghiệp đúng đắn. Biết vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của nhà nước vào tình hình công tác cụ thể; 

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân;

-  Yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, công ty nơi đang công tác; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc;

- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Nhạy bén trong việc tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh;

- Tham gia có hiệu quả trong việc thiết kế triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

- Thiết lập được mối quan hệ và cộng tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp xã hội.

3.4. Tiếng anh: Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ A.

3.5 Tin học: Có trình độ tin học văn phòng tương đương trình độ A.

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

Ngô Thị Cẩm Linh

TỔ BỘ MÔN

Tạ Đình Chiến

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

CHUẨN ĐẦU RA

NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: Điện công nghiệp

1.2.Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

1.3. Mã ngành: 40520405

1.4. Đối tượng người học: Tốt nghiệp Trung học cơ sở

1.5. Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

          Chương trình ĐT gồm có các môn chung, nghề bắt buộc, chuyên ngành cụ thể, tự chọn như sau:

-         Các môn chung: 11 đơn vị học trình

          - Các môn đào tạo nghề bắt buộc : 48 đơn vị học trình

          - Các môn học , mô đun chuyên ngành: 17 đơn vị học trình

          - Các môn học, mô đun tự chọn: 13 đơn vị học trình

1.7. Vị trí việc làm:

Đủ năng lực đảm nhận các công việc:

- Vận hành, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

- Trong phòng kỹ thuật của các công ty, tòa nhà văn phòng...; các công ty điện lực, các nhà máy thủy, nhiệt điện;

          - Thành lập cơ sở sửa chữa thiết bị bị điện công nghiệp

2. Những nhiệm vụ chính

          - Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc kiểm tra thông số kỹ thuật và bản vẽ;
          - Chuẩn bị thiết bị, ghi dữ liệu, tính toán, báo cáo, giải thích dữ liệu;

          - Lập kế hoạch các phương pháp lắp đặt, kiểm tra an toàn, hoặc hệ thống điện;
          - Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng và thực hiện bảo dưỡng bảo trì để duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống và trang bị điện trong nhà máy;

          - Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng, thực hiện sửa chữa các loại máy điện thông dụng trong máy công cụ và các đồ điện gia dụng;

          - Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng, thực hiện sửa chữa một số loại máy công cụ thông dụng;

          - Lập trình được cho sự hoạt động của một số máy công cụ thông dụng trên phần mềm PLC;

          - Tư vấn khách hàng sử dụng hệ thống điện và trang bị điện.

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

          - Vận dụng được các kiến thức lý thuyết cơ bản về kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số, vẽ kĩ thuật, cơ ứng dụng để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành thuộc phạm vi đào tạo

          - Giải quyết một cách sáng tạo các bài toán kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện

- Giải thích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện thông dụng; đọc được bản vẽ thiết kế cấp điện của mạng điện hạ áp, tính toán được các thông số cơ bản của mạng điện để lựa chọn các thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

3.2.Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

          - Sửa chữa các hư hỏng thông thường trong các máy công cụ và các đồ điện gia dụng

          - Thi công được hệ thống điện hạ áp, mạng điện trong các nhà máy, bệnh viện, trường học, khu dân cơ theo đúng bản vẽ thiết kế

          - Quản lý, vận hành được trạm điện hạ áp đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật;

- Vận hành được các máy công cụ trong nhà máy
- Lập trình và kết nối được các bộ điều khiển khả trình PLC

- Triển khai, lắp đặt và vận hành được tủ điện công nghiệp, tủ phân phối, tủ điều khiển - truyền động, hệ thống điện sinh hoạt...

- Sửa chữa được động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ, đo kiểm linh kiện ứng dụng cho ngành điện

-Thực hiện được công tác an toàn khi sửa chữa và sử dụng thiết bị.

3.2.2. Kỹ năng mềm:  

          - Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

          - Thích ứng nhanh với môi trường làm việc và sản xuất

          - Có kỹ năng tổ chức, sản xuất đạt hiệu quả cao

- Có khả năng học tập mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ tay nghề, học liên thông trình độ cao đẳng hoặc học lên đại học chuyên ngành; không ngừng phát triển kỹ năng nghề.

3.3. Về thái độ

          - Yêu nước,yêu nghề, có thái độ nghề nghiệp đúng đắn và chuyên nghiệp, quan hệ lao động hài hòa, sống và làm việc theopháp luật.

          - Có tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          - Tuân thủ các quy trình, quy phạm nghề nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và trách nhiệm cao đối với công việc

          - Có tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực, phối hợp, sáng tạo.

          - Có ý thức về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội.

          - Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm.

             - Thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau trong nhóm.

3.4. Tiếng Anh:

Tương đương trình độ A

3.5 Tin học:

Tương đương trình độ B,tin học văn phòng  

                                                    

                                                                            Vĩnh yên, ngày 02 tháng 08 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

Lê Hải Tài

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN

Phan Thị Thu Thủy

 

 

 

 

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

CHUẨN ĐẦU RA

NGHỀ KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

1.2.Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

1.3. Mã ngành: 40520405

1.4. Đối tượng người học: Tốt nghiệp Trung học cơ sở

1.5. Thời gian đào tạo: 3 năm

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

          Chương trình ĐT gồm có các môn chung, nghề bắt buộc, chuyên ngành cụ thể, tự chọn như sau:

-         Các môn chung: 11 đơn vị học trình

          - Các môn đào tạo nghề bắt buộc : 21 đơn vị học trình

          - Các môn học , mô đun chuyên ngành: 31 đơn vị học trình

          - Các môn học, mô đun tự chọn: 16 đơn vị học trình

1.7. Vị trí việc làm:

Đủ năng lực đảm nhận các công việc:

- Thiết kế, vận hành, sửa chữa thiết bị điện lạnh và điều hòa không khí trong công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp và dân dụng.

          - Thành lập cơ sở sửa chữa thiết bị bị điện công nghiệp và dân dụng về hệ thống điện lạnh và điều hòa không khí.

2. Những nhiệm vụ chính

          - Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc kiểm tra thông số kỹ thuật và bản vẽ;
          - Chuẩn bị thiết bị, ghi dữ liệu, tính toán, báo cáo, giải thích dữ liệu;

          - Lập kế hoạch các phương pháp lắp đặt, KT an toàn, hoặc hệ thống điện lạnh;
          - Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng và thực hiện bảo dưỡng bảo trì để duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống lạnh trong nhà máy;

          - Chuẩn đoán, phát hiện hư hỏng, thực hiện sửa chữa các loại máy điện thông dụng điều hòa, tủ lạnh.

          - Tư vấn khách hàng sử dụng hệ thống điện lạnh

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

- Hiểu được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;

- Hiểu được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;

- Hiểu được quy trình: bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;

3.2.Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

- Kiểm tra được chất lượng hệ thống thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu chuyên ngành đầu vào;

- Phân tích được các hư hỏng thông thường về điện, lạnh trong các các hệ thống lạnh;

- Ứng dụng, cập nhật được các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nghề;

- Am hiểu các dụng cụ, thiết bị chính được sử dụng trong nghề.

- Thực hiện được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;

- Thực hiện được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;

- Thực hiện được quy trình: bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;

- Sửa chữa được các hư hỏng thông thường về điện, lạnh trong các hệ thống lạnh;

- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị chính trong nghề;

          - Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc

3.2.2. Kỹ năng mềm:  

          - Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

          - Thích ứng nhanh với môi trường làm việc và sản xuất

          - Có kỹ năng tổ chức, sản xuất đạt hiệu quả cao

- Có khả năng học tập mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ tay nghề, học liên thông trình độ cao đẳng hoặc học lên đại học chuyên ngành; không ngừng phát triển kỹ năng nghề.

3.3. Về thái độ

          - Yêu nước,yêu nghề, có thái độ nghề nghiệp đúng đắn và chuyên nghiệp, quan hệ lao động hài hòa, sống và làm việc theopháp luật.

          - Có tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          - Tuân thủ các quy trình, quy phạm nghề nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và trách nhiệm cao đối với công việc

          - Có tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực, phối hợp, sáng tạo.

          - Có ý thức về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội.

          - Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm.

             - Thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau trong nhóm.

3.4. Tiếng Anh:

Tương đương trình độ A

3.5 Tin học:

Tương đương trình độ B,tin học văn phòng    

                                                  

                                                                            Vĩnh yên, ngày 02 tháng 08 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

Lê Hải Tài

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN

Phan Thị Thu Thủy

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Thu, 25 Aug 2016 02:03:26 +0000
Xây dựng chuẩn đầu ra http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=369:xay-d-ng-chu-n-d-u-ra&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=369:xay-d-ng-chu-n-d-u-ra&catid=82&Itemid=477

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -KỸ THUẬT

Số: 105 /CĐKTKT- TTrKT&ĐBCL

     V/v Xây dựng chuẩn đầu ra

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 6 năm 2016

                                     Kính gửi: Các phòng, khoa

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhà trường yêu cầu các khoa tổ chức rà soát chỉnh sửa, bổ sung chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra các môn học của khoa.

Quy trình thực hiện như sau:

- Phân công giáo viên bộ môn xây dựng chuẩn đầu ra theo môn học (theo mẫu đính kèm)

- Tổ chức thảo luận ở tổ bộ môn, khoa

- Tổng hợp kết quả gửi về phòng TTr-KT&ĐBCL

Yêu cầu:

- Các khoa tổ chức thực hiện nghiêm túc việc xây dựng chuẩn đầu ra các môn học, các chương trình đào tạo.

- Việc xây dựng chuẩn đầu ra các môn học phải thể hiện rõ năng lực người học.

- Việc xây dựng chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo phải bám sát vào yêu cầu thực tiễn của xã hội, đặc biệt là yêu cầu của các doanh nghiệp về chất lượng nguồn nhân lực

- Các khoa đóng quyển nộp về phòng TTr-KT&ĐBCL trước ngày 15/8/2016.

         - Phòng TTrKT&ĐBCL kiểm tra, kiểm soát trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, TTr-KT&ĐBCL.

                                                              

HIỆU TRƯỞNG



 

 

Tạ Quang Thảo

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH .....

1. Giới thiệu

1.1. Ngành đào tạo:

1.2.Trình độ đào tạo:

1.3. Mã ngành:

1.4. Đối tượng người học:

1.5. Thời gian đào tạo:

1.6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

1.7. Vị trí việc làm

2. Những nhiệm vụ chính

3. Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp

3.1. Về kiến thức

3.2.Về kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng cứng:

3.2.2. Kỹ năng mềm:  

3.3. Về thái độ

3.4. Tiếng Anh:

3.5 Tin học:

Vĩnh yên, ngày tháng   năm
HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN


UBND TỈNH VĨNH PHÚC

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC

  1. 1.Giới thiệu
  2. 1.1 Trình độ đào tạo :
  3. 1.2 Ngành đào tạo  :
  4. 1.3 Môn học:
  5. 1.4 Giới thiệu tóm tắt về môn học
  6. 1.5 Thời gian đối với các hoạt động dạy học

     Hoạt động dạy học

Thời gian

Lý thuyết Thảo luận/ Bài tập Thực hành/Thí nghiệm Thực tập tại cơ sở Tổng
Tiết/Giờ thực hiện
Giờ tín chỉ

2. Chuẩn đầu ra môn học

2.1. Về kiến thức

2.2.  Về kỹ năng 

3.3. Về thái độ

                                                                             Vĩnh yên, ngày ... tháng ...năm ....

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG TỔ MÔN

GIÁO VIÊN XÂY DỰNG

-

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Tue, 05 Jul 2016 00:18:57 +0000
Hướng dẫn đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp theo Thông tư số 08/2012/TT-BGDĐT http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=364:hu-ng-d-n-danh-gia-x-p-lo-i-nang-l-c-su-ph-m-c-a-giao-vien-trung-c-p-chuyen-nghi-p-theo-thong-tu-s-08-2012-tt-bgddt&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=364:hu-ng-d-n-danh-gia-x-p-lo-i-nang-l-c-su-ph-m-c-a-giao-vien-trung-c-p-chuyen-nghi-p-theo-thong-tu-s-08-2012-tt-bgddt&catid=82&Itemid=477
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 8270/BGDĐT-NGCBQLGD
V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp theo Thông tư số 08/2012/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2012
Kính gửi: - Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố;
- Các trường Trung cấp chuyên nghiệp;
- Các trường Đại học có đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp;
- Các trường Cao đẳng có đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp.

Ngày 05/3/2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-BGDĐT Quy định Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một số nội dung trong đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp theo Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi tắt là Chuẩn) như sau:

1. Mục đích, yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp theo Chuẩn

a) Mục đích

Xác định mức độ năng lực sư phạm của giáo viên ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn, từ đó tiến hành xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên.

Kết quả đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên nhằm giúp:

- Giáo viên xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập để đạt các mức độ từ thấp đến cao của Chuẩn;

- Các cấp quản lý giáo dục xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và áp dụng các chính sách đối với đội ngũ giáo viên; xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.

b) Yêu cầu

- Đảm bảo tính trung thực, khách quan, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực sư phạm của giáo viên;

- Kết quả đánh giá, xếp loại phải dựa trên các minh chứng phù hợp với các tiêu chí của Chuẩn.

2. Quy trình đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp theo Chuẩn

a) Các bước đánh giá

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

Đối chiếu với Chuẩn và các mức điểm của tiêu chí (phụ lục 1 kèm theo), mỗi giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp theo mẫu phiếu quy định (phụ lục 3 kèm theo).

Ở từng tiêu chuẩn, giáo viên ghi các minh chứng theo số thứ tự nguồn minh chứng của các tiêu chuẩn (phụ lục 2 kèm theo). Căn cứ vào mức độ đạt được của từng tiêu chí, giáo viên ghi tổng số tiêu chí đạt mức tương ứng của Chuẩn, tính tổng số điểm đạt được và tự xếp loại (theo 4 loại: chưa đạt, trung bình, khá, xuất sắc). Cuối cùng, giáo viên tự nhận xét về những điểm mạnh, điểm yếu và nêu hướng phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu.

Bước 2: Khoa/tổ bộ môn đánh giá, xếp loại

Căn cứ vào kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên theo Chuẩn và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp, khoa/tổ bộ môn dưới sự điều khiển của trưởng khoa/tổ trưởng bộ môn, có sự tham gia của giáo viên được đánh giá, tiến hành kiểm tra các minh chứng và đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo mẫu phiếu quy định (phụ lục 4 kèm theo).

Dựa vào mức độ đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên, khoa/tổ bộ môn ghi tổng số tiêu chí đạt mức tương ứng của Chuẩn, tính tổng số điểm đạt được và xếp loại (theo 4 loại: chưa đạt, trung bình, khá, xuất sắc). Đồng thời khoa/tổ bộ môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và gợi ý về hướng phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. Kết quả đánh giá của từng tiêu chí và nội dung góp ý cho giáo viên được ghi theo ý kiến đa số (không tính ý kiến của giáo viên được đánh giá), nếu tỉ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của trưởng khoa/tổ trưởng bộ môn. Trưởng khoa/tổ trưởng bộ môn đọc kết quả đánh giá, xếp loại của giáo viên được đánh giá trước toàn thể giáo viên trong khoa/tổ bộ môn. Nếu kết quả đánh giá, xếp loại của khoa/tổ bộ môn chưa thống nhất với kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và giáo viên có ý kiến bảo lưu thì ghi rõ vào mục “Ý kiến bảo lưu của giáo viên được đánh giá” trong mẫu phiếu này.

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại

Hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của mỗi giáo viên, kết quả lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giáo viên (nếu có) và kết quả đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của khoa/tổ bộ môn để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trường. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của khoa/tổ bộ môn hoặc trường hợp xếp loại xuất sắc, loại chưa đạt, hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với trưởng khoa/tổ trưởng bộ môn, tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên được hiệu trưởng ghi vào mục “Ý kiến nhận xét và đánh giá của hiệu trưởng” của mẫu phiếu quy định (phụ lục 4 kèm theo).

Kết quả cuối cùng của việc đánh giá, xếp loại giáo viên toàn trường theo Chuẩn trong năm học thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng, thể hiện trên phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp của hiệu trưởng (phụ lục 5 kèm theo), được công bố công khai trong tập thể giáo viên và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.

Trong quá trình đánh giá, xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của hiệu trưởng.

Để có thêm thông tin cho việc đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên, hiệu trưởng có thể lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giáo viên. Việc xây dựng các phiếu hỏi cần dựa vào các tiêu chí trong Chuẩn và cũng chỉ nhằm mục đích có thêm thông tin về đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên.

b) Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại

Khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn, điều cần thiết và quan trọng là phải căn cứ vào các minh chứng. Minh chứng là các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng được giáo viên tích lũy trong quá trình làm việc và xuất trình khi cần chứng minh mức độ đạt được của tiêu chí. Nguồn minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được dùng chung cho việc đánh giá các tiêu chí của tiêu chuẩn đó. Ngoài các nguồn minh chứng của các tiêu chuẩn trong phụ lục 2, giáo viên có thể nêu thêm các minh chứng khác phục vụ cho việc đánh giá. Người đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên cần xem xét minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên.

c) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Trong quá trình đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn, giáo viên có quyền khiếu nại về việc xếp loại năng lực sư phạm của khoa/tổ bộ môn hoặc của hiệu trưởng. Khi có khiếu nại, hiệu trưởng cần kiểm tra lại các minh chứng, có thể tham khảo ý kiến của những người có liên quan nếu cần thiết để kết luận (bằng văn bản) về đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên được chính xác. Văn bản kết luận được gửi đến cho người khiếu nại và các tổ chức có liên quan.

3. Xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp theo Chuẩn

Căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các mức điểm của từng tiêu chí phù hợp với các minh chứng để cho điểm từng tiêu chí; mức điểm từng tiêu chí được tính theo thang điểm 4, là số tự nhiên (ứng với 4 mức đạt được từ thấp đến cao; mức 1 điểm là phản ánh yêu cầu tối thiểu giáo viên phải đạt về tiêu chí đó); nếu có tiêu chí chưa đạt mức 1 điểm thì không cho điểm. Với 20 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 80 và được chia thành hai loại:

a) Đạt Chuẩn

Giáo viên đạt Chuẩn khi tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 trở lên.

Căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, giáo viên đạt Chuẩn được xếp loại theo thứ tự từ cao xuống thấp:

+ Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 trở lên, trong đó phải có ít nhất 12 tiêu chí đạt mức 4 và có tổng số điểm tối thiểu là 72.

+ Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 trở lên, trong đó phải có ít nhất 12 tiêu chí đạt mức 3 trở lên và có tổng số điểm tối thiểu là 52.

+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 trở lên.

b) Chưa đạt Chuẩn

Giáo viên được xếp loại chưa đạt Chuẩn khi có 1 tiêu chí được đánh giá ở mức không đạt.

4. Tổ chức thực hiện

a) Trách nhiệm của trường Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp

- Hằng năm vào cuối năm học, hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên trong nhà trường tự đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm (theo bước 1 của công văn này). Phiếu đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm được lưu giữ trong hồ sơ của giáo viên và là căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch công tác trong năm học sau;

- Do yêu cầu công tác quản lý và thực hiện các chế độ chính sách, hiệu trưởng tổ chức  đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm giáo viên đầy đủ cả ba bước (theo hướng dẫn tại công văn này) đối với những giáo viên thuộc diện xét nâng lương, nâng ngạnh, quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ quản lý, cử đi đào tạo, bồi dưỡng,... Kết quả đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn được làm căn cứ, tư liệu tham khảo cho việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên; làm cơ sở để hiệu trưởng phân công giảng dạy, bố trí công tác theo năng lực sư phạm của giáo viên, xem xét trong việc nâng lương, nâng ngạch, đề bạt, khen thưởng...;

- Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, hiệu trưởng báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về kết quả đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên toàn trường theo mẫu phiếu quy định (phụ lục 6 kèm theo).

b) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp thuộc địa phương quản lý đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn;

- Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn trong năm học của các trường Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp thuộc địa phương quản lý;

- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) theo mẫu phiếu quy định (phụ lục 7 kèm theo) trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.

c) Trách nhiệm của các Bộ, Ngành quản lý trường Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp

- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, Ngành quản lý đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn;

- Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên theo Chuẩn trong năm học của các trường trực thuộc Bộ, Ngành quản lý;

- Xây dựng báo cáo theo mẫu phiếu quy định (phụ lục 7 kèm theo) và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.

Trong quá trình triển khai thực hiện đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp theo Chuẩn nếu có điều gì chưa rõ hoặc còn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) để được hướng dẫn thêm./.

Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ Giáo dục chuyên nghiệp;
- Các Bộ, Ngành có liên quan (để phối hợp thực hiện);
- Lưu VT, Cục NGCBQLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo công văn số 8270 /BGDĐT-NGCBQLGD ngày 04/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CÁC MỨC ĐIỂM CỦA TIÊU CHÍ

1. Tiêu chí 1: Hiểu biết đối tượng giáo dục

a) Mức 1: Có kiến thức, kĩ năng tìm hiểu và nhận biết được thái độ, phong cách và phương pháp học tập cơ bản của học sinh liên quan đến đặc điểm, bản chất hoạt động học tập và các lĩnh vực học tập trong nhà trường; xu hướng phát triển nhân cách của học sinh cũng như đặc điểm, bản chất hoạt động rèn luyện, học tập ở trường Trung cấp chuyên nghiệp.

b) Mức 2: Có kiến thức, kĩ năng tìm hiểu và nhận biết được đặc điểm tâm lí, trình độ, năng lực, nhận thức, phong cách, phương pháp, thái độ học tập của học sinh, nhóm học sinh; đề ra phương án tổ chức dạy học và giáo dục phù hợp.

c) Mức 3: Xác định được tác động của các thành tựu học tập đã đạt được ở học sinh đối với quá trình học tập và phát triển nhân cách tiếp theo; đề ra được những điều chỉnh cần thiết trong dạy học và giáo dục nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm của học sinh.

d) Mức 4: Phân tích và đánh giá được đặc điểm tâm sinh lí, nhu cầu, thái độ, phong cách và phương pháp học tập của học sinh; đề ra được các phương án, cách thức điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục để tăng cường hiệu quả dạy học và phát triển nhân cách nghề nghiệp của học sinh.

2. Tiêu chí 2: Hiểu biết môi trường giáo dục

a) Mức 1: Có kiến thức, kĩ năng tìm hiểu và nhận biết được đặc điểm, tác động của môi trường dạy học, giáo dục tới hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường (môi trường sư phạm, môi trường vật chất, môi trường tâm lí,...), môi trường ngoài nhà trường và một số tác động cơ bản của môi trường tới hoạt động dạy học, giáo dục.

b) Mức 2: Có kiến thức, kĩ năng tìm hiểu và nhận biết được những tác động của các yếu tố môi trường trong nhà trường và ngoài nhà trường tới hoạt động dạy học, giáo dục cũng như những công việc cần triển khai để xây dựng môi trường dạy học, giáo dục.

c) Mức 3: Đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố môi trường dạy học, giáo dục; xây dựng được kế hoạch và biện pháp kiến tạo môi trường dạy học, giáo dục tích cực.

d) Mức 4: Xây dựng được các chỉ dẫn và hướng dẫn học sinh tham gia và tự kiến tạo môi trường học tập, rèn luyện phù hợp với cá nhân, lớp học sinh.

3. Tiêu chí 3: Lập kế hoạch dạy học

a) Mức 1: Xác định được vị trí của môn học phụ trách trong chương trình đào tạo. Thiết kế được các chương trình đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp. Lập được kế hoạch dạy học phù hợp với kế hoạch đào tạo của nhà trường, thể hiện đầy đủ thông tin về mục tiêu, nội dung dạy học, thời lượng phân bổ cho từng nội dung giảng dạy và đánh giá kết quả học tập môn học, rèn luyện của học sinh, phương pháp và phương tiện dạy học, giáo dục chủ yếu để thực hiện chương trình môn học phụ trách.

b) Mức 2: Xác lập được mối liên hệ của môn học phụ trách với các môn học khác trong chương trình đào tạo. Phát triển được các chương trình đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp. Kế hoạch dạy học của môn học phụ trách thể hiện được thời lượng phân bổ hợp lí cho từng nội dung giảng dạy, mối quan hệ hợp lí giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo dục và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

c) Mức 3: Xác định rõ được mối liên hệ của môn học phụ trách với các môn học khác trong chương trình đào tạo. Kế hoạch dạy học môn học thể hiện rõ mối quan hệ hợp lí, chặt chẽ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo dục và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện phù hợp với đặc điểm nhân cách học sinh.

d) Mức 4: Đánh giá và đề ra được những thay đổi trong kế hoạch dạy học về nội dung và phân bổ thời lượng cho từng nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo dục và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện phù hợp với sự biến đổi của nhà trường và đối tượng học sinh, với thực tiễn xã hội và hoạt động nghề nghiệp.

4. Tiêu chí 4: Lập kế hoạch bài dạy

a) Mức 1: Xác định được vị trí của bài dạy trong môn học phụ trách. Soạn được giáo án bài dạy thể hiện đầy đủ thông tin về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

b) Mức 2: Xác định và phân tích được mối liên hệ của bài dạy với các bài dạy có liên quan về nội dung trong môn học phụ trách. Soạn được giáo án bài dạy đảm bảo mối quan hệ hợp lí giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo dục và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

c) Mức 3: Soạn được giáo án bài dạy thể hiện được các hoạt động của giáo viên và học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung và các điều kiện dạy học, giáo dục đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh. Trao đổi, góp ý với đồng nghiệp về soạn giáo án.

d) Mức 4: Đánh giá được và có đề xuất hoàn thiện giáo án bài dạy đảm bảo được sự phân hoá đối tượng học sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm và cách xử lí phù hợp đảm bảo phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

5. Tiêu chí 5: Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học

a) Mức 1: Chuẩn bị được những điều kiện và phương tiện dạy học thông dụng phù hợp với kế hoạch dạy học và giáo án bài dạy đã xây dựng.

b) Mức 2: Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện và phương tiện dạy học, bao gồm các phương tiện dạy học hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Chuẩn bị tài liệu và lựa chọn được thông tin cập nhật phục vụ cho hoạt động dạy học.

c) Mức 3: Hiểu rõ tính năng, công dụng, của các phương tiện dạy học hiện đại. Tham gia cải tiến phương tiện dạy học phù hợp với môn học phụ trách nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện và phương tiện dạy học để tổ chức môi trường lao động sư phạm khoa học.

d) Mức 4: Nhận xét, đánh giá được mức độ phù hợp của các phương án chuẩn bị điều kiện và phương tiện dạy học với mục tiêu của môn học phụ trách giảng dạy, đáp ứng linh hoạt các phương án dạy học trong giáo án.

6. Tiêu chí 6: Thực hiện kế hoạch dạy học

a) Mức 1: Thực hiện đầy đủ các nội dung dạy học theo các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ quy định trong chương trình đào tạo. Xử lí được những tình huống xung đột trong lớp học, quản lí được lớp học và các mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở thực hành, thực tập.

b) Mức 2: Thực hiện tốt các nội dung dạy học đảm bảo chuẩn xác, hệ thống và gắn với thực tiễn, đáp ứng được mục tiêu dạy học đã đề ra; đảm bảo được mối liên hệ giữa nội dung môn học phụ trách và bài dạy với các môn học, bài dạy khác.

c) Mức 3: Đảm bảo được mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung môn học phụ trách, bài dạy với các môn học, bài dạy khác có liên quan, đảm bảo tính tích hợp trong dạy học nghề nghiệp.

d) Mức 4: Thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học và giáo án bài dạy đã được biên soạn. Đảm bảo tính liên môn, yêu cầu tinh giản, phân hoá, tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo nội dung dạy học chuẩn xác, có hệ thống và gắn với thực tiễn nghề nghiệp và đời sống xã hội.

7. Tiêu chí 7: Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

a) Mức 1: Vận dụng được các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học môn học và đặc điểm của học sinh.

b) Mức 2: Lựa chọn và thực hiện phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh biết tự học và tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp.

c) Mức 3: Phối hợp linh hoạt, có hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kích thích được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.

d) Mức 4: Phối hợp một cách sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hoá, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và phát triển kĩ năng tự học và tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp của học sinh. Đánh giá được sự cần thiết và tính hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các môn học lí thuyết, thực hành, thực tập.

8. Tiêu chí 8: Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học

a) Mức 1: Sử dụng được các phương tiện, thiết bị dạy học thông dụng trong dạy học.

b) Mức 2: Lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trong nhà trường và trang thiết bị ở cơ sở thực tập phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, giúp học sinh tự học và tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp.

c) Mức 3: Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học thông dụng kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông làm tăng hiệu quả dạy học, kích thích tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.

d) Mức 4: Sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả cao các phương tiện, thiết bị dạy học thông dụng kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông làm tăng hiệu quả dạy học theo hướng phân hoá, phát huy tính tích cực học tập và phát triển kĩ năng tự học, tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp của học sinh.

9. Tiêu chí 9: Xây dựng môi trường dạy học

a) Mức 1: Tổ chức môi trường dạy học hợp lí, đảm bảo vệ sinh, an toàn về người, phương tiện trong dạy học trên lớp, tại xưởng trường và cơ sở thực tập theo chỉ dẫn. Tạo được bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh. Quan tâm giúp đỡ, đối xử công bằng với học sinh, dân chủ trong quan hệ thầy trò. Động viên, khích lệ học sinh tham gia các hoạt động học tập.

b) Mức 2: Tổ chức môi trường dạy học hợp lí, đảm bảo vệ sinh, an toàn về người, phương tiện trong dạy học trên lớp, tại xưởng trường và cơ sở thực tập. Động viên, khích lệ được học sinh chủ động thể hiện, trình bày ý kiến của mình. Chân thành, cởi mở với học sinh, không phân biệt đối xử với học sinh. Hiểu hoàn cảnh học sinh và sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi có khó khăn. Tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh trong học tập.

c) Mức 3: Thiết kế và tổ chức môi trường dạy học hợp lí, đảm bảo vệ sinh, an toàn về người, phương tiện trong dạy học trên lớp, tại xưởng trường và cơ sở thực tập. Chủ động xây dựng được môi trường dạy học tích cực, thân thiện, tạo được bầu không khí hăng say học tập, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập có sự hợp tác, cộng tác với nhau. Chân thành, cởi mở với học sinh, chủ động tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh trong học tập.

d) Mức 4: Thiết kế và tổ chức môi trường dạy học hợp lí, khoa học, đảm bảo vệ sinh, an toàn về người, phương tiện trong dạy học trên lớp, tại xưởng trường và cơ sở thực tập. Đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện được môi trường dạy học tích cực, thân thiện, có hiệu quả. Tổ chức được các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo không khí thi đua lành mạnh trong lớp học. Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh trong học tập.

10. Tiêu chí 10: Đánh giá kết quả học tập của học sinh

a) Mức 1: Vận dụng được các phương pháp, công cụ, quy trình cơ bản theo hướng dẫn để đánh giá kết quả học tập theo đúng yêu cầu của chương trình môn học và đúng quy định về đánh giá của ngành và nhà trường đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng. Phân tích kết quả và phản hồi thông tin tới học sinh.

b) Mức 2: Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp đánh giá thích hợp. Thiết kế được một số công cụ đơn giản để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học; hình thành năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.

c) Mức 3: Vận dụng thành thạo các phương pháp đánh giá. Thiết kế và lựa chọn được các công cụ đánh giá chuẩn mực để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học một cách thường xuyên. Chú ý phát triển năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.

d) Mức 4: Tổ chức, quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cấp khoa/tổ bộ môn. Vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách thường xuyên và hiệu quả. Phát triển năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.

11. Tiêu chí 11: Quản lí hồ sơ dạy học

a) Mức 1: Lập và bảo quản được hồ sơ dạy học phục vụ dạy học dưới sự chỉ dẫn của người có trách nhiệm theo quy định.

b) Mức 2: Lập được và bảo quản hồ sơ dạy học phục vụ cho dạy học theo quy định. Các tài liệu, tư liệu trong hồ sơ dạy học được sắp xếp một cách khoa học và dễ sử dụng.

c) Mức 3: Bảo quản, sắp xếp các tài liệu, tư liệu trong hồ sơ dạy học một cách khoa học, dễ sử dụng và thường xuyên bổ sung, cập nhật hồ sơ. Trao đổi, góp ý với đồng nghiệp về cải tiến cách lập và quản lí hồ sơ dạy học.

d) Mức 4: Ứng dụng được công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu; bổ sung thường xuyên tư liệu vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học. Nhận xét, đánh giá và tổ chức thực hiện công tác lập và quản lí có hiệu quả hồ sơ dạy học.

12. Tiêu chí 12: Lập kế hoạch các hoạt động giáo dục

a) Mức 1: Lập được kế hoạch giáo dục thể hiện các thông tin cơ bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục và đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm môi trường giáo dục.

b) Mức 2: Lập được kế hoạch giáo dục thể hiện đầy đủ thông tin và mối quan hệ hợp lí giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục và đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và đặc thù nghề nghiệp.

c) Mức 3: Lập được kế hoạch giáo dục thể hiện các hoạt động của giáo viên và học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung và các điều kiện giáo dục đảm bảo tính giáo dục và rèn luyện nghề nghiệp, thể hiện khả năng phối hợp với các lực lượng giáo dục.

d) Mức 4: Đánh giá và đề xuất được các biện pháp hoàn thiện kế hoạch giáo dục. Kế hoạch giáo dục thể hiện sự phân hoá đối tượng học sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm và cách xử lí phù hợp trong các hoạt động giáo dục học sinh.

13. Tiêu chí 13: Giáo dục qua các hoạt động dạy học

a) Mức 1: Khai thác được các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ học tập và đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Thể hiện sự gương mẫu về đạo đức, tác phong và lối sống.

b) Mức 2: Khai thác và ứng dụng có hiệu quả các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và các mối liên hệ với thực tế cuộc sống, thực tiễn lao động nghề nghiệp để giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức, tác phong nghề nghiệp cho học sinh. Thể hiện là tấm gương cho học sinh về đạo đức, tác phong và lối sống. Tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh trong rèn luyện.

c) Mức 3: Bổ sung, phát triển nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, các mối liên hệ với thực tế cuộc sống và thực tiễn lao động nghề nghiệp để giáo dục lòng yêu nghề, sự say mê, tác phong công nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp cho học sinh. Thể hiện là tấm gương cho học sinh về đạo đức, tác phong và lối sống. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh trong rèn luyện.

d) Mức 4: Sử dụng triệt để, sáng tạo các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, liên hệ một cách sinh động, hợp lí nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống và lao động nghề nghiệp để giáo dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp. Khai thác nội dung môn học đặc thù, như: pháp luật, dân số, môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông,... phục vụ cho công tác giáo dục học sinh. Là tấm gương mẫu mực cho học sinh về đạo đức, tác phong và lối sống. Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh trong rèn luyện.

14. Tiêu chí 14: Giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác

a) Mức 1: Thực hiện được một số hoạt động giáo dục chủ yếu theo kế hoạch đã được phê duyệt; xử lí được các trường hợp học sinh cá biệt.

b) Mức 2: Thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã được phê duyệt.

c) Mức 3: Thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã được phê duyệt.

d) Mức 4: Thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục, ứng xử kịp thời và hợp lí với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã được phê duyệt.

15. Tiêu chí 15: Hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh

a) Mức 1: Hiểu biết cơ bản về công tác hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh. Giới thiệu cho học sinh về những nội dung, đặc điểm và yêu cầu cơ bản của ngành đào tạo. Giúp học sinh yên tâm học tập theo ngành đào tạo đã lựa chọn và chuẩn bị tham gia lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

b) Mức 2: Thực hiện được các hoạt động cơ bản về hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho học sinh. Giới thiệu cho học sinh về những nội dung và yêu cầu cơ bản của ngành đào tạo, môi trường làm việc và nhu cầu xã hội đối với ngành đào tạo, xu hướng phát triển ngành, nghề liên quan đến ngành đào tạo đó trong xã hội tương lai.

c) Mức 3: Thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho học sinh. Giới thiệu cho học sinh về những nội dung và yêu cầu cơ bản của ngành đào tạo, môi trường làm việc và nhu cầu xã hội đối với ngành đào tạo, xu hướng phát triển ngành, nghề liên quan đến ngành đào tạo đó trong xã hội tương lai.

d) Mức 4: Tổ chức và quản lí được các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho học sinh. Giới thiệu cho học sinh về những nội dung và yêu cầu cơ bản của ngành đào tạo, môi trường làm việc và nhu cầu xã hội đối với ngành đào tạo, xu hướng phát triển ngành, nghề liên quan đến ngành đào tạo đó trong xã hội tương lai. Hỗ trợ, hướng dẫn cho học sinh tìm việc, định hướng phát triển nghề nghiệp và tiếp tục học thêm phù hợp với ngành đào tạo.

16. Tiêu chí 16: Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

a) Mức 1: Xác định kịp thời các trường hợp học sinh điển hình, cá biệt của lớp mình tham gia giảng dạy, đồng thời phối hợp với các lực lượng giáo dục tác động thúc đẩy học sinh trong học tập và rèn luyện.

b) Mức 2: Vận dụng được các phương pháp, công cụ đánh giá cơ bản, quy trình đánh giá, xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh theo đúng quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường, đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng. Phân tích kết quả và phản hồi thông tin tới học sinh khi được giao nhiệm vụ đánh giá. Hình thành năng lực tự đánh giá kết quả rèn luyện, tự điều chỉnh của học sinh.

c) Mức 3: Thực hiện tốt và phối hợp có hiệu quả với các lực lượng giáo dục trong việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. Chú ý phát triển năng lực tự đánh giá kết quả rèn luyện, tự điều chỉnh của học sinh.

d) Mức 4: Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở cấp khoa, bộ môn, lớp. Vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh một cách thường xuyên và hiệu quả. Phát triển năng lực tự đánh giá kết quả rèn luyện, tự điều chỉnh của học sinh.

17. Tiêu chí 17: Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong trường

a) Mức 1: Có quan hệ tốt với đồng nghiệp; lắng nghe, chia sẻ ý kiến của đồng nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học lí thuyết, thực hành, thực tập và quản lí, giáo dục học sinh.

b) Mức 2: Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học lí thuyết, thực hành, thực tập và quản lí, giáo dục học sinh.

c) Mức 3: Chủ động, tích cực hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học lí thuyết, thực hành, thực tập và quản lí, giáo dục học sinh.

d) Mức 4: Hợp tác, phối hợp có hiệu quả với đồng nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, áp dụng và phát huy kinh nghiệm tiếp thu được vào cải tiến dạy học, giáo dục. Nhận xét, đánh giá và đề xuất các biện pháp nâng cao được chất lượng và hiệu quả sự hợp tác, phối hợp với các đồng nghiệp trong khoa, tổ bộ môn.

18. Tiêu chí 18: Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp ngoài trường

a) Mức 1: Xây dựng được kế hoạch hợp tác, phối hợp với giáo viên ở các cơ sở đào tạo khác và chuyên gia ở các doanh nghiệp; lắng nghe ý kiến của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh.

b) Mức 2: Hợp tác, phối hợp với giáo viên ở các cơ sở đào tạo khác và chuyên gia ở các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh.

c) Mức 3: Chủ động hợp tác, phối hợp với giáo viên ở các cơ sở đào tạo khác và chuyên gia ở các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh.

d) Mức 4: Hợp tác, phối hợp có hiệu quả với giáo viên ở các cơ sở đào tạo khác và chuyên gia ở các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, chuyên gia; áp dụng và phát huy kinh nghiệm tiếp thu được vào cải tiến dạy học, giáo dục. Nhận xét, đánh giá được hiệu quả sự hợp tác, phối hợp đó trong khoa, tổ bộ môn.

19. Tiêu chí 19: Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

a) Mức 1: Lắng nghe những nhận xét đánh giá của đồng nghiệp, của học sinh; khiêm tốn học hỏi để nâng cao năng lực sư phạm. Tham dự giờ giảng của đồng nghiệp; học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Thực hiện đầy đủ yêu cầu về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định.

b) Mức 2: Tiếp thu những nhận xét, đánh giá của đồng nghiệp và học sinh. Lập và thực hiện được đầy đủ kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp khoa, bộ môn; phát hiện được một số vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học và giáo dục.

c) Mức 3: Tự đánh giá được năng lực sư phạm của bản thân, tiếp thu nhận xét, đánh giá của đồng nghiệp, học sinh và các chuyên gia. Lập được và thực hiện đạt kết quả tốt kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân. Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Đánh giá được năng lực sư phạm của đồng nghiệp trong khoa, tổ bộ môn.

d) Mức 4: Đánh giá khách quan và công bằng năng lực sư phạm của đồng nghiệp. Lập được và thực hiện đạt kết quả tốt kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân, khoa, tổ bộ môn. Vận dụng đạt kết quả tốt những kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được vào việc đổi mới quá trình dạy học và giáo dục. Phát hiện và giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học, giáo dục. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Được tập thể thừa nhận là một tấm gương để đồng nghiệp học tập noi theo.

20. Tiêu chí 20: Đổi mới dạy học và giáo dục

a) Mức 1: Có ý thức thu thập, tham khảo các tài liệu khoa học về chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học bộ môn mình phụ trách và vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch bài dạy.

b) Mức 2: Tham khảo các tài liệu khoa học về chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học bộ môn mình phụ trách. Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong khoa, tổ bộ môn, trường để chia sẻ kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục.

c) Mức 3: Tham khảo các tài liệu khoa học và những công bố kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực môn học hoặc ngành nghề đào tạo. Tham gia nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học và cải tiến các phương tiện dạy học của môn học phụ trách.

d) Mức 4: Chủ trì nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học và cải tiến hoặc tự làm các phương tiện dạy học của môn học phụ trách. Phát hiện vấn đề và đề xuất được các giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn dạy học, giáo dục môn học phụ trách. Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm ở cấp khoa, bộ môn. Giúp đỡ các đồng nghiệp trong hoạt động khoa học công nghệ.

PHỤ LỤC 2

(Kèm theo công văn số 8270 /BGDĐT-NGCBQLGD ngày 04/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

NGUỒN MINH CHỨNG CỦA CÁC TIÊU CHUẨN

I. Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 1

1. Bản kế hoạch về các công tác được giao.

2. Các loại sổ sách, hồ sơ dạy học.

3. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).

4. Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành.

5. Sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến nội dung của tiêu chuẩn.

II. Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 2

1. Các bản kế hoạch công tác được giao phụ trách.

2. Giáo án, bài giảng đã soạn.

3. Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học môn học.

4. Biên bản đánh giá bài lên lớp (của tổ chuyên môn, của học sinh,...).

5. Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập của học sinh,...

6. Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành, sổ ghi chép của giáo viên.

7. Báo cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên (nếu có).

8. Hồ sơ thi đua, kinh nghiệm, sáng kiến của nhà trường (nếu có).

9. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu có, khi được yêu cầu).

10. Các loại hồ sơ quản lí dạy học theo quy định của các cấp quản lí.

III. Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 3

1. Các bản kế hoạch công tác được giao.

2. Các loại sổ sách, hồ sơ dạy học.

3. Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành, những ghi chép, tài liệu của giáo viên.

4. Hồ sơ thi đua, kinh nghiệm, sáng kiến của nhà trường (nếu có).

5. Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm lớp, sổ liên lạc (đối với giáo viên chủ nhiệm).

6. Ý kiến của cán bộ quản lí, đồng nghiệp, học sinh,...

7. Báo cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên (nếu có).

8. Các loại hồ sơ quản lí dạy học, giáo dục theo quy định của các cấp quản lí.

9. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu có, khi được yêu cầu).

IV. Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 4

1. Hồ sơ đánh giá giáo viên về sự hợp tác trong dạy học, giáo dục của giáo viên với đồng nghiệp và cán bộ quản lí khoa, tổ bộ môn, trường (một hoặc nhiều tài liệu sau: ý kiến đánh giá của đồng nghiệp, cán bộ quản lí về sự hợp tác; bản liệt kê các sản phẩm: chương trình, giáo trình, giáo án, mô hình,... được thực hiện phối hợp, phiếu góp ý đánh giá bài giảng cho đồng nghiệp, biên bản các buổi họp góp ý sau dự giờ, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ,...).

2. Sổ ghi chép của giáo viên về các hoạt động với cá nhân, đơn vị ngoài trường, bản liệt kê các kết quả, sản phẩm của sự phối hợp (nếu có).

3. Ý kiến của các đồng nghiệp và chuyên gia của các đơn vị ngoài trường (nếu có).

V. Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 5

1. Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm và nghiên cứu khoa học.

2. Văn bằng, chứng chỉ các lớp bồi dưỡng, tham gia thi giáo viên giỏi và đạt giải.

3. Danh mục các sản phẩm nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm.

4. Ý kiến đánh giá của khoa, tổ bộ môn, trường về năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm.

Tên Sở GD&ĐT / Cơ quan quản lí cấp trên: ...........................................................

Tên trường: .............................................................................................................

PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THEO CHUẨN

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Khoa / tổ bộ môn: ...........................................................; Năm học: 20..... – 20.....

Họ và tên giáo viên: .................................................................................................

Các môn học / học phần được phân công giảng dạy: .............................................

Lớp được phân công chủ nhiệm: .............................................................................

I. NỘI DUNG TỰ ĐÁNH GIÁ:

Số hiệu Nội dung tiêu chuẩn và tiêu chí

Kết quả tự đánh giá

(ghi dấu "x" vào ô thích hợp)

Minh chứng đã có (ghi số thứ tự nguồn minh chứng của tiêu chuẩn)
Tiêu chuẩn Tiêu chí Không đạt Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
1   Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục  
  1 Hiểu biết đối tượng giáo dục          
  2 Hiểu biết môi trường giáo dục          
2   Năng lực dạy học  
  3 Lập kế hoạch dạy học          
  4 Lập kế hoạch bài dạy          
  5 Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học          
  6 Thực hiện kế hoạch dạy học          
  7 Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học          
  8 Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học          
  9 Xây dựng môi trường dạy học          
  10 Đánh giá kết quả học tập của học sinh          
  11 Quản lí hồ sơ dạy học          
3   Năng lực giáo dục  
  12 Lập kế hoạch các hoạt động giáo dục          
  13 Giáo dục qua các hoạt động dạy học          
  14 Giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác          
  15 Hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh          
  16 Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh          
4   Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục  
  17 Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong trường          
  18 Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp ngoài trường          
5   Năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm  
  19 Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm          
  20 Đổi mới dạy học và giáo dục          
Tổng số tiêu chí đạt mức tương ứng:           -

Ghi chú: Không đạt (không cho điểm); Mức 1 (1 điểm); Mức 2 (2 điểm); Mức 3 (3 điểm); Mức 4 (4 điểm).

- Tổng số điểm: ......................................................................................................

- Tự xếp loại: ..........................................................................................................

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG (giáo viên tự đánh giá)

1. Những điểm mạnh:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

2. Những điểm yếu:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

3. Hướng phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................                          

Ngày ..... tháng ..... năm 20.....

                                                                                           Giáo viên tự đánh giá

PHIẾU KHOA / TỔ BỘ MÔN VÀ HIỆU TRƯỞNG

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN

Khoa / tổ bộ môn: ...........................................................; Năm học: 20..... – 20.....

Họ và tên giáo viên được đánh giá: .........................................................................

I. KHOA / TỔ BỘ MÔN ĐÁNH GIÁ

Số hiệu Nội dung tiêu chuẩn và tiêu chí

Kết quả đánh giá

(ghi dấu "x" vào ô thích hợp)

Minh chứng đã có (ghi số thứ tự nguồn minh chứng của tiêu chuẩn)
Tiêu chuẩn Tiêu chí Không đạt Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
1   Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục  
  1 Hiểu biết đối tượng giáo dục          
  2 Hiểu biết môi trường giáo dục          
2   Năng lực dạy học  
  3 Lập kế hoạch dạy học          
  4 Lập kế hoạch bài dạy          
  5 Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học          
  6 Thực hiện kế hoạch dạy học          
  7 Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học          
  8 Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học          
  9 Xây dựng môi trường dạy học          
  10 Đánh giá kết quả học tập của học sinh          
  11 Quản lí hồ sơ dạy học          
3   Năng lực giáo dục  
  12 Lập kế hoạch các hoạt động giáo dục          
  13 Giáo dục qua các hoạt động dạy học          
  14 Giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác          
  15 Hỗ trợ, hướng dẫn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh          
  16 Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh          
4   Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục  
  17 Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong trường          
  18 Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp ngoài trường          
5   Năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm  
  19 Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm          
  20 Đổi mới dạy học và giáo dục          
Tổng số tiêu chí đạt mức tương ứng:           -

Ghi chú: Không đạt (không cho điểm); Mức 1 (1 điểm); Mức 2 (2 điểm); Mức 3 (3 điểm); Mức 4 (4 điểm).

- Tổng số điểm: .....................................................................................................

- Xếp loại: ..............................................................................................................

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những điểm mạnh:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

2. Những điểm yếu:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

3. Hướng phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4. Ý kiến bảo lưu của giáo viên được đánh giá (nếu có):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Ngày ..... tháng ..... năm 20.....

Trưởng khoa/Trưởng bộ môn

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HIỆU TRƯỞNG

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Ngày ..... tháng ..... năm 20.....

                                                                                                 Hiệu trưởng

(Kèm theo công văn số 8270 /BGDĐT-NGCBQLGD ngày 04/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tên Sở GD&ĐT / Cơ quan quản lí cấp trên: .............................................................

Tên trường: ...............................................................................................................

PHIẾU TỔNG HỢP XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO
CHUẨN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO VIÊN
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG

Năm học: 20..... – 20.....

Số thứ tự Họ và tên giáo viên (xếp theo khoa / tổ bộ môn) Giáo viên tự đánh giá Đánh giá của khoa / tổ bộ môn Xếp loại chính thức của hiệu trưởng Ghi chú
Tổng số điểm Xếp loại Tổng số điểm Xếp loại
               
               
               
               
               
               
               

Tổng hợp chung kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên toàn trường:

- Loại xuất sắc:             ............ người (......%);

- Loại khá:        ............ người (......%);

- Loại trung bình:            ............ người (......%);

- Loại chưa đạt:             ............ người (......%).

Ngày ..... tháng ..... năm 20.....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 6

(Kèm theo công văn số 8270 /BGDĐT-NGCBQLGD ngày 04/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Cơ quan quản lí cấp trên: .....
Trường: ..................................

───────────

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

──────────────────

..........., ngày ..... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Năm học: 20.... – 20.....

1. Tổng số giáo viên được đánh giá, xếp loại: .................. người

2. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên:

Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại chưa đạt
Số lượng Tỉ lệ  (%) Số lượng Tỉ lệ  (%) Số lượng Tỉ lệ  (%) Số lượng Tỉ lệ  (%)
               

3. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn - loại chưa đạt:

Tiêu chuẩn có tiêu chí không được cho điểm Số lượng Tỉ lệ (%)
Tiêu chuẩn 1: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục    
Tiêu chuẩn 2: Năng lực dạy học    
Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục    
Tiêu chuẩn 4: Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục    
Tiêu chuẩn 5: Năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm    

Nơi nhận:
- Cơ quan quản lí cấp trên (để b/c);
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 7

(Kèm theo công văn số 8270 /BGDĐT-NGCBQLGD ngày 04/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Cơ quan quản lí cấp trên: ......
Đơn vị báo cáo: ......................

───────────

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

──────────────────

..........., ngày ..... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Năm học: 20 ... - 20 ...

1. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên:

CHỈ TIÊU TỔNG SỐ CHIA RA
TRƯNG CÔNG LẬP TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP
I. Số trường      
II. Số giáo viên được đánh giá, xếp loại      
Chia ra Loại xuất sắc      
Loại khá      
Loại trung bình      
Loại chưa đạt      

2. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn - loại chưa đạt:

TIÊU CHUẨN CÓ TIÊU CHÍ

KHÔNG ĐƯỢC CHO ĐIỂM

TỔNG SỐ CHIA RA
TRƯỜNG CÔNG LẬP TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP
Tiêu chuẩn 1: Năng lực tìm hiểu đối tượng và   môi trường giáo dục      
Tiêu chuẩn 2: Năng lực dạy học      
Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục      
Tiêu chuẩn 4: Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục      
Tiêu chuẩn 5: Năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm      

Nơi nhận:
- Cơ quan quản lí cấp trên (để b/c);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/c);
- Lưu: VT.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Wed, 22 Jun 2016 01:42:14 +0000
Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên, giảng dạy nghề theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=363:vien-v-v-hu-ng-d-n-danh-gia-x-p-lo-i-giao-vien-gi-ng-d-y-ngh-theo-chu-n-giao-vien-gi-ng-vien-d-y-ngh&catid=82&Itemid=477 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=363:vien-v-v-hu-ng-d-n-danh-gia-x-p-lo-i-giao-vien-gi-ng-d-y-ngh-theo-chu-n-giao-vien-gi-ng-vien-d-y-ngh&catid=82&Itemid=477

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     Số:  1329/TCDN-GV   

V/vHướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề 

 Hà Nội, ngày 11  tháng 8  năm 2011

               Kính gửi:  - Các Bộ, ngành

                               - Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

                             - Cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị - xã hội

               Được sự uỷ quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, căn cứ Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/09/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề (gọi tắt là Thông tư 30), Tổng cục Dạy nghề hướng dẫn việc đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề như sau:

1. Việc đánh giá, xếp loại giảng viên, giáo viên dạy nghề được thực hiện hàng năm vào cuối năm học.

2. Việc xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo các mức, loại như sau:

- Đạt chuẩn:

+ Loại tốt

+ Loại khá

+ Loại trung bình

- Không đạt chuẩn

3. Đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề căn cứ vào tổng số điểm đạt được của các tiêu chí, tiêu chuẩn và chỉ số so với điểm tối đa. Điểmtối đa của mỗi tiêu chí tuỳ thuộc vào số lượng tiêu chuẩn của tiêu chí. Điểm tối đa của mỗi tiêu chuẩn tuỳ thuộc vào số lượng chỉ số của tiêu chuẩn. Điểm tối đa của mỗi chỉ số là 2 điểm. Việc cho điểm từng chỉ số thông qua việc xem xét các minh chứng phù hợp được làm tròn thành số nguyên theo 3 mức: 0, 1, 2. 

               Trong Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH, các chỉ số thể hiện bằng các điểm a, b, c, d của các tiêu chuẩn 1, 2, 3 của Tiêu chí 1; các điểm a, b, c, d của các tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9 của Tiêu chí 3; các điểm a, b, c, d của các tiêu chuẩn 1, 2 của Tiêu chí 4; các ý (gạch đầu dòng) của các tiêu chuẩn 1, 2 của Tiêu chí 2 và các ý (gạch đầu dòng) của Tiêu chuẩn 6 của Tiêu chí 3.

4. Đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo cấp trình độ đào tạo được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với giáo viên sơ cấp nghề:Có 4 tiêu chí, bao gồm 15 tiêu chuẩn (trong đó: 9 tiêu chuẩn có 4 chỉ số, 6 tiêu chuẩn có 2 chỉ số), tổng số điểm tối đa đạt được là 96.

- Đạt chuẩn:

+ Loại tốt: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số phải đạt từ 6 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 7 điểm trở lên (trong đó có Tiêu chuẩn 1, Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 3 điểm trở lên và có tổng số điểm từ 77 đến 96 điểm.

+ Loại khá: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 6 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm từ 62 điểm trở lên.

+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 4 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 hoặc chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm từ 48 điểm trở lên.

- Không đạt chuẩn: Giáo viên dạy nghề không đạt chuẩn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổng số điểm dưới 48 điểm;

- Đạt từ 48 điểm trở lên nhưng có tiêu chuẩn không điểm;

- Đạt từ 48 điểm trở lên nhưng chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 đều không điểm;

- Đạt từ 48 điểm trở lên nhưng chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 không điểm.

b) Đối với giáo viên trung cấp nghề, giảng viên cao đẳng nghề:Có 4 tiêu chí, bao gồm16 tiêu chuẩn (trong đó: 9 tiêu chuẩn có 4 chỉ số, 7 tiêu chuẩn có 2 chỉ số), tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

- Đạt chuẩn:

+ Loại tốt: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số phải đạt từ 6 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 7 điểm trở lên (trong đó có Tiêu chuẩn 1, Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 3 điểm trở lên và có tổng số điểm từ 80 - 100 điểm.

+ Loại khá: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 6 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm từ 64 điểm trở lên.

+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 4 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 hoặc chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm từ 50 điểm trở lên.

- Không đạt chuẩn: Giảng viên, giáo viên dạy nghề không đạt chuẩn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổng số điểm dưới 50 điểm;

- Đạt từ 50 điểm trở lên nhưng có tiêu chuẩn không điểm;

- Đạt từ 50 điểm trở lên nhưng chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 đều không điểm;

- Đạt từ 50 điểm trở lên nhưng chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 không điểm.

               c) Riêng đối với các giáo viên, giảng viên được giao nhiệm vụ dạy cả lý thuyết và thực hành,đã đạt điểm tối đa ở chỉ số thứ nhất tương ứng với cấp trình độ nghề đang giảng dạy của tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 2, nếu đã tham gia dạy thực hành từ đủ 5 năm trở lên (tính đến 31/7/2011) thì được coi là đạt chuẩn về kỹ năng nghề ở trình độ đó và đạt điểm tối đa chỉ số thứ nhất tương ứng với cấp trình độ nghề đang giảng dạy của tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 khi đánh giá, xếp loại.

5. Quy trình đánh giá, xếp loại giảng viên, giáo viên dạy nghề

Bước 1: Giảng viên, giáo viên tự đánh giá, xếp loại (giảng viên cao đẳng nghề, giáo viên trung cấp nghề theo Mẫu 1a; giáo viên sơ cấp nghề theo Mẫu 1b).

Bước 2: Tổ bộ môn hoặc khoa/ phòng chuyên môn đánh giá, xếp loại (giảng viên cao đẳng nghề, giáo viên trung cấp nghề theo Mẫu 2a; giáo viên sơ cấp nghề theo Mẫu 2b)

Bước 3: Người đứng đầu cơ sở dạy nghề đánh giá, xếp loại (theo Mẫu 3):

- Thông qua tập thể Lãnh đạo cơ sở dạy nghề, đại diện Đảng bộ/Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên để đánh giá, xếp loại;

- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại cho giảng viên, giáo viên, khoa/phòng chuyên môn, tổ bộ môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên.

6. Tổ chức thực hiện

               Đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện một số nội dung sau:

               - Chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra các cơ sở dạy nghề thuộc quyền quản lý thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo hướng dẫn này và các quy định tại Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH; gửi báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại về Tổng cục Dạy nghề trước ngày 31/7 hằng năm (theo Mẫu 4).

               - Xem xét, có hình thức khen thưởng, động viên phù hợp đối với những giáo viên, giảng viên đạt chuẩn loại tốt.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, có gì vướng mắc đề nghị phản ảnh về Tổng cục Dạy nghề (Vụ Giáo viên và Cán bộ quản lý dạy nghề), địa chỉ: 37B Nguyễn BỉnhKhiêm, Hà Nội; điện thoại: 04 39745195; Email:vugiaovien.gdvt@yahoo.comđể được hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lãnh đạo Bộ LĐTBXH (để báo cáo);

- Tổng cục trưởng (để báo cáo);

- Các Sở LĐTBXH (để tổ chức thực hiện);

- Lưu: VT, Vụ GV.

KT. tổng cục trưởng

Phó tổng cục trưởng

 

(Đã ký)

 

 

 Cao Văn Sâm

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Phòng TTKT & ĐBCL Wed, 22 Jun 2016 01:34:57 +0000