Khoa Kỹ thuật nông nghiệp http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&id=90&Itemid=490 Sun, 05 May 2024 03:00:24 +0000 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn KIỂM TRA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI TRONG QUÁ TRÌNH ẤP TRỨNG GIA CẦM http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2354:ki-m-tra-s-phat-tri-n-c-a-phoi-trong-qua-trinh-p-tr-ng-gia-c-m&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2354:ki-m-tra-s-phat-tri-n-c-a-phoi-trong-qua-trinh-p-tr-ng-gia-c-m&catid=90&Itemid=490

Chăn nuôi gia cầm thời hiện đại, nếu như chỉ dựa vào ấp tự nhiên thì không thể đáp ứng được số lượng con giống cần thiết. Vì vậy con người đã nghiên cứu, thử nghiệm tạo ra môi trường tương tự như của gia cầm khi ấp để thay thế chúng làm nở ra từ trứng những cá thể mới mà không cần sự tham gia của gia cầm bố mẹ. Sự ra đời của máy ấp công nghiệp cùng với các tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã lần lượt giải quyết các nhược điểm của ấp thủ công, làm cho ấp nhân tạo ngày càng hoàn chỉnh. Các máy hiện đại được trang bị các hệ thống thiết bị hoàn toàn tự động, có độ tin cậy cao, việc theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, đảo trứng và thông thoáng được thực hiện theo m:t chương trình lập sẵn. Ngoài ra, vì sản xuất trên quy mô công nghiệp, các máy có công suất rất lớn tới hàng chục nghìn trứng, đảm bảo việc cung cấp con giống với số lượng lớn và chất lượng tốt.

Ấp nhân tạo là phương pháp mà con người tạo ra môi trường tương tự như của gia cầm khi ấp, tác động lên trứng đã thụ tinh, làm nở ra các gia cầm con mà không cần đến sự tham gia của gia cầm bố mẹ. Quá trình ấp trứng nhân tạo bao gồm các khâu: Thu nhặt trứng và bảo quản tạm thời; Chuyển trứng tới trạm ấp; Nhận trứng và xông sát trùng; Chọn trứng ấp; Xếp trứng vào khay ấp; Bảo quản trứng trước khi ấp; Đưa trứng vào máy ấp; Chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở; Lấy gà con ra khỏi máy nở; Tiêm chủng và bảo quản gà con m ới nở; Vận chuyển gà con.

Sau khi đưa trứng vào ấp, trong trứng đã xảy ra những quá trình quan trọng nhất của sự phát triển phôi, hình thành và phát triển một cách đáng kể các màng cơ quan như túi lòng đỏ, túi nước ối và màng niệu nang. Những cơ quan này chỉ tồn tại tạm thời và biến đi khi gà nở. Các màng cơ quan này bảo đảm việc cung cấp cho phôi các chất dinh dưỡng lấy từ lòng trắng, lòng đỏ và vỏ trứng cũng như duy trì mối tiếp xúc với môi trường bên ngoài trứng. Vì vậy chúng giữ một vai trò rất tích cực trong suốt quá trình trao đổi chất của phôi.

Thời điểm kiểm tra sinh học (soi trứng)

Loại trứng Ngày soi lần 1 Ngày soi lần 2 Ngày soi lần 3
6 11 18
Vịt, gà tây 7 13 25
Ngỗng 8 15 28
Ngan 9 18 32
Chim cút 4 9 15

Một số hình ảnh sinh viên ngành DVTY thực hành soi trứng ấp:

Soi kiểm tra trứng ấp ở ngày ấp thứ 7 đối với trứng vịt

Soi kiểm tra trứng ấp ở ngày ấp thứ 25 đối với trứng vịt

Phạm Thanh Vũ - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Wed, 27 Dec 2023 02:49:03 +0000
GIẢNG VIÊN KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP ĐẠT THÀNH TÍCH CAO TRONG HỘI GIẢNG NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CẤP TỈNH NĂM 2023 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2326:gi-ng-vien-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-d-t-thanh-tich-cao-trong-h-i-gi-ng-nha-giao-giao-d-c-ngh-nghi-p-c-p-t-nh-nam-2023&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2326:gi-ng-vien-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-d-t-thanh-tich-cao-trong-h-i-gi-ng-nha-giao-giao-d-c-ngh-nghi-p-c-p-t-nh-nam-2023&catid=90&Itemid=490

Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; khuyến khích động viên giáo viên nhà trường học tập rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác giảng dạy qua đây phát hiện các phương pháp dạy học, thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả để phổ biến, áp dụng rộng rãi trong trường học.  

Hội giảng diễn ra từ ngày 13/11 đến 16/11/2023 với mục đích cao quý là thông qua kỳ Hội giảng để nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy từ đó truyền đạt cho các em HSSV một cách tốt nhất. Với thông điệp là "Đổi mới – Sáng tạo – Làm chủ công nghệ" đó là đổi mới theo một tư duy mới, cách tiếp cận mới; thực tâm, thực tài, thực nghề, làm chủ công nghệ; dạy những gì doanh nghiệp, thị trường lao động và xã hội cần; tiếp tục góp phần khẳng định "Kỹ năng nghề giá trị đích thực của chúng ta".

Đến với Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 khoa Kỹ thuật nông nghiệp đã cử 01 giảng viên đạt kết quả cao nhất trong Hội giảng cấp trường tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 với chuyên ngành Chăn nuôi thú y.

Với sự tâm huyết, sáng tạo, không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tế, đồng thời được sự động viên và góp ý xây dựng của toàn thể giáo viên trong khoa, cô giáo đã thực hiện tốt nội dung thao giảng, bài giảng được đánh giá tốt về công tác chuẩn bị, phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung bài giảng, phối hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành, có tính cập nhật và ứng dụng thực tế về kỹ thuật công nghệ gắn với nghề nghiệp.

Tại Hội giảng giáo viên đã đem hết khả năng, tâm huyết của mình để mang đến cho Hội giảng tiết giảng hay nhất, ấn tượng nhất, phát huy được tính tích cực của người học và lấy người học làm trung tâm; các nội dung kiến thức đã phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó cô còn sử dụng có hiệu quả thiết bị đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng. Ban giám khảo đánh giá cao về chất lượng cũng như nội dung bài giảng, đồng thời cũng đưa ra những ý kiến góp ý nhằm giúp cho các bài giảng được hoàn thiện hơn.

Chia sẻ về cảm xúc của bản thân sau khi hoàn thành buổi trình giảng, cô giáo Nguyễn Thị Lan Phượng cho biết: vinh dự tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh bản thân tôi ngoài niềm vui được đại diện cho Khoa, Nhà trường tham gia Hội giảng thì tôi cũng có một chút áp lực và là một niềm vui rất lớn trong sự nghiệp Nhà giáo của mình, tôi mong đóng góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân cho sự phát triển của trường Cao đẳng KT-KT Vĩnh Phúc, từ đó khơi dậy và lan tỏa niềm tự hào của khoa Kỹ thuật nông nghiệp, thổi bùng nhiệt huyết trong mỗi HSSV mà tôi đang giảng dạy, giúp các em vượt qua mọi thách thức, giới hạn của bản thân để đạt được kết quả tốt nhất sau khi ra trường thì với tôi đó là thành công và là giá trị cốt lõi nhất…"

Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 đã khép lại, giảng viên của khoa đạt giải Nhất và góp phần vào thành tích chung đạt giải Nhất toàn đoàn của nhà trường khẳng định vị thế của Khoa, Nhà trường trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề trên địa bàn Tỉnh.

Một số hình ảnh của giảng viên tại Hội giảng:

Cô Nguyễn Thị Lan Phượng tham gia thao giảng tại Hội giảng

Tập thể GV, HSSV khoa tặng hoa chúc mừng giảng viên đã hoàn thành bài giảng

Giảng viên chụp ảnh lưu niệm cùng ban giám khảo

Ban tổ chức trao giải cho cô Nguyễn Thị Lan Phượng cùng các thầy, cô đạt giải Nhất trong Hội giảng

Đào Thị Xuân - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Fri, 24 Nov 2023 03:04:00 +0000
SỬ DỤNG VACXIN DẠI CHO CHÓ, MÈO http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2320:s-d-ng-vacxin-d-i-cho-cho-meo&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2320:s-d-ng-vacxin-d-i-cho-cho-meo&catid=90&Itemid=490

Vacxin bệnh dại là vacxin dùng để ngăn ngừa bệnh dại, trong đó chứa virus dại được làm mất độc lực đưa vào cơ thể vật nuôi kích thích sản sinh ra kháng thể tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại. Vacxin dại là vacxin vô hoạt, keo phèn có chất bổ trợ, phòng dại được tất cả các loài gia súc thường sử dụng phòng dại cho chó, mèo.

- Tiêu chuẩn chất lượng: để đánh giá chất lượng vacxin cần căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:

+ Nhãn mác: Tên vacxin: đăng kí đúng tên vacxin; Cách sử dụng; Quy cách đóng lọ; Hạn sử dụng và nơi sản xuất.

+ Bao bì: còn nguyên vẹn (không hở nút, không dập vỡ).

+ Bảo quản vacxin: 2-80C, không để đông đá, tránh ánh sáng trực tiếp.

- Cách sử dụng

+ Đối tượng:Chỉ tiêm phòng cho chó, mèo hoàn toàn khỏe mạnh, đã được tẩy giun ít nhất 10 ngày trước khi tiêm phòng.

+ Tuổi: Đối với chó, mèo sinh ra từ mẹ chưa được tiêm phòng vắc xin dại: Tiêm mũi 1 lúc 4 tuần tuổi, mũi 2 lúc 12 tuần tuổi, nhắc lại sau 1 năm. Đối với chó, mèo sinh ra từ mẹ đã tiêm phòng vacxin dại: Tiêm mũi 1 lúc 12 tuần tuổi, nhắc lại sau 1 năm.

+ Liều dùng: Mỗi con 1 liều tương ứng 1ml, phải tiêm đúng liều, đúng vị trí  .

+ Vị trí tiêm: tiêm dưới da cổ hoặc dọc hai bên sống lưng của chó, mèo.

- Lưu ý

+ Cho chó ăn, uống đầy đủ dinh dưỡng về cả chất và lượng trước và sau khi tiêm. 

+ Không thả rông chó ra ngoài đường sau tiêm trong vòng 7 ngày để tránh lây nhiễm bệnh trong thời gian cơ thể thích nghi với vacxin. 

+ Đối với chó cảnh thực hiện tắm sạch trước khi tiêm và không tắm cho vật nuôi trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại. 

+ Không được tiêm phòng dại cho chó bị sốt, bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh. Chỉ tiêm vacxin cho chó khỏe mạnh, không có vấn đề về sức khỏe.

+ Không nên tiêm cho chó mẹ đang mang thai.

- Phản ứng sau tiêm

Sau khi dùng vacxin nếu chó có biểu hiện như: sưng nơi tiêm, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt nhẹ, tim đập nhanh, mặt sưng trong vòng 24 giờ là do phản ứng phụ của vacxin. Một số trường hợp phản ứng mạnh như chó nôn, khó thở, thở dốc, có thể xuất huyết, ỉa hoặc tiểu ra máu thì chủ nuôi cần đưa vật nuôi đến cơ sở tiêm phòng hoặc bệnh viện thú y để kịp thời can thiệp.

Một số hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng vacxin dại cho chó, mèo:

Kiểm tra và lấy vacxin

Xác định vị trí và tiêm vacxin

Nguyễn Thị Lan Phượng - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Thu, 16 Nov 2023 20:37:43 +0000
NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y CÓ GÌ THÚ VỊ http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2309:nganh-d-ch-v-thu-y-co-gi-thu-v&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2309:nganh-d-ch-v-thu-y-co-gi-thu-v&catid=90&Itemid=490

Bất kỳ kiến thức nào mà chúng ta học đều là để phục vụ cho đời sống và con người, ngành thú y cũng không phải ngoại lệ. Mục đích của ngành thú y không chỉ cung cấp kiến thức để bảo vệ, chăm sóc các giống loài động vật mà còn hướng tới cuộc sống của con người, đảm bảo được chất lượng cuộc sống của con người.

Ngành dịch vụ thú y (Veterinary Medicine) đây là ngành chuyên nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn về lĩnh vực thú y, thực hiện việc sử dụng thuốc thú y, vắc - xin; sử dụng dụng cụ thú y, phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh, khai thác và pha chế tinh dịch, thực hành sản khoa, thực hiện các dịch vụ về thú y trong các cơ sở chăn nuôi, các trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp các xã/phường, thực hiện công tác khuyến nông, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Ngành dịch vụ thú y của khoa Kỹ thuật nông nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc là ngành duy nhất trong tỉnh đào tạo nhân lực về thú y nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh nhà cũng như các tỉnh lân cận. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành dịch vụ thú y xong sinh viên có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Phòng, chống dịch bệnh; Chẩn đoán, điều trị bệnh; Khai thác và pha chế tinh dịch; Thực hành sản khoa trong thú y; Thú y trong khuyến nông; Tiếp thị, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; Dịch vụ chăm sóc thú cưng. Có thể làm việc trong trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi giống gia súc gia cầm, thuốc thú y, sản xuất thức ăn chăn nuôi; kinh doanh thuốc thú y, bệnh xá thú y, dịch vụ chăm sóc thú cưng, trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chăn nuôi - thú y; các cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác có liên quan đến thú y.

Chương trình đào tạo ngành Dịch vụ thú y sẽ trang bị cho các bạn sinh viên kiến thức chuyên sâu về bệnh học, bao gồm phân loại bệnh, dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt. Người học sẽ có khả năng chẩn đoán các bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vacxin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt...

Một số hình ảnh thực hành thực tập của sinh viên tại trường và cơ sở chăn nuôi, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên thực hành học phần Bệnh lý thú y

                    Sinh viên thực hành soi kính hiển vi trong học phần Ký sinh trùng thú y

                               Sinh viên thực hành triệt sản lợn trong học phần Chăn nuôi lợn

Sinh viên thực hành lấy ven truyền dịch cho chó trong học phần kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh chó, mèo

                     Sinh viên thực hành, thực tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

 Phạm Thị Lan - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Tue, 24 Oct 2023 17:48:52 +0000
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THẢ GÀ CON VÀO CHUỒNG NUÔI ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI GÀ NÔNG HỘ http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2282:m-t-s-luu-y-khi-th-ga-con-vao-chu-ng-nuoi-d-i-v-i-chan-nuoi-ga-nong-h&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2282:m-t-s-luu-y-khi-th-ga-con-vao-chu-ng-nuoi-d-i-v-i-chan-nuoi-ga-nong-h&catid=90&Itemid=490

Gà con có tốc độ sinh trưởng nhanh, cường độ trao đổi chất mạnh nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ; khả năng tiêu hoá còn thấp nên cần có chế độ nuôi dưỡng hợp lý. Trước 5 tuần tuổi bộ lông chưa hoàn thiện, khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên gà con dễ bị lạnh, đòi hỏi nhiệt độ chuồng nuôi phải cao. Vì vậy, để gà con có được sự khởi đầu tốt nhất, giảm tỷ lệ chết trong vòng hai tuần tuổi đầu tiên thì khi đưa gà vào nuôi cần thực hiện chu đáo các công việc sau:

1. Công tác chuẩn bị trước khi thả gà

- Chuồng trại: Khử trùng: 2-3 tuần trước khi nuôi, di chất độn chuồng trước 3-7 ngày (với phương thức nuôi thâm canh trên nề chất độn chuồng).

- Rèm che: vệ sinh và che kín chuồng

- Quây, máng ăn, máng uống cần vệ sinh, đầy đủ về số lượng.

- Nguồn sưởi: nguồn sưởi có thể là lò sưởi điện, bếp than, củi, trấu, bóng đèn điện… đảm bảo cung cấp nhiệt trong quây gà lên được 36 - 370C. Phải vận hành thử để kiểm tra trước khi đưa gà vào chuồng.

- Thức ăn, nước uống: chuẩn bị thức ăn theo yêu cầu độ tuổi của gà, đảm bảo chất lượng thức ăn và không ẩm mốc. Nước uống phải từ nguồn nước sạch và cung cấp đủ cho cả giai đoạn nuôi.

2. Nhận gà vào chuồng

- Cần chuẩn bị ô úm trước khi đưa gà vào nuôi.

- Kiểm tra số lượng và tình trạng sức khỏe của gà con ở từng hộp, chỉ nhận gà đạt tiêu chuẩn loại 1: Sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn; Không bị khuyết tật; Đủ trọng lượng; Lông gà bông đẹp; Chân mập; Bụng thon, mềm. Cần loại bỏ tất cả gà chết, yếu ra khỏi khu nuôi dưỡng. Trong 1 quây gà không chênh lệch nhau quá 5 ngày tuổi.

- Nhanh chóng thả gà vào quây úm trong vòng 6 - 12h sau khi nở.

- Giúp gà nhanh uống được nước.

   

Chuẩn bị ô úm, bố trí máng ăn, máng uống cho gà con

 

Chọn gà trước khi đưa gà vào nuôi

Phạm Thanh Vũ - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Sun, 24 Sep 2023 19:11:36 +0000
KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP TỔ CHỨC BẢO VỆ TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y NĂM HỌC 2022 - 2023 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2235:khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-t-ch-c-b-o-v-t-t-nghi-p-cho-sinh-vien-nganh-d-ch-v-thu-y-nam-h-c-2022-2023&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2235:khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-t-ch-c-b-o-v-t-t-nghi-p-cho-sinh-vien-nganh-d-ch-v-thu-y-nam-h-c-2022-2023&catid=90&Itemid=490

Thực hiện kế hoạch đào tạo năm học 2022 - 2023 ngành Dịch vụ thú y, hệ cao đẳng, khoa Kỹ thuật nông nghiệp tổ chức cho sinh viên lớp cao đẳng ngành Dịch vụ thú y K12 niên khóa 2020-2023, lớp DVTY K7 niên khóa 2021-2023 Bảo vệ tốt nghiệp như sau:

Thời gian: ngày 15 tháng 6 năm 2023 (thứ 5). Buổi sáng: Lớp DVTY K12, bắt đầu từ 7h30’; Buổi chiều: Lớp DVTY K7, bắt đầu từ 13h30’.

Địa điểm: Phòng B3-406

Tham gia Hội đồng Bảo vệ tốt nghiệp có Ths. Phạm Thanh Vũ - Trưởng khoa Kỹ thuật nông nghiệp, cùng các thầy cô giáo là giảng viên khoa Kỹ thuật nông nghiệp.

Bảo vệ tốt nghiệp luôn là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đánh giá năng lực, mà còn là cơ hội cho sinh viên công bố kết quả nghiên cứu công trình đầu tay của mình sau thời gian thực tập tốt nghiệp. Đây là ngày để sinh viên thể hiện bản thân với kiến thức cô đọng nhất trong những năm học vừa qua. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, làm khóa luận tốt nghiệp và chuẩn bị bảo vệ trước hội đồng. Kết quả này là sự nỗ lực, cố gắng của các em sinh viên và tiếp tục ghi dấu công lao của các thầy trong sự nghiệp trồng người.

Các sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu, trả lời câu hỏi và phản biện trước Hội đồng một cách nghiêm túc, khoa học, chất lượng báo cáo của sinh viên ngày càng được tăng lên, gắn với thực tiễn nghề nghiệp. Hội đồng bảo vệ đã làm việc khách quan để đưa ra những nhận xét, góp ý cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện kiến thức lẫn khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài.

Buổi lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ngành Dịch vụ thú y khoa Kỹ thuật nông nghiệp đã diễn ra nghiêm túc, đúng quy định. Hội đồng đánh giá cao tinh thần làm việc và sự nỗ lực của sinh viên để hoàn thành khóa luận của mình đúng thời hạn. Buổi lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp diễn ra thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh trong buổi bBảo vệ tốt nghiệp năm học 2022-2023:

Sinh viên trình bày kết quả Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên lớp CĐ DVTYK12 chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô trong Hội đồng

 

Sinh viên lớp CĐ DVTYK7 chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô trong Hội đồng

 

Sinh viên lớp DVTYK12 tặng hoa cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa

Phạm Thanh Vũ - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Tue, 20 Jun 2023 02:22:07 +0000
CƠ HỘI VIỆC LÀM RỘNG MỞ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2226:co-h-i-vi-c-lam-r-ng-m-cho-h-c-sinh-sinh-vien-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2226:co-h-i-vi-c-lam-r-ng-m-cho-h-c-sinh-sinh-vien-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490

Nhằm không ngừng cập nhật và hoàn thiện các chương trình đào tạo để phù hợp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tăng cường gắn kết, thúc đẩy hợp tác nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, qua đó tạo thêm nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên được thực tập, thực hành, trải nghiệm tại môi trường thực tế của các doanh nghiệp để trau dồi, rèn luyện các kỹ năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và việc làm sau khi tốt nghiệp.

Khoa Kỹ thuật nông nghiệp luôn chủ động đẩy mạnh hợp tác gắn kết đào tạo giữa Khoa và công ty là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu trong những năm qua. Khoa đã phối hợp với các doanh nghiệp, công ty, đơn vị, tập đoàn uy tín trong và ngoài nước như: Công ty cổ phần phát triển chăn nuôi Hòa Phát, Công ty cổ phần Greenfeef, Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh Vĩnh Phúc... Nhằm phục vụ công tác đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp nâng cao trình độ. Đây là là dịp để học sinh, sinh viên tiếp xúc, hiểu rõ hơn yêu cầu của các doanh nghiệp về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết đối với người lao động.

Sáng ngày 30/ 5/2023 tại Khoa Kỹ thuật nông nghiệp đã diễn ra buổi tư vấn hướng nghiệp và phỏng vấn tuyển dụng sinh viên ngành Dịch vụ thú y và học sinh ngành Chăn nuôi thú y. Đến dự buổi tư vấn hướng nghiệp và phỏng vấn tuyển dụng:

- Về phía doanh nghiệp Hòa Phát có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Giám đốc công ty cổ phần phát triển chăn nuôi Hòa Phát cùng các cán bộ kỹ thuật, cán bộ phòng tuyển dụng. Về phía công ty cổ phần Greenfeef Việt Nam có sự tham dự của ông Nguyễn Huy Hiệp - Trưởng phòng tuyển dụng công ty TNHH Linkfarm (công ty con thuộc công ty cổ phần Greenfeef)

- Về phía khoa Kỹ thuật nông nghiệp có thầy giáo Phạm Thanh Vũ - Bí Thư Chi bộ - Trưởng khoa kỹ thuật nông nghiệp; cô Đào Thị Xuân Tổ trưởng bộ môn cùng các thầy cô là giáo viên chủ nhiệm. Và đặc biệt là 33 học sinh, sinh viên Khoa Kỹ thuật nông nghiệp tham dự buổi tư vấn hướng nghiệp và phỏng vấn tuyển dụng.

Nội dung buổi tư vấn hướng nghiệp và phỏng vấn tuyển dụng:

- Giới thiệu về công ty và môi trường làm việc, chế độ phúc lợi để các em học sinh, sinh viên hiểu về công ty.

- Chia sẻ một số nội dung của ngành Chăn nuôi thú y và giải đáp thắc mắc của học sinh, sinh viên.

- Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ngành Chăn nuôi thú y và sinh viên ngành Dịch vụ thú y.

- Phỏng vấn trực tiếp học sinh, sinh viên có nguyện vọng làm việc tại công ty.

Buổi tư vấn hướng nghiệp và phỏng vấn tuyển dụng không chỉ giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường làm việc, chế độ phúc lợi của công ty mà còn tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường.

Một số hình ảnh tư vấn hướng nghiệp và phỏng vấn tuyển dụng: 

Giới thiệu của công ty CP Greenfeed

Giới thiệu của công ty CPCN Hòa Phát

Chia sẻ một số nội dung của ngành Chăn nuôi thú y và giải đáp thắc mắc của HSSV

Ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Giám đốc công ty cổ phần phát triển chăn nuôi Hòa Phát tặng quà cho HSSV khoa KTNN

Cán bộ, giáo viên, HSSV khoa KTNN chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần phát triển chăn nuôi Hòa Phát.

Giáo viên, HSSV khoa KTNN chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ kỹ thuật

Công ty TNHH Linkfarm

ThS. Đào Thị Xuân - khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Mon, 05 Jun 2023 00:17:42 +0000
THỰC TẬP BỆNH TRUYỀN NHIỄM CỦA SINH VIÊN LỚP CAO ĐẲNG DVTY K13 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2213:th-c-t-p-b-nh-truy-n-nhi-m-c-a-sinh-vien-l-p-cao-d-ng-dvty-k13&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2213:th-c-t-p-b-nh-truy-n-nhi-m-c-a-sinh-vien-l-p-cao-d-ng-dvty-k13&catid=90&Itemid=490

Căn cứ chương trình và Kế hoạch đào tạo hệ cao đẳng ngành Dịch vụ thú y năm học 2022 - 2023; Thực hiện Kế hoạch đào tạo học phần Thực tập Bệnh truyền nhiễm lớp cao đẳng DVTY K13.

Căn cứ quyết định số 302/QĐ-CĐKTKT ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc về việc tổ chức cho sinh viên lớp cao đẳng Dịch vụ thú y đi thực tập giáo trình bệnh truyền nhiễm tại các Trạm Chăn nuôi & Thú y cấp huyện như sau:

- Nội dung: Tập huấn kỹ thuật tiêm vacxin cho gia súc, gia cầm; Thực hiện tiêm vacxin cho gia súc, gia cầm; Tìm hiểu công tác tổ chức đợt tiêm phòng và công tác vệ sinh phòng bệnh tại xã, phường; Thực hiện công tác chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm tại các xã được phân công.

- Địa điểm: tại các xã, thị trấn Hợp Hoà, Hoàng Hoa, Đạo Tú, An Hòa (Tam Dương); xã Tử Du (Lập Thạch); xã Minh Tân, Trung Nguyên, Hồng Châu, Liên Châu (Yên Lạc); xã Quang Sơn, Yên Dương, Minh Quang (Tam Đảo) và xã Thượng Trưng (Vĩnh Tường)

- Thời gian thực tập: 03 tuần (từ 04/5/2023 đến hết ngày 24/05/2023).

Trong quá trình thực tập các sinh viên đã được nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí cán bộ Chi cục Chăn nuôi & Thú y, đặc biệt các cán bộ thú y xã đã tạo cơ hội để sinh viên được tiếp cận với kiến thức thực tế và rèn tay nghề cũng như ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong làm việc.

Kết thúc đợt thực tập, khoa Kỹ thuật nông nghiệp phối hợp với các trạm Chăn nuôi & Thú y các huyện, thú y viên các xã đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp, công tác tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực tập của từng sinh viên trên các mặt như: kiến thức chuyên môn, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật và khả năng giao tiếp, ứng xử khi ở cơ sở. Kết quả 100% sinh viên thực hiện đúng các yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và gia súc khi tiêm phòng.

         Một số hình ảnh của sinh viên trong đợt thực tập:

   

Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó, mèo

Tiêm vacxin phòng bệnh cho Lợn

Tiêm vacxin phòng bệnh cho trâu bò

ThS. Đào Thị Xuân – Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Thu, 25 May 2023 00:21:26 +0000
LIÊN CHI ĐOÀN KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP TRONG HỘI CHỢ THANH NIÊN LẦN THỨ 3, NĂM 2023 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2158:lien-chi-doan-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-trong-h-i-ch-thanh-nien-l-n-th-3-nam-2023&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2158:lien-chi-doan-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-trong-h-i-ch-thanh-nien-l-n-th-3-nam-2023&catid=90&Itemid=490

Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. (26/3/1931 - 26/3/2023). Chào mừng Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệmkỳ 2023-2028. Tổng kết 10 năm triển khai giải thể thao sinh viênViệt Nam-VUG giai đoạn 2013 - 2023.

Liên chi đoàn khoa Kỹ thuật nông nghiệp tham gia gian hàng tại Hội chợ thanh niên lần thứ 3, năm học 2023 tại trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc với nhiều hoạt động bổ ích, thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.

Gian hàng liên chi đoàn khoa Kỹ thuật nông nghiệp tại hội chợ

           Đoàn viên thanh niên khoa Kỹ thuật nông nghiệp nói riêng và đoàn viên thanh niên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc nói chung luôn tự hào về truyền thống hào hùng của tổ chức Đoàn, đồng thời viết tiếp nên trang sử vẻ vang bằng việc thể hiện sức trẻ, tinh thần xung kích, tiên phong và tinh thần trách nhiệm trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, đề ra những phương hướng, giải pháp mới, sáng tạo, hiệu quả với mục đích tuyên truyền, giáo dục về lịch sử hình thành, phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, những thành quả của Đoàn thanh niên, giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho đoàn viên thanh niên.

Nhằm duy trì và phát triển một trong những hoạt động sinh hoạt tập thể thiết thực, bổ ích, đáp ứng nhu cầu giao lưu ẩm thực, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, đồng thời tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên được thưởng thức các món ăn đặc trưng từ nông nghiệp, từ đó khơi dậy lòng tự hào về nghề nghiệp, yêu nghề mình đang học hơn. Các đoàn viên thanh niên trong liên chi đoàn đã kì công trong việc lựa chọn và đem đến rất nhiều món ăn, đồ ăn, các sản phẩm nông nghiệp khác từ nhiều vùng miền khác nhau. Sự khéo léo của các đoàn viên nữ cũng như các đoàn viên nam trong việc bày biện, trang trí đến thuyết trình món ăn. Qua các món ăn, các đoàn viên cũng thể hiện sự am hiểu đặc trưng của từng sản phẩm mà mình mang đến hội chợ. Ở món ăn của từng chi đoàn cũng bảo đảm tiêu chí tinh hoa hội tụ với các yếu tố thẩm mỹ, chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đến với gian hàng ẩm thực của liên chi đoàn khoa Kỹ thuật nông nghiệp có rất nhiều sản phẩm

 Xúc xích sản phẩm chế biến từ thịt lợn, mì gạo, xoài dầm và sản phẩm chế biến khác

Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng được trồng từ Trại thí nghiệm thực hành khoa Kỹ thuật nông nghiệp

Các loại đồ ăn nhanh và tiện lợi

Các loại đồ ăn vặt bày bán tại Gian hàng 

 Hội chợ thanh niên lần thứ 3, năm 2023  cũng là nơi để các đoàn viên thanh niên trong khoa tăng cường đoàn kết, trao đổi kinh nghiệm học tập, tập hợp thanh niên, góp phần củng cố, xây dựng tố chức Đoàn ngày càng vững mạnh được thể hiện rõ nét qua các trò chơi dân gian như

Thi thổi cơm

Trò chơi ném cát

Trò chơi truyền nước

Tiếng reo hò giòn tan của các em học sinh, sinh viên đã đánh thức sự tưng bừng của khoa, ngày 22 tháng 3 đầy ý nghĩa của Hội chợ thanh niên lần thứ 3 năm 2023, những trò chơi dân gian làm tăng thêm sức sống trẻ đẹp ,khỏe của đoàn viên. Cuộc chơi giúp học sinh, sinh viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm cuộc sống và học tập tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh làm theo lời Bác. Mặc dù số lượng đoàn viên thanh niên trong khoa không nhiều nhưng với lòng quyết tâm và sự nhiệt tình của từng cá nhân, liên chi đoàn đã đạt giải khuyến khích ở các trò chơi. Sau cuộc chơi giúp các sinh viên có thêm kinh nghiệm, có khả năng làm việc nhóm, đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện. Biết trân trọng nâng niu thành quả lao động của mình và liên tục phấn đấu để có kết quả học tập tốt.

Thầy Thành phó bí thư đoàn trường trao giải cho các Liên chi đoàn đạt Giải Khuyến khích

         Bên cạnh đó, hoạt động được tổ chức khoa học, an toàn, tiết kiệm và phát huy tối đa năng lực, sự sáng tạo của đoàn viên, thanh niên. Trong quá trình chuấn bị cũng như trong thời gian diễn ra hội chợ các đoàn viên trong liên chi đã sử dụng điện an toàn, biết cách phòng tránh cháy nồ, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực trước, trong và sau gian hàng của đơn vị mình cũng như khuôn viên nhà trường.

  Hội chợ thanh niên lần thứ 3 năm 2023 là dịp để các bạn đoàn viên thanh niên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động công tác Đoàn, nâng cao tinh thần đoàn kết gắn bó của tuổi trẻ các chi đoàn trong liên chi. Từ đó, góp phần đưa phong trào hoạt động Đoàn của Liên chi đoàn khoa Kỹ thuật nông nghiệp ngày càng phát triển.

Đàm Thị Thơm - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Fri, 24 Mar 2023 02:29:26 +0000
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VỆ SINH, SÁT TRÙNG CHUỒNG NUÔI http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2138:hu-ng-d-n-quy-trinh-v-sinh-sat-trung-chu-ng-nuoi&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2138:hu-ng-d-n-quy-trinh-v-sinh-sat-trung-chu-ng-nuoi&catid=90&Itemid=490

Chăn nuôi an toàn sinh học rất quan trọng và bức thiết vì giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển bền vững; chăn nuôi an toàn sinh học là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh, tạo ra sản phẩm chất lượng, vệ sinh đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Các mầm bệnh (các vi sinh vật gây bệnh) có rất nhiều trong môi trường. Chúng sống và phát triển mạnh trong những điều kiện nhất định về nhiệt độ và ẩm độ. Chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, đảm bảo “chăn nuôi an toàn” cần quy trình vệ sinh, sát trùng cần phải bao gồm tất cả các khu vực trong, ngoài chuồng nuôi kể cả khu vực bảo quản thức ăn và tất cả các dụng cụ chăn nuôi. 

1. Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng:

Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.

- Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.

- Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.

2. Quy trình vệ sinh, sát trùng:

Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…

Bước 2 – Rửa sạch bằng nước: 

Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe …), phải dùng vòi xịt áp suất cao.

Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy: 

Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.

Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng: 

Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại thì vấn đề khử trùng để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi cũng phải được thực hiện thường xuyên. Vì vậy, việc lựa chọn dung dịch diệt khuẩn đóng vai trò rất quan trọng, ngoài tính năng: diệt khuẩn nhanh (tức thời), phổ kháng khuẩn đủ rộng để tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh gồm vi trùng gram dương, gram âm, vi trùng sinh bào tử, bào tử vi trùng, các virus có vỏ bọc, các virus không có vỏ bọc, các loại nấm mốc và nguyên sinh động vật, có hoạt tính tốt trong điều kiện môi trường có chất hữu cơ. Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Bước 5 – Để khô: 

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

Phát cỏ dại, bụi rậm, phu thuốc sát trùng khu vực xung quanh chuồng trại

ThS. Nguyễn Thị Lan Phượng - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Mon, 20 Feb 2023 19:12:54 +0000
NÂNG CAO TAY NGHỀ, KIẾN THỨC THỰC TẾ CỦA HỌC SINH SINH VIÊN KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2132:nang-cao-tay-ngh-ki-n-th-c-th-c-t-c-a-h-c-sinh-sinh-vien-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2132:nang-cao-tay-ngh-ki-n-th-c-th-c-t-c-a-h-c-sinh-sinh-vien-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490

Đào tạo gắn liền với thực tiễn sản xuất, nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp luôn là phương châm, mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt quá trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao của khoa Kỹ thuật nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Điều đó được cụ thể hóa bằng các đợt trải nghiệm, thực tập môn học, thực tập tốt nghiệp… của học sinh, sinh viên tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực gắn với chuyên ngành đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh phía Bắc.

Thực tập là một học phần không thể thiếu đối với bất kỳ ngành học nào bởi những lợi ích mà quá trình thực tập này mang lại cho học sinh nhằm mục tiêu gắn kết giữa đào tạo và yêu cầu của thực tiễn để học sinh, sinh viên vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tế. Căn cứ chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi thú y; thực hiện kế hoạch đào tạo học phần Rèn nghề thú y năm học 2022 - 2023. Khoa Kỹ thuật nông nghiệp phối hợp trang trại chăn nuôi, cửa hàng thuốc thú y và phòng khám thú y trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch và phân công học sinh thực tập tại cơ sở chăn nuôi như sau: Thời gian thực tập từ 1/12/2022 đến hết ngày 30/12/2022. Nội dung điều tra hiện trạng chăn nuôi, thú y tại cơ sở; sử dụng kháng sinh trong cơ sở chăn nuôi; thực hiện quy trình chăn nuôi, chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh gặp trên gia súc, gia cầm; chăm sóc thú cưng tại phòng khám thú y.

Trong quá trình thực tập các học sinh đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các chủ trang trại chăn nuôi, đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật của trại đã hướng dẫn tận tình, tạo cơ hội để học sinh được tiếp cận với kiến thức thực tế và rèn tay nghề của bản thân cũng như ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong làm việc. Thái độ của học sinh trong quá trình thực tập là nghiêm túc, vì các học sinh cho rằng quá trình thực tập sẽ giúp học sinh hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề, củng cố các mối quan hệ và nâng cao kỹ năng giao tiếp, tác phong làm việc và các kỹ năng mềm cần thiết khi ra trường đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Vì vậy, kết thức đợt thực tập 100% học sinh được các đơn vị thực tập đánh giá hoàn thành tốt các yêu cầu của kế hoạch, nội quy, quy định của cơ sở.

Một số hình ảnh minh họa:

Công tác chăm sóc đàn lợn tại Thiện Kế - Sơn Dương - Tuyên Quang


Công tác phòng bệnh cho trại gàCông ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam, Đạo Trù - Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Tư vấn và hướng dẫn phòng, trị bệnh - Công ty TNHH CJ VINA AGRI - Khu vực Ba Vì - Hà Nội

Chăm sóc thú cưng Yên Lạc - Vĩnh Phúc

Tham gia công tác mổ khám - Cửa hàng thuốc thú y Minh Thảo - Tam Đảo -Vĩnh Phúc

ThS. Đào Thị Xuân – Khoa KTNN

    

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Fri, 03 Feb 2023 01:36:13 +0000
NÂNG CAO TAY NGHỀ, KIẾN THỨC THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y - KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2106:nang-cao-tay-ngh-ki-n-th-c-th-c-t-c-a-sinh-vien-nganh-d-ch-v-thu-y-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2106:nang-cao-tay-ngh-ki-n-th-c-th-c-t-c-a-sinh-vien-nganh-d-ch-v-thu-y-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490

Đào tạo gắn liền với thực tiễn sản xuất, nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp luôn là phương châm, mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt quá trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao của khoa Kỹ thuật nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Điều đó được cụ thể hóa bằng các đợt trải nghiệm, thực tập môn học, thực tập tốt nghiệp… của học sinh, sinh viên tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực gắn với chuyên ngành đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh phía Bắc.

Thực tập là một học phần không thể thiếu đối với mỗi sinh viên dù ở bất kỳ ngành học nào bởi những lợi ích mà quá trình thực tập này mang lại cho sinh viên. Để thu hẹp khoảng cách giữa chương trình đào tạo và thực tiễn làm việc, đồng thời giúp sinh viên vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tế. Căn cứ chương trình đào tạo ngành Dịch vụ thú y năm học 2022-2023. Thực hiện kế hoạch đào tạo học phần Thực tập thú y tại cơ sở. Khoa Kỹ thuật nông nghiệp xây dựng kế hoạch và phân công sinh viên thực tập tại cơ sở chăn nuôi như sau:

- Địa điểm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang.

- Thời gian thực tập: 05 tuần (từ 22/11/2022 đến hết ngày 22/12/2022).

- Nội dung: điều tra hiện trạng chăn nuôi, thú y tại cơ sở; sử dụng kháng sinh trong cơ sở chăn nuôi; thực hiện quy trình chăn nuôi, chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh gặp trên gia súc, gia cầm; chăm sóc thú cưng tại cơ sở.

Trong quá trình thực tập các sinh viên đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các chủ trang trại chăn nuôi, đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật của trại đã hướng dẫn tận tình, tạo cơ hội để sinh viên được tiếp cận với kiến thức thực tế và rèn tay nghề của bản thân cũng như ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong làm việc. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực tập là nghiêm túc, vì các sinh viên cho rằng quá trình thực tập sẽ giúp sinh viên hoàn thiện kiến thức chuyên môn, củng cố các mối quan hệ và nâng cao kỹ năng giáo tiếp, va chạm với thực tế nghề nghiệp. 100% các đơn vị thực tập đều tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập tại đơn vị mình. Vì vậy, kết thức đợt thực tập các sinh viên không những củng cố các kiến thức, kỹ năng tay nghề mà còn rèn luyện tác phong làm việc và các kỹ năng mềm cần thiết khi ra trường đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

Một số hình ảnh minh họa:

 

Sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm

Mổ khám và tư vấn dùng thuốc phòng, trị bệnh

Chăm sóc thú cưng

 

ThS. Đào Thị Xuân - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Mon, 19 Dec 2022 23:59:30 +0000
THỰC HÀNH CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH PARVOVIRUS TRÊN CHÓ http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2076:th-c-hanh-ch-n-doan-di-u-tr-b-nh-paro-virus-tren-cho&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2076:th-c-hanh-ch-n-doan-di-u-tr-b-nh-paro-virus-tren-cho&catid=90&Itemid=490

Bệnh Parvo ở chó là bệnh do Parvovirus gây ra, hay bệnh viêm ruột truyền nhiễm do virus. Đây là căn bệnh “cực kỳ nguy hiểm”, đặc biệt với các chú chó con và chó chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Bệnh lây lan nhanh chóng và có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời. Tỉ lệ chết cao từ 80-100%. Để tăng tỷ lệ sống cần phát hiện bệnh sớm và cần sự can thiệp kịp thời để việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Triệu chứng để chẩn đoán bệnh Parvo: Chó bị mắc bệnh parvo thường dưới 1 tuổi hoặc chó chưa được tiêm phòng đầy đủ. Chó có một số hoặc tất cả những biểu hiện sau: sốt, nôn mửa, bỏ ăn, phân lỏng, có máu và có mùi rất tanh, mệt mỏi ít chơi hoặc không chơi mà chỉ nằm 1 chỗ.

Chó 2 tháng tuổi bị Parvo     

Phân chó bị Parvo virus 

Test nhanh dương tính với Parvo    

Phòng bệnh: Phòng bệnh Parvo ở chó bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Bổ sung thêm dịnh dưỡng, các thành phần lợi khuẩn giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh để tăng đề kháng. Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh. Cách ly chó ốm, không cho tiếp xúc với những con chó khỏe mạnh. Định kỳ tiêm phòng vaccine cho chó. Tiêm vaccine lần đầu khi chó đạt 6-7 tuần tuổi, nhắc lại 3-4 tuần và định kỳ tái chủng 1 năm 1 lần.

Phương pháp điều trị: Hiện nay bệnh parvo virus chưa có thuốc đặc trị mà chỉ hỗ trợ điều trị giúp tăng cường sức đề kháng để tự đào thải virus ra ngoài.

+ Kịp thời bổ sung nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng kế phát.

+ Cách ly con vật ốm để nơi sạch sẽ, thoáng mát, cung cấp đủ nước uống và đặc biệt tránh cho chó uống phải nước bẩn.

+ Tiêm truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý 0,9%, Ringer lactac, glucozo 5% …

  

Vacxin 7 bệnh Nobivac của Hà Lan   

 Tiêm truyền tĩnh mạch cho chó mắc bệnh

                                                            ThS. Phạm Thị Lan - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Sun, 20 Nov 2022 17:52:15 +0000
KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP THAM GIA HỘI THI THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TỰ LÀM TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII NĂM 2022 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2054:khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-tham-gia-h-i-thi-thi-t-b-dao-t-o-t-lam-toan-qu-c-l-n-th-vii-nam-2022&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2054:khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-tham-gia-h-i-thi-thi-t-b-dao-t-o-t-lam-toan-qu-c-l-n-th-vii-nam-2022&catid=90&Itemid=490

Từ ngày 10-1410/2022, tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã tổ chức lễ Khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022. Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc tham dự 04 mô hình thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp; Điện - Điện tử; Công nghệ thông tin và Cơ khí.

Khoa Kỹ thuật nông nghiệp tham gia với Mô hình chuồng nuôi gà trên nền chất đệm lót cố định, là mô hình thực hành ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ gồm có các trang thiết bị, dụng cụ chuồng trại hiện đại, được tích hợp các cảm biến và các thiết bị đo lường do vậy mô hình có nguyên lý hoạt động, cấu tạo, vận hành an toàn và chính xác, sử dụng phù hợp với thực tế sản xuất, dùng để giảng dạy các nội dung về thiết kế chuồng trại, sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuồng trại … cho các hệ thuộc chuyên ngành Chăn nuôi thú y mà nhà trường đang đào tạo. Mô hình hoàn toàn tự động và tích hợp hệ thống quản lý trên Smartphone thông qua hệ thống thông tin do đó dễ dàng quản lý, độ chính xác cao, giảm nhân công lao động. Bên cạnh đó mô hình sử dụng hệ thống khai thác nguồn năng lượng tái tạo để cấp điện cho chuồng nuôi nên giảm chi phí sản xuất đảm bảo tính bền vững và thân thiện môi trường.

Với nhưng tính năng và ứng dụng, mô hình Chuồng nuôi gà trên nền chất đệm lót cố định của Khoa Kỹ thuật nông nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc được Hội đồng giám khảo đánh giá cao – kết quả mô hình đạt giải Nhì. Kết quả này đã tạo nên phong trào nghiên cứu sâu rộng trong công tác thiết kế, chế tạo, cải tiến trang thiết bị đào tạo, phục vụ cho công tác giảng dạy của Khoa; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường; qua đó phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ nhà giáo trong thiết kế, chế tạo thiết bị đào tạo.

Để nâng cao, tối ưu hóa hoạt động của mô hình, nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu, cải tiến theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mở rộng thêm các thiết bị ngoại vi khác và có khả năng mở rộng theo yêu cầu thực tế, cũng như phát triển của chương trình đào tạo và giảm chi phí sản xuất.

Một số hình ảnh:

 

Nhóm tác giả thiết kế, lắp đặt mô hình chuồng nuôi gà trên nền chất đệm lót cố định.

‘‘Mô hình chuồng nuôi gà trên nền chất đệm lót cố định’’ được ban giám khảo đánh giá cao với ứng dụng sáng tạo vào trong giảng dạy.

Nhóm tác giả nhận giải Nhì của Ban tổ chức cuộc thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII, năm 2022.

Đào Thị Xuân - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Thu, 20 Oct 2022 20:07:56 +0000
THIẾT KẾ MÔ HÌNH GIẢNG DẠY, HỌC TẬP NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y TẠI KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1965:thi-t-k-mo-hinh-gi-ng-d-y-h-c-t-p-nganh-chan-nuoi-thu-y-t-i-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1965:thi-t-k-mo-hinh-gi-ng-d-y-h-c-t-p-nganh-chan-nuoi-thu-y-t-i-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490

Chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín (là phương thức chăn nuôi được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Đặc biệt ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp ... Hiện nay, ở nước ta đa phần bà con đều sử dụng cách chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín. Với kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kínthì điều quan trọng nhất chính là việc thiết kế kiểu chuồng.

Trong quá trình dạy và học yêu cầu đặt ra là sau khi tốt nghiệp ra trường người học áp dụng được những kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tế công việc mình đang làm, đang phụ trách. Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lục chuyên ngàng Chăn nuôi thú y, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tập thể giảng viên trong khoa Kỹ thuật nông nghiệp, khoa Điện – Điện tử, đã thiết kế, chế tạo “Mô hình chuồng nuôi gà trên nền chất đệm lót cố định” đây là mô hình phục vụ giảng dạy tại khoa Kỹ thuật nông nghiệp.

- Mô hình chuồng nuôi gà trên nền chất đệm lót cố định là mô hình thực hành ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ gồm có các trang thiết bị, dụng cụ chuồng trại hiện đại, cách bố trí các mô đun trên mô hình theo từng bài học, rất hợp lý, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với chương trình đào tạo.

- Mô hình được tích hợp các cảm biến và các thiết bị đo lường do vậy mô hình có nguyên lý hoạt động, cấu tạo, vận hành an toàn và chính xác, sử dụng phù hợp với thực tế sản xuất, dùng để giảng dạy các nội dung về thiết kế chuồng trại, sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuồng trại … cho các hệ thuộc chuyên ngành Chăn nuôi thú y.

- Mô hình được thiết kế thành một khối, do vậy giáo viên dễ dàng giúp người học hình dung tổng quát được nội dung của chương trình mô đun/ học phần.

- Điểm nổi bật của mô hình này là chuồng nuôi được xây dựng độc lập với môi trường bên ngoài nhằm tạo môi trường không khí trong lành để phòng, chống dịch bệnh cho gà. Tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, cung cấp thức ăn, nước uống do sử dụng hệ thống cảm biến để điều khiển các thiết bị điện như: Động cơ, bóng đèn, quạt điện…Vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa.

- HSSV được thực hành trực tiếp trên mô hình:

+ Công tác chuẩn bị chuồng trại, thiết bị, dụng cụ trước mỗi lứa nuôi gà;

+ Thực hành lắp ráp và cài đặt các thông số theo yêu cầu trên mô hình;

+ Vận hành hệ thống chuồng;

+ Vận dụng vào thực tế tại các trang trại để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Một số hình ảnh minh họa:

 

Mô hình chuồng nuôi gà trên nền chất đệm lót cố định

Phạm Thanh Vũ - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Fri, 17 Jun 2022 00:51:25 +0000
SINH VIÊN NGÀNH DVTY THAM GIA CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1960:sinh-vien-nganh-dvty-tham-gia-cong-tac-tiem-phong-gia-suc-gia-c-m-tren-d-a-ban-t-nh-vinh-phuc&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1960:sinh-vien-nganh-dvty-tham-gia-cong-tac-tiem-phong-gia-suc-gia-c-m-tren-d-a-ban-t-nh-vinh-phuc&catid=90&Itemid=490

Căn cứ chương trình và Kế hoạch đào tạo hệ cao đẳng ngành Dịch vụ thú y năm học 2021 - 2022; Thực hiện Kế hoạch đào tạo học phần Thực tập Bệnh truyền nhiễm lớp cao đẳng DVTY K12;

Căn cứ văn bản số 146/CTPH/CĐKTKT-CCTY ngày 03/9/2013 của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc về chương trình phối hợp đào tạo; Công văn số 103/CCCN&TY ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc về việc phân công sinh viên thực tập giáo trình tại các Trạm Chăn nuôi & Thú y như sau:

- Nội dung: Tập huấn kỹ thuật tiêm vacxin cho gia súc, gia cầm; Thực hiện tiêm vacxin cho gia súc, gia cầm; Tìm hiểu công tác tổ chức đợt tiêm phòng và công tác vệ sinh phòng bệnh tại xã, phường; Thực hiện công tác chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm tại các xã được phân công

- Địa điểm:

+ Huyện Tam Dương tại xã An Hoà, Thanh Vân, Đạo Tú;

+ Huyện Sông Lô tại xã Tam Sơn;

+ Huyện Lập Thạch tại xã Sơn Đông; Quang Sơn

+ Huyện Yên Lạc tại xã Trung Hà, Hồng Châu, Liên Châu;

+ Huyện Tam Đảo tại xã Hồ Sơn.

- Thời gian thực tập: 03 tuần (từ 09/5/2022 đến hết ngày 29/05/2022).

Trong quá trình thực tập các sinh viên đã được nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí cán bộ Chi cục Chăn nuôi & Thú y, đặc biệt các cán bộ thú y xã đã tạo cơ hội để sinh viên được tiếp cận với kiến thức thực tế và rèn tay nghề cũng như ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong làm việc.

Kết thúc đợt thực tập, khoa Kỹ thuật nông nghiệp phối hợp với các trạm Chăn nuôi & Thú y các huyện, thú y viên các xã đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp, công tác tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực tập của từng sinh viên trên các mặt như: kiến thức chuyên môn, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật và khả năng giao tiếp, ứng xử khi ở cơ sở. Kết quả 100% sinh viên thực hiện đúng các yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và gia súc khi tiêm phòng.

Một số hình ảnh trong đợt thực tập:

Sử dụng vác xin cho gia cầm

Tiêm vác xin phòng bệnh cho gia súc

Tiêm vác xin phòng bệnh cho chó

ThS. Đào Thị Xuân - Khoa Kỹ thuật nông nghiệp

 

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Mon, 06 Jun 2022 17:52:41 +0000
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH LIÊN CHI ĐOÀN KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP LẦN THỨ VII, NHIỆM KỲ 2022 - 2024 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1921:d-i-h-i-d-i-bi-u-doan-tncs-h-chi-minh-lien-chi-doan-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-l-n-th-vii-nhi-m-ky-2022-2024&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1921:d-i-h-i-d-i-bi-u-doan-tncs-h-chi-minh-lien-chi-doan-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p-l-n-th-vii-nhi-m-ky-2022-2024&catid=90&Itemid=490

Thực hiện kế hoạch số 30-KH/ĐTr, ngày 28/2/2022 về việc Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường CĐ KT - KT Vĩnh Phúc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2024. Ngày 2/4/2024, Liên chi đoàn khoa Kỹ thuật nông nghiệp long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên chi đoàn lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Đại hội tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2019 - 2022 đồng thời xây dựng phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới và bầu ra BCH Liên chi Đoàn khóa mới dẫn dắt tổ chức công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn 2022 - 2024.

Đến dự và chỉ đạo Đại hội, về phía Đoàn trường có sự tham dự của đồng chí Tạ Quang Duy - Đảng ủy viên - Bí thư Đoàn trường, về phía khoa Kỹ thuật nông nghiệp có đồng chí Phạm Thanh Vũ - Bí thư chi bộ - Trưởng khoa kỹ thuật nông nghiệp; đồng chí Trần Quang Ngát Phó bí thư chi bộ, các giáo viên chủ nhiệm các lớp. Đặc biệt là 27 ĐVTN là đại biểu chính thức được bầu chọn từ các Chi đoàn trực thuộc Liên chi Đoàn Khoa Kỹ thuật nông nghiệp tham dự đại hội.

Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban thường vụ Đoàn trường; đồng thời được sự quan tâm ủng hộ và phối hợp của các tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cùng sự cố gắng nỗ lực của ĐVTN trong toàn khoa, Liên chi đoàn khoa đã phát triển lớn mạnh các phong trào thi đua, đoàn kết, tập hợp và giáo dục ĐVTN, xây dựng củng cố tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp.

Sau thời gian làm việc rất khẩn trương và nghiêm túc, Đại hội đã bầu ra được BCH LCĐ khoa Kỹ thuật nông nghiệp Khóa VII, nhiệm kỳ 2022-2024 gồm 05 đồng chí:

1. Đ/c Đào Thị Xuân

2. Đ/c Hoàng Văn Hiệp

3. Đ/c Trương Thị Như Quỳnh

4. Đ/c Vương Tuấn Anh

5. Đ/c Lại Thị Thu

Đại hội cũng đã bầu ra được 05 đồng chí đại biểu chính thức và 01 đồng chí là đại biểu dự khuyết đại diện cho Liên chi đoàn khoa Kỹ thuật nông nghiệp tham dự Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc lần thứ XII diễn ra vào tháng 5/2022.

Một số hình ảnh của đại hội:

Đ/c Đào Thị Xuân - Bí thư Liên chi đoàn khóa VI phát biểu khai mạc đại hội 

Thầy Phạm Thanh Vũ - Bí thư chi bộ, Trưởng khoa KTNN tặng hoachúc mừng Đại hội

Đồng chí Tạ Quang Duy - Bí thư Đoàn trường tặng hoa chúc mừng Đại hội

Các đại biểu bỏ phiếu bầu BCH LCĐ khoa KTNN khóa VII

BCH LCĐ khóa VII nhiệm kỳ 2022 - 2024 ra mắt Đại hội

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng BCH LCĐ khoa KTNN khóa VII

Đồng chí Tạ Quang Duy- Bí thư Đoàn trường trao giải cho lớp DVTYK13 trong cuộc thi Video Clip vói chủ đề ‘‘Đoàn trong trái tim tôi’’

Đào Thị Xuân - Bí thư LCĐ khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Wed, 13 Apr 2022 17:40:26 +0000
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIÁO VIÊN KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1896:cong-tac-nghien-c-u-khoa-h-c-c-a-giao-vien-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490 http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1896:cong-tac-nghien-c-u-khoa-h-c-c-a-giao-vien-khoa-k-thu-t-nong-nghi-p&catid=90&Itemid=490

Cùng với hoạt động giảng dạy thì Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ không thể thiếu của giáo viên ở cơ sở Giáo dục nghề nghiệp. Giảng dạy và Nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược, hai hoạt động có mối quan hệ gắn bó hữu cơ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Tham gia Nghiên cứu khoa học sẽ giúp giáo viên củng cố kiến thức chuyên môn, lựa chọn thông tin, kiến thức, bổ sung thêm lượng kiến thức mới để hoàn thiện những kiến thức của mình từ kiến thức chuyên ngành khác.

Nghiên cứu khoa học cũng giúp giáo viên có điều kiện đào sâu, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình, mặt khác có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác.

Tham gia Nghiên cứu khoa học góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giáo viên, đồng thời hình thành ở giáo viên phẩm chất của nhà khoa học. Giúp giáo viên tìm hiểu, cập nhật những thông tin, kiến thức mới, bổ trợ cho bài giảng của mình sinh động hơn, làm cho bài giảng có tính thời sự, tính khoa học và tính thực tiễn cũng như tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Đối với giáo viên trẻ, nghiên cứu khoa học sẽ làm cho họ trưởng thành nhanh chóng, góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Khoa, Nhà trường...

Vì vậy, giáo viên trong khoa đã có nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sáng tạo cấp trường như: Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt CV super M3 thương phẩm nuôi nhốt bằng thức ăn tự phối trộn tại trại thí nghiệm thực hành – Trường cao đẳng KT-KT Vĩnh Phúc; Khả năng sản xuất của 2 dòng ngan V71, V72 nuôi khô tại Yên Lạc - Vĩnh Phúc; Nghiên cứu công thức phối hợp và đánh giá hiệu quả của dầu gội đầu hữu cơ từ các loại thảo dược tự nhiên; Đánh giá khả năng sinh trưởng của ngựa bạch nuôi nhốt tại trại thí nghiệm thực hành - Trường cao đẳng Kinh tế - kỹ thụât Vĩnh Phúc; Thiết kế chế tạo mô hình chuồng nuôi gà - tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022Mỗi công trình Nghiên cứu khoa học là một lần thương hiệu và uy tín của Khoa được thể hiện.

 Nghiệm thu đề tài Nghiên cứu công thức phối hợp và đánh giá hiệu quả của dầu gội đầu hữu cơ từ các loại thảo dược tự nhiên

Báo cáo kết quả đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2021

 

Thuyết minh mô hình tham gia Hội thi thiết bị tự làm tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

ThS. Đào Thị Xuân - Khoa KTNN

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Kỹ thuật nông nghiệp Thu, 17 Mar 2022 07:15:41 +0000